Người đàn ông bốn mươi tuổi mà ục ịch này tên là Trần Mãn Quán, cái tên ý nghĩa không tồi, đáng tiếc hiện nay lại xuống đốc.
Trần Mãn Quán xuất thân từ gia đình nông thôn, thời niên thiếu gia cảnh nghèo khổ, năm ông mười tuổi liền vào thành phố làm công, là người học nghề trong ngành đồ cổ, dựa vào hiếu học, chịu khó lại chịu được khổ, rất nhanh đã được ông chủ khen ngợi rồi đề bạt. Hơn nữa ông ta là người nghĩa khí, nhiệt tình, sau nhiều ngày tháng tích lũy xây dựng được mối quan hệ nhân mạch không tồi.
Vào những năm đầu thập kỷ 80, ông chủ cửa hàng đồ cổ này được con gái đón qua Mỹ định cư, hàng đồ cổ cũng liền qua tay người khác. Trần Mãn Quán cũng đã sớm suy nghĩ cho mình, nhưng ông ta lại là người rất nặng tình nặng nghĩa, cảm thấy ông chủ ấy có ân với mình, liền dám ở lại cửa hàng. Ông chủ cửa hàng này xuất ngoại định cư, đối với ông chủ mới tới, hiển nhiên Trần Mãn Quán cũng không ân không oán với người ta, lúc này mới bắt đầu từ đồ cổ.
Nhưng mấy năm nay làm công trong ngành đồ cổ, mặc dù được ông chủ chiếu cô, Trần Mãn Quán cũng không có tích góp được bao nhiêu, cũng không có đủ tài chính để mở cửa hàng đồ cổ. Rơi vào đường cùng, ông ta đành làm người môi giới trong chợ đồ cổ, cũng chính là người trung gian. Làm một người môi giới giữa người mua và người bán trong giới đồ cổ, nếu như hoàn thành được một khoản giao dịch thì sẽ nhận được phí. Dựa vào nhân mạch cùng nhãn lực nhìn đồ cổ mà ông đã tích góp bao năm nay, không ngờ chỉ trong vòng ba năm, đã tích góp được một khoản tiền không ít. Từ đó, ông ta tự mình mở một cửa hàng đồ cổ trong chợ.
Công việc làm ăn cũng vô cùng tốt, rất nhanh Trần Mãn Quán trở thành phó hội trưởng thương hội chợ đồ cổ Đông thị, trở thành một thương nhân nổi tiếng ở Đông thị thậm chí là trong nước.
Việc làm ăn càng lúc càng lớn, tư tưởng cũng lớn hơn, hơn nữa mấy năm nay được người ta nịnh hót lại nâng cao lên, tâm tính Trần Mãn Quán cũng dần dần táo bạo hơn. Năm 1992, chính sách của quốc gia biến đổi, bắt đầu phát triển mạnh kinh tế, một số người ngoại quốc vào trong nước bàn bạc đầu tư, trong đó có một số người đối với đồ cổ cảm thấy vô cùng hứng thú. Nhưng quốc gia đối với việc xuất khẩu hiện vật văn hóa khảo cổ quản lý rất nghiêm, trình tự trình báo cũng vô cùng nghiêm khắc, nhưng những vật có giá trị lịch sử to lớn, mặc dù đã trình báo, cũng không cho phép xuất khẩu.
Nhưng những di vật văn hóa này ở thị trường hải ngoại có giá cao hơn trong nước rất nhiều, đây là khối thịt béo, Trần Mãn Quán muốn nuốt vào, trong lòng bắt đầu nổi lên suy nghĩ, bắt đầu việc buôn lậu di vật văn hóa.
Việc mua bán phạm pháp này hiển nhiên là Trần Mãn Quán làm vô cùng cẩn thận, nhưng sau nhiều lần trót lọt bình yên vô sự, cũng nhận được lợi ích cực lớn, lá gan Trần Mãn Quán cũng lớn hơn
Ba năm trước đây, có một lô di vật văn hóa trị giá hơn mười triệu xuất cảnh đến Việt Nam, vốn dĩ con đường này đã đi qua vài lần vô cùng an toàn không ngờ lần đó lại gặp phải sự kiện giao chiến, chẳng những người đưa hàng đã chết mà ngay cả văn vật cũng bị đánh thành mảnh nhỏ.
Trần Mãn Quán phải đem cả gia sản bồi thường vào đó, cũng may mấy năm nay ông ta buôn lậu vẫn rất cẩn thận, tuy rằng có bị điều tra một lần, nhưng mọi chuyện cũng chưa rò ra ngoài, ông ta cũng tránh khỏi việc vào lao ngục. Nhưng phải bồi thường khoản tổn thất vô cùng lớn, ông ta chạy vạy khắp nơi để vay tiền. Nhưng lúc này sao còn có ai cho ông ta mượn tiền nữa chứ? Từ một phú thương đồ cổ tại Đông thị không ai không biết lại biến thành kẻ nghèo hèn, bạn bè làm ăn buôn bán bắt đầu lấy đủ các loại lý do tránh gặp ông ta, cán bộ trên tỉnh lại bày ra dáng vẻ cấp trên lên giọng quan lại. Ngay cả người thân mấy năm nay hưởng không ít lợi ích từ ông cũng bắt đầu nói chuyện không mặn không nhạt.
Lãnh lùng, xem thường, chỉ trỏ, nhân tình ấm lạnh lòng người dễ thay đổi, trong ba năm nay Trần Mãn Quán nếm trải không ít.
Khi mà sự nghiệp xuống dốc, cũng chỉ có người vợ đã đi với ông từ khó khăn cho tới lúc này không ngừng khuyên giải an ủi ông, thậm chí còn chịu nhà mẹ đẻ châm ngòi chỉ trích, cắn răng mượn tiền cho ông Đông Sơn tái khởi, chưa từng nói một lời oán thán. Có một người vợ như vậy, ngẫm lại những năm gần đây khi mình trở nên giàu sang, thấy qua các mặt của xã hội liền bắt đầu ra vẻ lạnh nhạt với vợ, Trần Mãn Quán xấu hổ không chịu nổi. Ông từng ruồng bỏ vì vợ không đủ xinh đẹp, dáng người không đủ thon thả, ngay cả trình độ văn hóa cũng không cao, lại không biết chút gì về đồ cổ, không hề có tiếng nói chung với mình. Mấy năm nay ông ta xã giao bên ngoài, đối mặt với sự dụ dỗ của những người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp, tuy rằng cuối cùng đều dừng lại đúng lúc, không có làm ra chuyện có lỗi với vợ, nhưng việc trong lòng ông càng lúc càng thấy vợ chướng mắt cũng là sự thật.
Trải qua sự lên xuống nhanh chóng, tình người ấm lạnh, Trần Mãn Quán liền thấy rõ hơn rất nhiều chuyện. Ông cũng không nói gì với vợ mình, chỉ là trong lòng âm thầm hạ quyết tâm, nhất định phải Đông Sơn tái khởi, để nửa đời sau vợ mình có thể sống trong cuộc sống an nhàn thoải mái!
Sau đó, Trần Mãn Quán lại bắt đầu quay lại chợ đồ cổ, nhưng bạn bè từ làm ăn với nhau thấy ông thì luôn tránh né, cũng không quan hệ được với ai, muốn quay lại làm người môi giới trung gian lại không còn vốn liếng. Vì thế ông ta đành đem tâm tư đặt ở chuyện kiểm lậu, dù sao những năm gần đây, nhãn lực cùng kinh nghiệm của ông cũng thực là phong phú.
Nhưng ông muốn kiểm lậu cũng không phải là dễ dàng, dù sao mấy năm nay trong giới đồ cổ ở Đông thị, không ai là không biết đến ông. Tuy rằng ông trở nên nghèo túng, nhưng vẫn có nhãn lực, cho nên chỉ cần là vật mà ông ta coi trọng, các chủ quán nhất định sẽ xem xét kỹ lại, cuối cùng tìm lý do từ chối không bán, chỉ sợ bán lọt mất.
Sau đó lại rơi vào đường cùng, Trần Mãn Quán đành phải thu mua vài kẻ ngoài nghề, ông phụ trách xem, sau đó bảo người ngoài nghề kia tiến vào mua. Ba năm trôi qua, làm vậy mới có được chút thu hoạch. Nhưng không nhiều lắm, tiền kiếm được đều phải bồi thường chi phí mai táng, đến nay vẫn chưa tích góp được chút nào cho bản thân.
Hôm nay, theo như thường lệ ông ta đến chợ đi dạo, sạp hàng của Triệu Minh Quân có một chiếc đĩa lớn Thanh Hoa khiến ông chú ý.
Trong nước cũng không có chuyên gia uy tín nào xem xét về Nguyên Thanh Hoa. Chủ yếu là bởi vì Nguyên Thanh Hoa đào được quá ít, cho nên người nghiên cứu đồ này cũng không nhiều, cho dù có là Nguyên Thanh Hoa thật ở trước mặt, chỉ sợ nhóm chuyên gia cũng phải trải qua thảo luận kịch liệt, mới có thể hạ phán đoán. Bởi vậy, Trần Mãn Quán đối với nhãn lực của mình cũng không nắm chắc cho lắm, ông cũng không có biểu hiện gì khác thường cả, chỉ liếc liếc mắt một cái liền rời đi
Lúc này Trần Mãn Quán cũng không dám để cho người ngoài nghề tiến vào mua, mà nhớ tới một người.
Người nọ là một ngôi sao sáng về sưu tầm đồ cổ ở Hong Kong, Lý Bá Nguyên lão tiên sinh. Chính là từ Hong Kong trở về, Lý lão tiên sinh được mời vào Đông thị, ông ấy tiến hành sửa chữa một số nơi trong Đông thị, cũng đầu tư vào sản nghiệp gốm sứ. Lý Bá Nguyên yêu thích sưu tầm đồ sứ, nhất là đồ sứ Thanh Hoa, thậm chí ông ta còn xây dựng cả nhà trưng bày tư nhân ở Hong Kong, chuyên dùng để triển lãm đồ sứ Thanh Hoa mà ông ta mua được từ trong nước và ngoài nước, cho nên ở phương diện đồ sứ Thanh Hoa, không thể nghi ngờ ông ta chính là một chuyên gia đầy uy tín.
Chiếc đĩa lớn Thanh Hoa kia, Trần Mãn Quán cũng không thể cam đoan là chính phẩm, ông cũng không quá tin tưởng vào vận khí của mình, cho nên ông ta liền có một ý.
Ông vội mời Lý Bá Nguyên tới nhìn tận mắt, mặc dù chiếc đĩa kia có là giả, cũng muốn để cho mọi người trong Đông thị biết Trần Mãn Quán còn có thể mời được một ngôi sao sáng về sưu tầm của Hong Kong, thứ hai là việc mình mời Lý lão tới đây cũng là có ý tốt, thuận đường dẫn ông ta đi dạo chợ đồ cổ, nói không chừng có thể nhờ vậy mà xây dựng được chút nhân mạch. Vạn nhất chiếc đĩa kia là thật, mặc dù tiền tài của mình có ít đi một chút, nhưng lại được Lý lão tiên sinh mua, vậy thì mình cũng coi như người trung gian, phí trung gian hiển nhiên sẽ không ít, cái nhân tình này cũng coi như bán được.
Trần Mãn Quán cảm thấy, bất luận vật kia là thật hay là giả cũng đều có lợi với ông, cho nên ông mới tìm đến khách sạn mà Lý lão tiên sinh ở, nói là có một chiếc đĩa lớn Nguyên Thanh Hoa hư hư thực thực mời Lý lão giúp nhìn xem. Quả nhiên, Lý Bá Nguyên vừa nghe lời này, lúc ấy liền đi theo ông luôn, hai người này liền đến luôn chợ đồ cổ.
Ai có thể tưởng, đang lúc Trần Mãn Quán tất cung tất kính mà dẫn Lý Bá Nguyên đi vào trước cửa quán của Triệu Minh Quân, chiếc đĩa kia lại không còn thấy nữa!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...