Có lẽ là Lang Vương cũng không thương hương tiếc ngọc, dài dòng dây dưa, về Thôi gia, xuống xe ngựa, Quỳnh Nương đối với hắn rất hiền lành, ngay cả chuyện nhận lại hôn thư mỗi ngày Lang Vương đều nhắc đến cũng không đưa ra dị nghị gì, chỉ là nói chờ về đến Giang Đông, lời đồn đãi vớ vẩn ít đi rồi bàn sau, tránh để người khác cho rằng Lang Vương không nghiêm túc, lấy hôn nhân như trò đùa.
Bây giờ quả thực Lang Vương coi Thôi gia như vương phủ của mình, không có việc gì sẽ đến đóng quân.
Hôn ước đầu tiên của hắn là hoàng đế đích thân hạ chỉ ban tặng, hắn nghĩ chịu rủ lòng thương cưới tiểu phụ thương gia đã là cho thể diện lắm rồi.
Vì vậy tuy rằng khách khí với nhạc phụ và nhạc mẫu, nhưng lại thiếu sự kính cẩn phát ra từ đáy lòng.
Còn nay, một sớm qua hưu thư, muốn trở thành nữ tế Thôi gia một lần nữa thì phải xem Lang Vương có lanh lẹ may mắn không đã, ngoài hiếu thuận với nhạc phụ nhạc mẫu ra, còn phải làm cho hai người và đại cữu tử vui vẻ.
Lang Vương không hề có kinh nghiệm trên phương diện này, hắn bèn ân cần thường xuyên lộ mặt trước nhạc phụ nhạc mẫu.
Quanh năm phu thê Thôi gia quen lao động, dù bây giờ đột nhiên phú quý vì nữ nhi cũng không sửa được thói quen nhiều năm.
Trước kia vội vàng ra quán làm bánh ngọt, không hề nhàn hạ. Bây giờ rảnh rỗi, Thôi Trung mở một mảnh đất trồng rau ở hậu viện, còn nuôi hai con lợn béo, chẳng những ngày thường có phân lợn để bón, tết đến cũng có thịt lợn để ăn.
Chẳng qua cứ như vậy, sau hoa viên nhà khó tránh sẽ có “mùi thơm lạ lùng”, nếu thường xuyên đến, dù Lang Vương không nói gì, trong lòng cũng sẽ âm thầm xem thường.
Còn bây giờ, hắn cũng rảnh rỗi, xắn ống quần lên, cầm theo cái cuốc, đi theo tiền nhạc phụ đại nhân cùng xuống ruộng đào đậu phộng và khoai lang.
Thôi Trung rất ngượng ngùng, chủ động nói chuyện nhà mình nuôi lợn, sát cảnh đẹp hoa viên.
Nhưng Lang Vương lại nghiêm trang nói: “Nhạc phụ đại nhân nói lời này sai rồi, dưới chữ ‘nhà’ là chữ ‘lợn’(1). Lợn là lợn rừng. Vì vậy cổ nhân cho rằng, nhà có thể nuôi lợn rừng để cúng mới xem như giàu có, mới được gọi là một nhà. Bây giờ hậu viện nuôi lợn là đang hùa theo ý cổ, trở lại nguyên trạng, về cày ruộng vườn.”
(1) Dưới chữ ‘家‘ là chữ’豕’.
Đúng lúc Quỳnh Nương ra sau hậu viện đưa đĩa trái cây mới bổ đến cho bọn họ, nghe thấy Sở Tà bịa chuyện không chớp mắt, nàng cong môi cười, bảo bọn họ đến ăn trái cây, sau đó nói: “Có ngư dân mới đưa cua đến bếp, mỗi con đều chừng bốn lượng, con đã phân phó cho vào nồi hấp rồi, lát nữa chấm tương thịt và gừng hầm, hôm nay con xuống bếp nấu ăn, còn nướng hai chân dê trên bếp lò, bọc lại là được.”
Thôi Trung nói: “Ăn trong phòng bí bách lắm, ăn ngoài vườn đi.”
Vì thế người hầu mang bàn đất thấp đến, còn chải chiếu bên cạnh.
Bốn người Thôi gia tính cả Lang Vương ngồi trên chiếu quây quần uống rượu, hai đứa trẻ cũng được ôm tới, bò lăn chơi đùa trên chiếu.
Bây giờ hai đứa nhỏ đã bắt đầu thèm ăn, biết vị chua mặn, thỉnh thoảng bò đến bên cạnh Quỳnh Nương hoặc là Lang Vương đòi ăn.
Quỳnh Nương sợ chúng ăn thịt không tiêu hoá được, nàng chuẩn bị trái cây đã bổ nhỏ, thỉnh thoảng múc một thìa cho hai đứa nhỏ thèm ăn.
Côn trùng làm bạn kêu vang từng đợt, gỡ cua to, mút trứng gạch, người một nhà ăn uống rất thư thái vui vẻ.
Từ khi trọng sinh tới nay, thật ra Quỳnh Nương cũng chỉ muốn sống cuộc sống bình thường khác nhà cao cửa rộng thế này, không muốn câu nệ mình và người nhà.
Lúc đầu cho rằng gả cho Lang Vương là kiếp này vô vọng. Không ngờ, hưu ly với Lang Vương xong lại làm hắn đột nhiên thay đổi, càng thêm bình dị gần gũi.
Có lẽ Thôi Trung cũng cảm thấy bây giờ nữ nhi không xem như câu nệ ở Sở gia, thái độ với Lang Vương cũng càng hiền hoà tự nhiên, lúc rót rượu gắp đồ ăn cho hắn cũng không phải cận thận như trước kia nữa.
Chợt thấy thái độ của nhạc phụ đại nhân với nữ tế không khác nhiều nhà bình dân lắm.
Còn Lưu thị, bà có chút thương tiền nữ tế, cảm thấy nữ nhi của mình không bớt lo, mài giũa hỏng đứa trẻ không cha không nương này, bèn liên tiếp róc thịt dê, gắp đồ ăn vào bát Sở Tà.
Quỳnh Nương ăn được một lúc rồi nhưng không thấy Thôi Truyền Bảo. Thúy Ngọc và vú Chương đang coi chừng hai đứa nhỏ. Nàng muốn gọi Hỉ Thước lấy bộ y phục cho mình nhưng cũng không thấy Hỉ Thước, nàng đang buồn bực, lại thấy ca ca và Hỉ Thước một trước một sau trở về.
Nàng kỹ tính, rõ ràng thấy vành mắt ca ca và Hỉ Thước đều đỏ, không biết vừa rồi đã xảy ra chuyện gì.
Lúc này nhiều người, không thể hỏi, nàng chờ hôm sau tìm Hỉ Thước đến hỏi.
Bây giờ da mặt Lang Vương rất dày, lấy cớ say rượu ở lại Thôi gia, tuy rằng e ngại nhạc phụ mẫu, không thể cùng phòng với Quỳnh Nương, nhưng đến đêm hắn sẽ nhảy cửa sổ trèo lên giường, vấn an thê tử đã hoà li của mình.
Vấn an xong lại không thể thiếu vuốt ve mát xa cho nàng, có lẽ là hôm nay lấy lòng nhạc phụ đại nhân, cũng làm tiểu phụ nhân cảm thấy thư thái, cuối cùng thành công ở lại, lột y phục, ăn một bữa thịt thơm.
Một đêm tham hoan, ngày hôm sau không muốn rời giường, nhưng Thái Hậu trên núi đột nhiên hạ chỉ, triệu Quỳnh Nương vào núi yết kiến.
Lang Vương nghĩ nhất định là do mấy ngày nay hắn thắp hương lễ Phật quá ít, vạn sự không suôn sẻ nên dứt khoát cùng đến Hoàng Tự với Quỳnh Nương, được dịp tìm Thương Hải đại sư đánh cờ.
Quỳnh Nương vào thiện phòng, thấy Thái Hậu đang sai người lấy một cái rương gỗ tới.
Quỳnh Nương chào hỏi xong, Thái Hậu vừa mở rương gỗ ra vừa bảo Quỳnh Nương đến.
Quỳnh Nương đi qua, nhìn thấy trong rương gỗ là một chồng giấy viết thư thật dày.
Thái Hậu ngẩng đầu nhìn Quỳnh Nương, gương mặt luôn được bảo dưỡng lại lộ vẻ mệt mỏi.
Bà nhìn Quỳnh Nương nói: “Từ khi con và Lang Vương ồn ào đến Hộ Bộ, tuy rằng chưa hề gặp con, nhưng ai gia rất nhớ con, nghe nói lần này Lang Vương làm bạn với con lên núi, đủ thấy duyên phận của hai đứa cũng chưa đứt hẳn. Thế nên ai gia có thể yên tâm nói hết mọi chuyện cho con rồi.”
Quỳnh Nương không biết Thái Hậu muốn nói gì, hiển nhiên cũng lặng im không nói, đợi Thái Hậu phân phó.
Thái Hậu chậm rãi nói: “Ai gia có vài thân thích ở Giang Đông, vì vậy được tin, nói là vài ngày trước Lang Vương về Giang Đông, hình như là nghe được vài chuyện cũ năm xưa…”
Quỳnh Nương vẫn không nói gì, nhưng Thái Hậu có nhãn lực cỡ nào, tất nhiên là nhìn ra Quỳnh Nương cũng biết chuyện, bà thở dài thật dài, thử thăm dò nói: “Còn tưởng rằng thân thế của Lang Vương sẽ chôn sâu xuống đất theo những lão nhân này, nhưng ai biết nó lại phát hiện ra manh mối, nhất quyết phải tìm hiểu đến cùng. Chuyện năm đó, ai gia và Hoàng Thượng đều là thân bất do kỷ, chỉ khổ đứa trẻ Tình Nhu.”
Lúc này Quỳnh Nương mở miệng đồng ý: “Câu chôn sâu xuống đất của mẫu hậu rất đúng, đã là chuyện cũ năm xưa rồi, vậy chôn nó đi. Vương phi gả đến Giang Đông, tình cảm với lão Lang Vương rất sâu đậm, Lang Vương cũng nguyện ý tẫn hiếu, thành toàn đoạn tình cảm phụ tử hiếm có này. Còn bên Hoàng Thượng, ông ấy là quân, Vương gia là thần, tất nhiên là nên tận trung với chức vị, trung quân báo quốc. Đây chẳng phải là rất tốt sao?”
Thái Hậu giương mắt nhìn Quỳnh Nương thật lâu, khẽ gật đầu khen ngợi: “Ai gia còn đang suy nghĩ, theo tính Vong Sơn, nếu biết chân tướng, nhất định sẽ đại náo một trận, nhưng lần này nó trở về lại gió êm sóng lặng, vài lần cung yến cũng vẫn tiến lùi thoả đáng, ai gia thấy, cuối cùng nó cũng trưởng thành hiểu chuyện rồi.”
Thái Hậu nói vậy làm Quỳnh Nương nghe mà suy nghĩ, bây giờ nàng mới nhận ra, kiếp trước Thái Hậu nhìn như không hỏi thế sự, trên thực tế tai mắt trải rộng khắp nơi, bất động thanh sắc giám thị ngoại tôn hoàng gia Sở Tà lưu lạc ở bên ngoài. Dẫu sao trên người hắn chảy dòng máu hoàng thất Lưu gia, có khả năng sẽ trở thành biến số lớn nhất của giang sơn xã tắc.
Chỉ là không biết, vì sao lần này Thái Hậu lại tìm nàng tới? Chẳng lẽ là có gì không thể trực tiếp nói với Sở Tà nên để nàng nói chuyện thay?
Quả nhiên, Thái Hậu nói tiếp: “Nếu Vong Sơn đúng như lời con, có thể tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của thần tử, đối với Hoàng Thượng và đối với nó đều ổn thoả. Nhưng sợ có người có lòng đã biết chuyện này, muốn gây thêm phiền toái, chiến tranh nổi lên…”
Quỳnh Nương biết câu tiếp theo của Thái Hậu nhất định vô cùng quan trọng, nàng nói: “Mong Thái Hậu chỉ rõ.”
Thái Hậu chỉ vào rương gỗ: “Năm đó Tình Nhu trốn đến Giang Đông, ai gia không yên lòng, mỗi tháng đều thư từ qua lại với nó. Sau đó qua mấy năm, vạn tuế đã biết Tình Nhu mang theo cái thai gả đi, liền đích thân chạy đến Giang Đông, khoảng thời gian đó, cục diện chính trị không ổn, trong triều há có một ngày không quân? Lúc đó ai gia cũng có chút hiểu lầm Tình Nhu, câu từ trong thư trách móc nặng nề. Vài ngày trước ai gia mới biết Tình Nhu vẫn giữ thư, có người đưa thư về cho ai gia, chẳng qua trên đường đưa về gặp phải khó khăn, cái rương này đã qua tay người ta, may mà kịp thời lấy về… có điều, không biết thế nào, tính theo ngày, số thư này thiếu mất một phong.”
Quỳnh Nương biết, sở dĩ Thái Hậu bảo người đưa thư về là không yên tâm, muốn tự tay tiêu hủy. Thái Hậu làm việc thận trọng, từ trước đến nay kín đáo, hiển nhiên sẽ kiểm tra thư. Có lẽ phong thư bà phát hiện thiếu có viết nội dung quan trọng.
Vì thế nàng giương mắt nhìn Thái Hậu, không tiếng động mà dò hỏi.
Tay Thái Hậu vê Phật châu rất nhanh, dường như nội tâm cũng đang giãy giụa. Nhưng cuối cùng, Phật châu dừng lại, bà rốt cuộc hạ quyết tâm: “Ai gia có hồi tưởng lại một chút, nếu nhớ không lầm, trong phong thư cuối cùng gửi đi, ai gia nhất thời tức giận, nói nếu Tình Nhu còn ràng buộc Hoàng Thượng như vậy nữa, ngay cả tính mạng cũng khó giữ. Nhưng nó là đứa trẻ một tay ai gia nuôi lớn, sao ai gia có thể đối xử với nó như vậy chứ?”
Quỳnh Nương nghe vậy nội tâm lộp bộp trầm xuống, mơ hồ đã đoán ra gì đó.
Thái Hậu cũng thở dài một tiếng: “Nhưng thế sự khó liệu, sau khi hoàng đế trở về, phu thê lão Lang Vương lại lần lượt ly thế… Tình Nhu thận trọng, tất cả thư tín đều đã sửa sang lại thỏa đáng, không có khả năng sau khi qua đời chỉ đánh rơi phong này. Ai gia gọi con tới, nói chuyện này cho con nghe, cũng là sợ phong thư này rơi vào trong tay người có tâm, làm Vong Sơn hiểu lầm chuyện năm đó.”
Hôm đó, Quỳnh Nương đi ra từ Phật đường của Thái Hậu, lưng chảy mồ hôi lạnh.
Nếu lời Thái Hậu nói là thật, vậy Lang Vương đột nhiên tạo phản là có nguyên nhân.
Nếu năm đó Lang Vương không được nàng nhắc nhở, phát hiện ra thân thế trước. Vậy lúc hắn nhận được lá thư kia, chợt biết thân phận của mình, lại nhìn thấy câu từ uy hiếp của Thái Hậu, tâm trạng sẽ thế nào?
Sợ là hắn nhận định mẫu thân của mình bị hoàng thất hãm hại đến chết, tiến tới tạo phản!
Bởi vì kiếp trước Thái Hậu tim đập nhanh phát tác, bệnh tật ốm yếu, lười quan tâm thế vụ, sau đó được thuốc tốt điều hòa, nhưng lại ăn bánh trung thu hạnh nhân vào đêm trăng trung thu nên dược tính tương phản, cuối cùng qua đời.
Bây giờ nhớ lại, hình như Thái Hậu qua đời trước khi Lang Vương khởi binh, những chuyện này cẩn thận nhớ lại trùng hợp cỡ nào!
Nếu không phải kiếp này thân thể Thái Hậu an khang, chỉ sợ sẽ không có cơ hội nói ra câu chuyện thực tế trong những lá thư đó.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...