Yêu nữ thích hàng hiệu


Tôi không bất ngờ khi hai phút rưỡi sau Stef xuất hiện cùng cô trợ lý thậm ngu của mình, kéo thêm hai nhân vật mượn tạm - một trợ lý thời trang và James- tất cả đều mắt mũi lấm lét và khuân các thùng ngoại cỡ đan bằng liễu gai . Họ đứng vơ vẩn trước bàn tôi trước khi Miranda khẽ gật đầu gọi vào . Do Miranda không có vẻ muốn rời phòng mình, họ phải khuân tất cả những giá treo và các thùng đựng giày và phụ kiện đầy ngập đến trước mặt bà.
Khi nhóm làm phụ kiện xếp các thứ thành hàng lối ngay ngắn trên thảm để Miranda tổng duyệt, văn phòng của bà trông như một chợ phiên ở Ba Tư - dĩ nhiên có hơi hướng Madison Avenue hơn. Một biên tập viên trình cho bà xem chiếc thắt lưng da rắn giá 2.000 dollar, một người khác đưa chiếc xắc lớn của Kelly. Người thứ ba giới thiệu áo dài Fendi, trong khi người thứ tư ca tụng các ưu điểm của nhung the. Trong vòng ba mươi giây và mặc cho mấy đồ còn thiếu, Stef đã tập hợp một bộ phụ kiện gần như hoàn hảo để tổng duyệt. Những gì thiếu bổ khuyết bằng hàng của những lần chụp ảnh trước, họ giải thích cho Miranda là không những gần giống mà còn tốt hơn. Tất cả bọn họ đều là bậc thầy trong lĩnh vực của mình, nhưng Miranda còn hơn họ một cái đầu. Bà đóng vai một khách hàng kiệm lời, lạnh lùng ngắm từ quầy này sang quầy khác, không khen một câu giả tạo lấy lệ. Rốt cuộc, ơn Chúa, khi hạ quyết định rồi thì bà chỉ tay và ra lệnh , còn các biên tập viên gật đầu kính cẩn ("Đúng đấy, chọn quá tuyệt vời," Ôi, tất nhiên lý tưởng"). Rồi họ gói mọi thứ lại và chuồn thật nhanh về phòng mình trước khi Miranda thay đổi ý kiến.
Toàn bộ cuộc thẩm định căng thẳng chỉ kéo dài vài phút, nhưng sau đó thì nỗi kinh hoàng trong tất cả chúng tôi nhường chỗ cho sự mệt mỏi. Sáng nay Miranda đã thông báo là khoảng bốn giờ chiều bà sẽ về nhà để chơi với hai đứa sinh đôi vài tiếng trước lúc đi xa. Vậy là tôi cắt buổi họp chính, khiến tất cả thở phào. Đúng bốn giờ kém hai phút bà bắt đầu xếp đồ đạc - không có gì vất vả, vì những gì quan trọng và nặng nề thì tôi sẽ cho chở đến nhà bà tối nay, kịp trước giờ khởi hành. Nói cho cùng thì bà chẳng phải làm gì khác ngoài việc đút chiếc ví Gucci và điện thoại di động Motorola và túi Fendi luôn bị bà sử dụng sai mục đích. Mấy tuần gần đây Cassidy đã lấy chiếc túi 10.000 dollar này làm cặp đi học, kết quả là nhiều viên cườm và một quai túi bị tong. Sau đó chiếc túi đậu tên bàn tôi" theo lệnh Miranda tôi phải đem chữa hay quẳng đi nếu không chữa được. Tôi ngoan cường chống lại sự cám dỗ để đừng kể với bà là nó hỏng rồi và lấy làm của riêng. Thay vào đó tôi vừa tìm ra một hiệu sửa đồ da và nhờ chữa với gía 25 dollar bèo bọt.
Đợi bà ta ra khỏi, bất giác tôi với tay tới điện thoại để khóc than cho ngày hôm nay với Alex. Nhấn được nửa hàng số thì tôi nhớ lại những gì chúng tôi đã thỏa thuận với nhau. Hôm nay là ngày đầu tiên từ ba năm nay chúng tôi không chuyện trò cùng nhau. Tôi ngồi đó, tay cầm ống nghe, mắt nhìn email anh gửi hôm trước, kết thúc với "Em yêu". Tôi tự hỏi , liệu mình có phạm lỗi lớn khi đồng ý nghỉ lấy hơi hay không. Rồi tôi nhấn số lần nữa để nói với anh là chúng tôi lên nó chuyện với nhau lần nữa và tìm ra những gì trục trặc - và tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm phần mình cho sự xuống dốc từ từ trong quan hệ hai người. Xong trước khi đầu kia đổ chuông thì Stef đã đến trước bàn tôi, sau khi hoàn tất cuộc tổng duyệt chớp nhoáng, nay cầm trong tay kế hoạch về phụ kiện cho chiến dịch ở Paris. Bây giờ phải bàn bạc kỹ về giày và túi, thắt lưng và trang sức, tất và kính râm. Tôi đặt máy xuống và cố lắng nghe các hướng dẫn của cô .
Bảy tiếng đồng hồ ngồi tầng giữa trên máy bay, thêm vào đó là bộ cánh bao gồm quần da bó cứng, xăng đan mở buộc dây, Blazer và áo quây, chắc phải là cuộc du lịch xuống địa ngục. Nhưng không. Bảy tiếng trên không là thời gian thư thái nhất mà tôi từng biết. Sau khi Miranda và tôi cùng lúc bay đến Paris trên hai đường khác nhau - Miranda từ Milan và tôi từ New York - đột nhiên tôi rơi vào tình trạng hi hữu : bảy giờ liền, cả một ngày, bà ấy không gọi tôi được, và cũng không phải lỗi tại tôi.
Vì những lý do mà chính tôi không hiểu nổi, khi nghe kể về chuyến đi bố mẹ tôi không có vẻ vui mừng như tôi nghĩ.
"Ồ, thế à"? Mẹ tôi hỏi với kiểu rất riêng, hứa hẹn nhiều ẩn ý xa xôi hơn những chữ nói ra. "Đúng lúc này con đi Paris à?"
"Mẹ nói đúng lúc này nghĩa là gì?"
"À, thời điểm này để đi Châu Âu nghe chừng không lý tưởng lắm, thế thôi" bà nói mập mờ, song tôi nghe thấy lời trách cứ của bà mẹ Do Thái chất chứa đằng sau.
"Sao lại thế ạ? Bao giờ là lý tưởng?"
"Con đừng bực mình Andy. Đã mấy tháng nay con không về nhà rồi. Bố mẹ không trách con, vì bố mẹ biết công việc của con nhọc nhằn ra sao. Nhưng con có muốn nhìn mặt cháu không? Nó đã mấy tháng tuổi rồi đấy, mà con vẫn chưa thấy mặt mũi nó ra sao"

"Mẹ ơi, đừng để con cảm thấy có lỗi. Con thèm thấy Isaac đến chết đi được, nhưng dạo này không đi đâu được, mẹ biết rồi đấy..."
"Bố mẹ đã nói là cho con tiền vé đi Houston, đúng không?"
"Vâng! Bố mẹ nói đến một nghìn lần rồi. Con biết, và con cám ơn mẹ, nhưng đây không phải chuyện tiền nong. Con không rời công việc ra được một phút, bây giờ Emily lại nghỉ nữa. Không thể bỗng dưng đứng dậy mà đi được , ngay cả vào cuối tuần. Mẹ thử tưởng tượng là con bay suốt dọc nước Mỹ để rồi lại bay về ngay, chỉ vì Miranda sáng thứ bảy sai con đi lấy đồ giặt là, như thế có được hay không?"
"Tất nhiên không, Andy mẹ chỉ nghĩ, à, bố mẹ nghĩ trong mấy tuần tới con có thể đến thăm anh chị, vì Miranda không ở văn phòng. Nếu thế thì bố mẹ cũng đến cùng luôn. Nhưng đúng lúc này con lại đi Paris.
Nghe giọng thì biết bà nghĩ gì khi nói câu ấy ra miệng. "Nhưng đúng lúc này con lại đi Paris" cũng có nghĩa là " Sướng nhỉ, cô bay đi Châu Âu, còn đếm xỉa gì đến nghĩa vụ gia đình nữa"
" Mẹ, con giải thích lần cuối cùng và không muốn nhắc lại nữa: con không đi nghỉ mát. Không phải con thích chọn đi Paris còn hơn gặp cháu. Đây không phải do con quyết định, chắc bố mẹ cũng hiểu ngay cả khi không muốn hiểu. Chuyện rất đơn giản: ba hôm nữa con bay đi Paris một tuần với Miranda, hoặc là bị đuổi việc. Mẹ có thấy cách nào khác không? Nếu thấy thì cho con biết"
Mẹ tôi lặng người mất một lát và nói: " Không, tất nhiên không, con gái của mẹ à. Con biết là bố mẹ hiểu con mẹ chỉ mong, à, mong con vui vẻ trong mọi chuyện."
"Thế nghĩa là gì?" Tôi hỏi sẵng.
"Không có gì, không có gì," bà vội nói. " Mẹ không nói gì ngoại trừ là bố mẹ chỉ lo sao con sao con khỏe mạnh , vui vẻ. Hình như, à, dạo này con tự tạo nhiều áp lực cho mình. Mọi việc ổn cả không?"
Tôi dịu giọng khi thấy bà cố tỏ ra quan tâm. "Vâng, mẹ ơi, mọi việc ổn cả. Con cũng không sung sướng gì khi đi Paris, mẹ biết rồi mà. Đó sẽ l2 một tuần địa ngục, từ sang sớm đến tối mịt . Nhưng năm làm việc của con sắp xong, sau đó là có thể xoa tay bỏ mọi thứ sau lưng được rồi."
"Mẹ biết, con gái yêu ạ. Mẹ biết là con có một năm vất vả. Mẹ cũng mong là kết quả xứng đáng với công sức con bỏ ra. Vậy thôi"

"Vâng con cũng thế"
Chúng tôi đặt máy trong sự đồng cảm, tuy rằng tôi không bỏ được cảm giác là bố mẹ thất vọng vì tôi.
Nơi lấy hành lý ở Paris là một cơn ác mộng, nhưng qua khỏi cửa hải quan là tôi thấy ngay một tài xế ăn mặc lịch sự, tay vung tấm biển đề tên tôi, và vừa đóng cửa xe là anh ta đưa tôi một chiếc điện thoại di động.
" Bà Priestly nhắn là chị gọi ngay cho bà khi xuống đến sân bay. Tôi đã tự cho phép mình ghi nhớ số điện thoại khách sạn vào nút gọi nhanh. Bà ấy ở phòng Coco Chanel"
" À vâng, okay, cám ơn anh, thế thì tôi gọi điện luôn nhé," tôi nói như thừa. Trước khi tôi kịp nhấn nút gọi nhanh thì điện thoại đã réo chuông và bật sang đỏ. Không có lái xe và ánh mắt suốt ruột của anh ta thì tôi đã tắt chuông và lờ đi mấy giây, nhưng tôi không tránh được cảm giác là anh ta được cử giám sát mình. Có gì đó trong vẻ mặt anh cảnh báo là sẽ không hay ho gì cho tôi nếu không bắt điện thoại.
"Alô, Andrea Sachs đây," tôi nói rất chuyên nghiệp như vốn có thể, đồng thời tự cách với mình, liệu có thể ai ngoài Miranda.
" Aan-dree-aa! Đồng hồ đeo tay của chị đang chỉ mấy giờ ?"
Đây là câu bẫy à? Câu tiếp theo sẽ là trách tôi đến chậm?
" À để tôi xe. Bây giờ là 5 giờ 15 sáng, nhưng tất nhiên tôi chưa chỉnh lại giờ Paris. Nghĩa là thật ra đã 11 giờ 15 mới đúng" Tôi vui vẻ nói, hy vọng là đã bắt đầu tử tế cuộc tò chuyện thứ nhất trong tuần lễ lê thê sắp tới.
" Cám ơn chị về bài tường thuật dài dòng, Aan-dree-aa. Cho phép tôi được hỏi, chính xác là chị đã làm gì trong ba mươi lăm phút vừa rồi?"

" Vâng, Miranda, máy bay xuống chậm mấy phút, sau đó tôi còn phải..."
" Tôi đọc trong tờ chương trình mà chị viết cho tôi là máy bay của chị xuống lúc 10 giờ 35 sáng"
" Vâng, theo đúng chương trình thì thế, nhưng bà thấy đấy..."
" Tôi không cần chị dạy mình thấy gì , Aan-dree-aa. Dứt khoát đó là cách l;àm việc không thể chấp nhận được trong tuần tới chị đã hiểu tôi chưa?"
"Vâng, tất nhiên. Tôi xin lỗi" Tim tôi có lẽ đập đến một triệu một phút, và tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên vì xấu hổ. Xấu hổ vì người ta nói với tôi bằng cái giọng ấy, nhưng còn xấu hổ hơn khi tôi phải chấp nhận cho người ta đối xử với tôi như thế. Tôi vừa xin lỗi -thực sự- là đã không làm cho chuyến bay quốc tế hạ cánh đúng giờ, đã thế còn dốt nát đến nỗi không đi thẳng tuột qua cửa hải quan Pháp.
Tôi áp mặt vào cửa kính xe nhìn ra cuộc sống hối hả trên đường phố Paris. Phụ nữ ở đây có vẻ cao hơn, nói chung ai cũng ăn mặc đẹp, thon thả và dáng điệu quý phái. Không phải lần đầu tiên tôi tới Paris, nhưng nhìn từ ghế sau chiếc Limousine sang trọng, các cửa hiệu nho nhỏ và quán quán cà phê vỉa hè gây ấn tượng khác hẳn như hồi còn vác ba lô du lịch và trọ ở khu phố xa trung tâm. Cũng thích đấy chứ , tôi nghĩ bụng. Lái xe quay lại chỉ cho tôi chỗ để mấy chai nước, nếu tôi cần.
Xe đỗ trước cửa khách sạn, một người đàn ông lịch thiệp( tôi đoán là mặc complê may đo) chạy ra mở cửa cho tôi.
" Chị Sachs, rất hân hạnh là rốt cuộc được thấy mặt chị. Tôi là Gerard Renaud." Giọng ông nhẹ nhàng và đáng tin cậy. Mái tóc bạch kim và những nếp nhăn sâu trên khuôn mặt cho thấy ông lớn tuổi hơn tôi vẫn đoán khi gọi điện cho lễ tân.
" Ông Renaud, rất vui mừng có ngày được gặp mặt ông!" Bất chợt tôi chỉ mong được lăn ra một chiếc giường êm ái và ngủ cho qua cơn mệt mỏi vì lệch giờ, nhưng Renaud đã nhanh chóng làm tôi tỉnh mộng.
" Chị Andrea. Tôi sợ là chị chưa có thì giờ nhận phòng riêng đâu. Bà Priestly muốn gặp chị tại phòng mình, ngay lập tức. Mặt ông hiện rõ vẻ hối lỗi, trong một thoáng tôi thương hại ông hơn cả chính mình. Rõ ràng ông không vui vẻ gì khi phải làm một người đem tin.
"Chó chết" tôi làu bàu, không nhận ra được ngay đã làm ông Renaud khó xử. Tôi nở nụ cười thân thiện và bắt đầu lại. "Xin ông thứ lỗi, tôi vừa bay một chuyến dài kinh khủng, Ông cho tôi biết tìm Miranda ở đâu được không ạ?"
"Nhất định rồi thưa chị. Bà ấy đang ở phòng mình, tôi có ấn tượng là bà rất vội muốn được tiếp chị". Tôi liếc qua Renaud và có cảm giác là ông hơi nhướn mày; trong điện thoại ông gây ấn tượng cực kỳ chỉn chu, nhưng bây giờ tôi thấy ngờ ngợ. Tất nhiên là ông quá chuyên nghiệp để không lộ ra điều gì bất lợi, lại càng không lỡ miệng bao giờ. Nhưng tôi đoán là đối với ông, Miranda cũng đáng ghét như đối với tôi vậy. Không phải là tôi có chứng cứ nào trong tay, song đơn giản là lấy đâu ra một người nào mà không ghét bà ta.
Thang máy mở ra, ông Renaud mỉm cười đưa tôi vào. Ông nói tiếng Pháp với người phục vụ đưa tôi lên tần rồi chia tay. Người phục vụ dẫn tôi đến phòng của Miranda rồi biến vội sau khi gõ cửa, để mặc tôi một mình đương đầu với Miranda.

Tôi hơi ngạc nhiên khi Miranda tự ra mở cửa. Trong mười một tháng trời đi ra đi vào ở nhà bà, tôi chư thấy bà động chân động tay làm bất cứ việc gì - kể cả những cử động đơn giản như trả lời điện thoại, lấy áo trong tủ ra hay tự rót cho mình cốc nước. Tựa như bà đã theo đạo Do Thái chính thống và ngày nào cũng là Shabbat, còn tôi, tất nhiên, là đứa hầu trong ngày lễ ấy.
Một cô gái xinh xắn mang đồng phục mở cửa và đưa tôi vào phòng, mắt cô rưng rưng buồn bã và nhìn cắm xuống sàn.
"Aan-dree-aa!" Có tiếng gọi từ đâu đó vọng ra trong phòng khách lộng lẫy nhất mà tôi từng thấy trong đời. "Aa-drea-aa, bộ Chanel của tôi phải đem ủi gấp vào tối nay. Đồ gửi máy bay hỏng hết cả. Cứ tưởng nhân viên Concorde phải biết vận chuyển hành lý tử tế chứ, đồ đạc của tôi trông khiếp quá. Xong việc thì chị gọi cho trường Horace Mann xem hai đứa bé có đi học đúng giờ không. Từ giờ trở đi sang nào chị cũng làm việc ấy - tôi không tin con bé Annabelle. Mỗi tối chị nói chuyện với Cassidy và Caroline và lập danh mục tất cả bài tập về nhà và bài kiểm tra. Mỗi sang, trước giờ ăn sang tôi muốn có báo cáo viết. À, gọi điện ngay cho thượng nghị sĩ Schumer, rất khẩn. Cuối cùng thì tôi muốn chị gặp thằng cha Renaud ngu xuẩn, nói với hắn là trong thời gian tôi ở đây tôi cần nhân viên có trình độ, nếu đòi hỏi đó cao quá thì tôi tin là ông giám đốc khách sạn sẽ phải nhảy vào. Con bé đần độn mà họ gửi đến đây có vấn đề về tâm thần ."
Tôi nhìn sang cô gái đáng thươg run rẩy đứng gần cửa như con chuột bị dồn vào góc nhà và cố nuốt nước mắt. Tôi đoán là cô hiểu được câu tiếng Anh vừa rồi và ném cho cô ánh nhìn than thiện nhất, nhưng cô vẫn tiếp tục run lẩy bẩy. Tôi nhìn quanh phòng và cố nhớ hết những việc Miranda bắn ra như sung
"Xong ngay ạ" tôi nói vu vơ về phía tiếng bà vọng ra, đâu đó sau chiếc piano cánh và mười bảy bình hoa phân tán trong khắp căn phòng to như cái nàh." Tôi quay lại ngay với những việc bà giao". Tôi nhìn lại lần nữa phòng khách hoành tráng. Không nghi ngờ gì nữa, về mặt nguy nga và xa xỉ thì nó vượt trên tất cả những gì tôi đã thấy : rèm gấm, thảm dày màu kem, khăn tơ tằm dầy phủ trên giường ngoại cỡ và những bức tượng nhỏ mạ vàng trên đế gỗ gụ đỏ. Riêng chiếc tivi màn hình mỏng và dàn stereo màu bạc tiết lộ rằng phòng này không được bàn tay bậc thầy của thế kỷ trước trang hoàng.
Tôi né người tránh cô hầu phòng đang run rẩy bước ra ngoài. Ngoài hành lang tôi gặp lại nhân viên phục vụ nhát gan. " Phiền anh chỉ phòng của tôi ở đâu được không ạ" tôi hỏi thật lịch sự như có thể, nhưng chắc anh ta nghĩ sắp bị tôi đá đít nên đi trước thật nhanh. Cách đó hai mươi mét anh ta mở một phòng không có số trên cửa.
"Đây ạ, hy vọng bà sẽ hài lòng"
Tôi vào một phòng gần như bản sao của phòng Miranda, duy nhất phòng khách bé hơn và thay vì chiếc giường ngoại cỡ là một giường đôi. Ở vị trí bàn piano là một bàn viết vĩ đại bằng gỗ gụ đỏ, kê sẵn hệ thống tổng đài điện thoại máy tính, máy in laser, máy quét và fax. Phòng ở đây rất giống nhau về trang trí xa xỉ và ấm áp.
"Thưa bà, cửa này dẫn ra hành lang riêng nối thẳng với phòng của bà Priestly" anh ta nói và định mở cửa
"Không! Rất tốt, tôi không cần xem, biết thế là đủ" tôi liếc xem phù hiệu khắc tên anh ta gắn trên ngực áo đồng phục là lượt rất cẩn thận. "Cám ơn ...Stephane," tôi thọc tay vào túi lấy tiền boa và sực nhớ là quên đổi tiền Euro và cũng không đỗ lại rút ở máy ATM nào. " Xin lỗi, tôi chỉ có dollar Mỹ, được không ạ?"
Mặt đỏ lựng, anh dài dòng kiếm lời thanh minh. "Ô, không, thưa bà, đừng bận tâm mấy chuyện vặt. Bà Priestly sẽ lo mấy chi tiết này khi rời khách sạn. Còn nếu bà cần tiền địa phương khi ra khỏi khách sạn thì tôi chỉ cho". Anh ta đi ra chiếc bàn khủng long, kéo ngăn kéo trên cùng và lấy đưa tôi một phong bì có logo chi nhánh Pháp của Runway. Trong đó là một xấp tiền Euro tương đương với 4.000 dollar và tấm thiệp của Briget Jardin, bà tổng biên tập, đồng thời là người gánh đau khổ trọng trách chính về lập kế hoạch và điều phối chuyến đi cũng như bữa tiệc của Miranda :


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui