Vạn Kiếp Phi Hoa

Chúng ta nói gì khi nói về tuổi thơ? Kí ức và kỉ niệm chẳng thể nào mất đi nếu như bạn không cho phép chúng biến mất. Chúng vẫn luôn ở đấy, nằm lộn xộn giữa đống chiến trường của thời xưa cũ hay được cất gọn gàng trên gác xép của quá khứ?

- Đi mà, đi mà anh thầy!!! Bọn nhỏ sẽ thích lắm đấy.

- Bọn nhỏ thích hay em thích? Em hết trò để chơi rồi sao?

- Anh có yêu em không?

Thiên Thành ôm ta từ phía sau, cọ cọ đầu mũi vào lưng ta nỉ non. Cái đồ Thiên Thành này, bắt ta chơi trò "anh giáo" dạy chữ trẻ con!!

Địa điểm của lớp học là mảnh vườn phía sau tiệm bánh xuân thái của bác ta. Thiên Thành đẩy lưng ta vào lớp, nói chính xác hơn là một chòi lá. Đám trẻ ngồi ngay ngắn khoanh tay trên những chiếc bàn gỗ cũ kĩ đã bị mối mọt. Mấy cậu nhóc mặt lấm lem nhọ nồi, quần áo chẳng lành lặn chút nào, chỗ thì khâu, chỗ thì vá chằng chịt. Nhìn vào những ánh mắt trong veo ấy ta thấy ta đã không sai lầm khi chấp nhận lời năn nỉ của Thiên Thành. Thiên Thành đã từng thủ thỉ với ta về đám Cây, Lá, Bông, Gió. Em ấy nói đám trẻ rất ngoan, thương cha mẹ cực khổ kiếm sống, chúng hăng hái đi bán tò he với chong chóng tre. Khi bán được đắt hàng mới dám xin cha mẹ một chút tiền để dành dụm mấy bữa là cả đám lại rủ nhau đến trước tủ kẹo kéo của bác ta xếp hàng mua kẹo. Bác ta nhìn thấy thương nên tặng mỗi đứa một que kẹo. Chúng thích lắm, cám ơn bác ta rối rít. Nhưng đến lần thứ hai, khi bác bảo từ giờ cứ đến bác cho kẹo không phải tiền nong gì thì chúng từ chối. Chúng nói cha mẹ chúng dặn "Đói cho sạch, rách cho thơm", chúng có thể nhận sự giúp đỡ của người khác đôi lần nhưng tuyệt đối không được nhận lòng tốt ấy cả đời. "Nếu bác cho bọn con kẹo miễn phí, bọn con cứ vô tư nhận lấy suốt thì hóa ra bọn con đang lợi dụng bác rồi, bác cũng phải kiếm sống mà".

Thiên Thành ôm tập giấy trắng trên tay, phát cho mỗi em một tờ. Chúng nom rất nâng niu tờ giấy, đứa hít hà mùi giấy mới, đứa đặt giấy lên mặt bàn vuốt vuốt cái nhẹ.

Thiên Thành treo chữ mà ta viết sẵn ở phủ lên mấy chiếc giá vẽ cũ.

- Anh thầy có thể bắt đầu tiết học rồi.

- Thầy biết rồi, trò Thiên Thành có thể về chỗ ngồi.

Đám trẻ đứng lên đồng thanh chào, đương nhiên là có cả bạn người yêu người thương của ta nữa, để ta xem, em sẽ học hành như thế nào?

- Ngoài giờ học, có thể thoải mái xưng hô "anh - em" với ta nhưng trong giờ học các em biết phải cư xử như thế nào rồi đấy?

- "Bán tự vi sư nhất tự vi sư".

Một bạn nhỏ phát biểu ý kiến. Ta cầm que gỗ, chắp tay sau lưng đi đi lại ra dáng "anh thầy" ghê. Ngoài Cây, Lá, Bông, Gió ta đã quen mặt, lớp học còn có thêm vài bạn nữa như Sóc, Nhím, Thỏ, Hươu, Nai,...Sơ sơ thì cũng không thể đếm trên đầu ngón tay mà phải đếm thêm trên đầu ngón chân!!

“Chim chích mà đậu cành tre

Thập trên Tứ dưới Nhất đè chữ Tâm”

Ta lấy que gỗ chỉ lên chữ "Đức", dòng Lục nói về chữ “xích” (彳) nghĩa là bước ngắn. Dòng Bát theo thứ tự từ trên xuống sẽ là bốn chữ còn lại: “thập” (十), “mục” (目), “nhất” (一), “tâm” (心)  hợp thành.

- Trò thưa thầy, tại sao lại là bước ngắn chứ không phải bước dài?

- Bước đi trong chữ đức là bước đi thong thả và chậm rãi, không phải là "Dẫn" (bước đi nhanh nhẹn) cũng không phải "Xước" (một bước bước, một bước dừng). Để có được chữ Đức thì không thể nóng vội mà phải kiên trì và nhẫn nại.

- Theo Khổng Tử, trong Đức có Tâm, có nghĩa là tấm lòng yêu thương và bao dung rộng lớn không chút vụ lợi. Người toàn đức là người hội tụ của các yếu tố: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. “Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển” (Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống).

- Là cỏ quá mềm yếu nên mới bị gió đánh bại phải không thầy?

- Nếu em là gió, hãy trở thành một cơn gió thật mạnh em sẽ chẳng phải lo cỏ có tốt hay không!

.

Quốc Tuấn đi vòng quanh lớp để xem các học trò viết chữ ra sao. Thấy trò nào cúi đầu sát mặt bàn là anh ấy nghiêm khắc gõ gõ lên bàn nhắc nhở "Ngẩng cao đầu lên".

- Trò Thiên Thành đang viết chữ gì đây. Không phải ta dạy các trò viết chữ Đức sao?

Quốc Tuấn chau mày nhưng chẳng thể tỏ ra nghiêm túc được lâu mà bụm miệng cười.

- Viết sai có bị phạt không thầy? Đám trẻ hỏi Quốc Tuấn.

- Đương nhiên sẽ bị phạt rồi. Ta sẽ lấy trò Thiên Thành ra làm gương cho mấy trò.

Quốc Tuấn ngồi xuống cạnh ta, cầm bút lông vẽ mấy vạch lên mặt ta.

- Chị Thiên Thành trông giống mèo quá. Mấy đứa trẻ nhìn ta khúc khích cười.


- Ta hỏi lại trò, đây là chữ gì?

Ta ghé tai Quốc Tuấn thì thầm: "Là tên thầy, là tên của người em yêu" rồi nhanh như chớp, lúc đám trẻ đang cắm cúi viết, ta hôn lên má anh ấy.

- Sao thầy lại đỏ mặt thế ạ?

Quốc Tuấn ngây người đi lên. Thật đáng yêu chết đi được. Chữ ấy là chữ "Tuấn".






Thế nào nhỉ, như kiểu Lạc Long Quân với Âu Cơ chia tay, người dẫn năm mươi con lên núi, người đưa năm mươi con xuống biển. Lớp học của ta sẽ chia thành hai phe, mấy cậu nhóc đi theo ta nghịch đủ trò, còn mấy cô bé sẽ theo Thiên Thành chơi mấy trò rõ là ngốc xít.

"Nu na nu nống 
Đánh trống phất cờ 
Mở cuộc thi đua 
Chân ai sạch sẽ 
Gót đỏ hồng hào 
Không bẩn tí nào 
Được vào đánh trống"

Trò chơi này khá đơn giản, những người chơi ngồi gần lại nhau, duỗi thẳng chân ra, mỗi từ trong bài đồng dao sẽ là một nhịp đánh lên chân. Đánh nhịp từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống". Chân ai gặp chữ "trống" thì sẽ co lên, ai co đủ hai chân đầu tiên sẽ về nhất.

Đương nhiên là đám con trai sẽ chẳng thích thú gì với mấy trò rất chi là "không con trai" ấy.


- Quốc Tuấn, anh với bọn nhóc đi đâu thế?

- Đi đâu còn lâu mới nói. Gió nhanh nhảu đáp.

- Làm chuyện đàn ông con trai phải làm thôi. Anh không đi lâu đâu.

Ta dẫn đám nhóc đi kiếm chạc cây để làm ná gỗ và ống tre để bắn quả cơm nguội.

...Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, 
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. 

[ ! ] Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn.

Tháng tám qua mang đi màu cốm xanh của lá cây cơm nguội, thu tới thay lớp áo vàng au rợp cả góc trời. Nhưng nhân vật chính mà ta muốn nhắc tới lại chẳng phải lá mà là quả cơm nguội màu xanh đen có vị nhàn nhạt. Ta cùng mấy cậu nhóc trèo lên cây hái những chùm quả cơm nguội xuống để làm "đạn dược".

- Mấy đứa lập lời thề đi, hứa không được giết hại chim thú vô tội.

- Bọn em xin thề.

- Em thấy bây giờ phải rủ bọn con gái chơi cùng mới vui.

- Nhìn anh bắn thử này. Bắn vào trán chị Thiên Thành nhé. Dùng ná gỗ chắc sẽ chính xác hơn, vì anh cũng lâu không dùng ống tre. Mà lúc mấy đứa bắn tránh bắn lên mặt, bắn vào mắt thì chết dở. Lấy cả tấm thân ngàn vàng ra đền con gái nhà người ta cũng không đền nổi đâu.

- Quốc Tuấn...Thiên Thành xoa trán, mếu máo nhìn về phía ta.

- Anh Quốc Tuấn thật cừ.

- Chị Thiên Thành trông tức lắm đấy. Chết anh Tuấn rồi.

- Mấy đứa nhìn anh dỗ nương tử của anh đây.

Thiên Thành sắp đến gần, ta liền đứng dậy hôn lên "vết thương" trên trán em ấy. "Anh tưởng hôn người ta là xong à?"


- Có cơ hội để em báo thù đây? Em có dám chơi đánh trận giả không?

Pằng, pằng...pằng...pằng...quả cơm nguội bay tứ tung...

Lá chết.

Nai chết.

....

Sóc chưa chết. Sóc nấp sau tảng đá lớn.

Giờ thì chết nè. Bông đã hạ Sóc.

....

- Chị Thiên Thành mau bắn anh Quốc Tuấn đi.

- Anh Quốc Tuấn mau bắn chị Thiên Thành đi.

- Ai còn sống sót thì đội ấy sẽ chiến thắng. Sao hai người cứ giương ná với ống tre nhìn nhau thế.

Ta vứt ống tre xuống đất. "Muốn bắn muốn giết tùy em".

- Đồ ngốc xít Quốc Tuấn, anh đã bán đứng bọn em rồi.

- Xin lỗi mấy đứa, hai đội coi như hòa được không? Thiên Thành không nỡ bắn ta, em ấy cũng buông ná gỗ xuống.

- Hai anh chị chơi xấu ghê, để bọn em chết hết mà hai anh chị còn sống. Như truyện cổ tích ấy, hai người sống hạnh phúc mãi mãi về sau!!

[ ! ] And they lived happily ever after.
Và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.
Cảm tưởng như nếu truyện kết thúc ở chương này thì đây cũng là một cái kết thật đẹp ý ^^ Cả một bầu trời kí ức tuổi thơ như ùa về trong mình.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui