Phong trào uống trà đời Tống rất thịnh hành.
Tống Huy Tông Triệu Cát cũng là một vị thích uống trà, thậm chí còn làm một bộ “Đại quan trà luận”, chuyên bình về danh trà.
Mà nương theo phong trào uống trà, từ sĩ phu đến bình dân thành thị đều có tập tục đấu trà.
Đấu trà là cách gọi của việc luận chất lượng lá trà, tỷ thí tài nghệ điểm trà. Mà những loại hoạt động này có từ cách uống “Tiên trà” đời Đường, cái thú thẩm mỹ cực kì nồng đậm. Đây là một loại hoạt động mọi sĩ phu đều ưa thích.
Ở đời Tống, uống trà còn có cách gọi “Cái thanh cao thời thịnh thế”.
Năm Tuyên Hòa, vì Tống Huy Tống thích đấu trà nên chuyện này càng được nhiều người theo đuổi.
Theo sử ký, bản thân Tống Huy Tông là cao thủ điểm trà, thời đó ít ai bằng.
Ngọc Doãn đột nhiên hiểu ra tại sao trong quán trà thu phí đắt tiền như vậy.
Chỉ sợ đó là do người con gái trước mắt này bố trí.
Ở trong này không phải vì uống trà mà là vì thưởng thức tài nghệ người hầu trà, cũng như thưởng thức một loại phong cách thanh cao. Trách không được dám thu phí cao như vậy. Người có thể uống trà ở đây chắc chắn không phải là những kẻ nghèo hèn.
Lúc bắt đầu điểm trà có cái gọi là “Tam khứu” (ba khứu giác).
Đây cũng là bước đầu tiên. Cái gọi là “Tam khứu” tức là trước khi pha trà phải ngửi hương, nếm vị và nhìn màu.
Trà Kiến Khê Cống. Nếu đã có tên là Trà Cống đương nhiên cấp độ và phẩm chất của nó không phải thứ tầm thường.
Ngọc Doãn nuốt nước miếng nhìn Lý Dật Phong.
Chỉ thấy Lý Dật Phong dường như không để ý, đang thầm thì với Cao Nghiêu Khanh.
Lúc đầu Cao Nghiêu Khanh cau mày, sau khẽ mỉm cười gật đầu. Gã ra hiệu một người áo xanh lại đây, sau đó nói nhỏ vài câu bên tai rồi đưa cho một khối thẻ bài, người đó liền vội vã rời đi. Đoán chừng là Lý Dật Phong nói cho Cao Nghiêu Khanh việc của Lăng Chấn…
Tên này quả nhiên thoải mái, không ngờ chẳng nói gì với mình đã phái người đi rồi.
Quả nhiên Cao Nghiêu Khanh vừa ngồi xong thì Lý Dật Phong cũng gật đầu với Ngọc Doãn. Ngọc Doãn thì chắp tay với Cao Nghiêu Khánh, không nói tiếng nào. Lúc này thật đúng với câu vô thanh thắng hữu thanh (không nói còn hơn ngàn lời nói).
Tuy nhiên Ngọc Doãn vẫn cảm thấy kỳ lạ, không hiểu tại sao Chu Huyến lại mời mình dùng trà? Chu Huyến không lên tiếng, chỉ im lặng.
Ngọc Doãn cũng không nói chuyện, ngồi im dưỡng thần.
Người con gái tên Quả Quả mang lá trà đựng trên khay ngọc đưa tới trước mặt Chu Huyến. Mà Chu Huyến cũng không nhìn, chỉ phía Ngọc Doãn rồi đưa tay làm tư thế mời: tam khứu phẩm trà, để Tiểu Ất lên tiếng.
Đây là một lần thử.
Ngọc Doãn chợt hiểu ý của lần mời trà này. Không phải Chu Huyến muốn nghe ý của hắn cho ra đời tờ báo mà là muốn biết Ngọc Doãn có tư cách làm chuyện này hay không.
Việc khai mở báo chí trong lòng đám người Lý Dật Phong là một chuyện phong nhã nhưng đồng thời cực kì nghiêm túc.
Ngọc Doãn dù có tài nhưng cuối cùng vẫn chỉ một kẻ xuất thân là đồ tể. Tương lai hắn phải đối mặt với các thế hệ quan văn sĩ phu. Ta muốn biết anh có năng lực để xử lý những việc này cùng ta hay không. Đây mới là ý đồ chân chính của Chu Huyến, nhưng nó cũng làm cho Ngọc Doãn thấy rất buồn cười.
Giai đoạn đầu của Đại Tống hưng thịnh hết sức bình đẳng công chính. Nhưng giai cấp là thứ có từ xưa, sao có thể thật sự ngang hàng.
Quả Quả cười, đưa khay ngọc đến trước mặt Ngọc Doãn. Nào biết Ngọc Doãn lắc đầu, nói nhỏ nhẹ:
- Tam khứu chỉ tốt lúc bình minh. Văn Định Công từng nói sáng sớm tam khứu mới thịnh. Ha ha, bây giờ đã quá trưa, cho dù trà ngon nữa đặt trước mặt ta cũng không phân biệt được mùi vị thật sự của nó.
Văn Định Công chính là Tô Triệt.
- Quả nhiên Ngọc công tử học rộng biết nhiều.
Quả Quả mở miệng, mang theo vẻ dịu dàng đặc hữu của cô gái Giang Nam. Tuy nàng nói giọng Khai Phong nhưng vẫn mang theo vẻ Ngô Việt, rất dễ nghe. Nàng đặt khay ngọc xuống, vỗ nhẹ tay, lập tức có người đưa đến một chậu nước.
- Đây là nước lấy từ sơ nhũ lúc bình minh, có vài vị cần phải đánh giá?
Đấu trà dùng nước cực kì được chú ý. Ở đời sau, tuy rằng cũng có người để ý đến nước uống trà nhưng phần lớn là người phú quý. Những người như Ngọc Doãn không có năng lực này. Cho nên dù là trà tốt nhưng phần lớn chỉ là phẩm, không cảm thụ được tư vị bên trong.
Chính xác mà nói kiếp trước uống trà tốn đến mấy chục ngàn chỉ tồn tại trong mộng của Ngọc Doãn. Cho nên hắn không rõ ràng lắm về nước trà, liền ra hiệu không cần đánh giá. Dù sao Quả Quả nói nước trà này lấy từ suối sơ nhũ trong núi, chắc cũng không tệ. Bằng không mà nói sao quán trà Dư Tử thu phí đắt như vậy mà vẫn tồn tại được?
Một phần tiền là một phần hàng!
Xem nước trà, theo quy củ phải xem trà phẩm.
Tuy nhiên Chu Huyến đã nói đây là trà Kiến Khê Cống nên bước trà phẩm này không cần làm.
Tiếp theo là đấu trản, bình thường gọi là bộ đồ trà. Trong “Đại quan trà luận” của Tống Huy Tống có chương tập trung miêu tả trà trản. Vì vậy nên khi đấu trà việc lựa chọn bộ trà rất được chú ý.. Đối với viêc này, bình thường sẽ phải bày vài bộ trà cho người đấu trà lựa chọn. Cũng như vậy, vì hôm nay chủ yếu là để phẩm trà nên bộ chén trà đã được chuẩn bị sẵn, không cần phí tâm.
Bộ trà trản Quả Quả dùng là Kiến trản làm từ lò Kiến Châu, cũng chính là bộ trà tốt nhất để đấu trà đời Tống, giá cả của nó cực kỳ xa xỉ.
Ngọc Doãn nhìn mà choáng váng.
Trong lòng hắn chỉ biết cười khổ: uống trà mà thôi, cần gì phải phiền phức vậy?
Đây cũng chính là ảnh hưởng từ tâm tính kiếp trước. Nếu như ở thời đại này, quá trình dài cũng là sự đánh giá tu dưỡng và tâm tính của một người. Xã hội đời sau ngoại trừ một bộ phận ra thì còn ai có thời gian mài giũa tính tình như vậy.
Cũng may tính tình Ngọc Doãn cũng được trải qua tôi luyện nên dù trong lòng có chút bực bội nhưng trên mặt vẫn bình tĩnh như thường.
Sau khi hoàn thành xong một loạt trình tự thì mới xem như bắt đầu.
Bây giờ là lúc khảo sát trà nghệ của Quả Quả… Trà nghệ đời Tống phân làm điểm trà và phân trà. Điểm trà là tài nghệ lưu hành nhất, trong đó gồm các loại trình tự đốt trà, nghiền trà, la trà, hồng trản, hầu thang, đánh phất và pha thử. Quá trình này còn phiền phức hơn cả quá trình vừa rồi, càng có thể mài giũa tâm tính của con người.
Ví dụ như đốt trà chính là trần trà đặt lên lửa để thu hương nồng, màu tươi, vị thuần.
Quả Quả sớm đã chuẩn bị xong công cụ, đặt lá trà lên lửa, vẻ mặt cực kì chuyên chú.
- Tiểu Ất… Ồ, ta gọi như vậy ngươi đừng trách nhé.
Chu Huyến đột nhiên mở miệng phá vỡ bầu không khí im lặng.
Đây cũng chính là tập tục khi phẩm trà. Lúc người điểm trà đang bận thì những người khác trong lúc chờ đợi có thể nói chuyện bàn luận. Đây chính là điều các quan viên thích nhất lúc đó.
Ngọc Doãn vội hỏi:
- Chu công tử đừng khách sáo, có gì đâu mà trách móc?
- Đừng gọi ta là công tử, Đại lang và Tam Lang đều gọi ta là Nhị Thập Lục Lang, Tiểu Ất cũng xưng hô vậy đi.
Chu Huyến trầm ngâm chút rồi cười nói:
- Lúc trước mấy người Đại Lang mở công báo Khai Phong ta cũng không biết đây là ý của Tiểu Ất. Cho nên lần này mời Tiểu Ất đến để thỉnh giáo Tiểu Ất cái chuyện này nên xử lý thế nào?
Quả nhiên là đã đến vấn đề chính. Ngọc Doãn ngẫm nghĩ, trầm giọng:
- Cái tên Công báo Khai phong không hay.
- Ồ?
Lý Dật Phong nhịn không được hỏi:
- Sao lại không tốt?
- Rất khô khan và có tính hạn chế. Tờ báo lấy cái tên Khai Phong đã khiến cho không ít người mất hứng thú. Mà hai chữ công báo là một thứ rắc rối lớn. Ngài nghĩ thử xem nếu là công báo thì sao ta lại phải đi tiêu tiền để xem? Đến cửa cung xem là được. Vậy nên ngay từ đầu bốn chữ công báo Khai Phong này đã không hay rồi.
- Tiểu Ất có ý là...
- Đổi tên!
- Đổi thế nào?
- Tiểu nhân suy nghĩ nhiều ngày, cũng nghĩ ra một cái tên, Đại Lang và Nhị Thập Lục Lang đánh giá xem thế nào. Ta đặt tên là “Đại Tống Tuần san Thời đại”.
- Đại TốngTuần san Thời đại?
Lý Dật Phong và Chu Huyến nghe xong ngẩn người, mà Cao Nghiêu Khanh thì hào hứng.
- Đại Tống là Đại Tống triều của chúng ta… Đặt tên này thì những chuyện có liên quan đến Đại Tống đều có thể đưa lên báo, từ những thay đổi bất ngờ trong triều cho đến cuộc sống nhỏ lẻ của bình dân. Bên trong còn có thể đưa lên những vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia Đại Tống, ngoài ra còn có dị tộc tiếp giáp với Đại Tống ta. Không gì không thể lên báo. Kể từ đó nội dung có thể bao hàm được rất nhiều, càng khiến người ta cảm thụ được khí phách lớn trong đó.
- Nói rất đúng!
Cao Nghiêu Khanh không kìm nổi ngợi ca:
- Không dối gạt Đại Lang, công báo Khai Phong của các ngươi ta cũng xem qua hai lần, chỉ với cái tên đã thấy không thú vị rồi. Nội dung bên trong cũng rất loạn, phần lớn là lời lẽ cũ rích nhai đi nhai lại, không có sáng ý. Cho nên nhìn hai lần xong rồi chán. Bây giờ nghe cái tên khí phách như Tiểu Ất vừa nói, dù không biết nội dung ta cũng sẽ mua.
Những lời này khiến mặt Lý Dật Phong đỏ lên, ấp úng:
- Ngươi thì hiểu gì, chúng ta gọi là công báo Khai Phong đương nhiên có ý cả. Nếu dựa theo cách nói của Tiểu Ất không gì không thể đưa tin thì chẳng phải sự thưởng thức sẽ giảm xuống ư?
Ngọc Doãn mỉm cười!
- Đại Lang nghĩ những người mua báo trừ quan viên triều đình còn có ai?
- Cái này?
- Đây chính là vấn đề mấu chốt. Phạm Văn Chính Công từng nói: ở miếu đường trên cao, tất lo cho dân; ở sông nước ngoài xa, tất lo cho vua. Người làm quan trong lòng phải có dân, phải nhìn sinh hoạt của dân, cùng cảm xúc với dân, đây há chẳng phải điều nên làm của một vị quan ư? Ngoài ra còn có thái học sinh, viện học sinh cũng những thương nhân, người buôn nhỏ. Bọn họ cũng luôn quan tâm triều đình, chưa bao giờ vì địa vị thấp kém mà đánh mất trái tim yêu nước. Cho nên báo của chúng ta vừa mới lúc đầu phải bao dung hết thảy. Người chức cao phải biết nhân dân khó khăn, kẻ thấp kém phải rõ minh quân vất vả. Người thời đại cũng nhiều thế hệ đấy! Nhân Cao thời Đường chẳng phải đã làm bài thơ “Thời đại trồng đào, không ai để ý quân” sao? Hai chữ thời đại trừ việc ký thác kỳ vọng tốt đẹp rằng Đại Tống triều có thể kéo dài nhiều thế hệ còn có ý nghĩa thời sự, tiếp cận thời thế. Người ta nói mười năm một thời, tất cả điều chúng ta bình luận hay đưa tin đều liên quan đến vui buồn của Đại Tống. Đây cũng chính là kỳ vọng ban đầu của chúng ta! Về phân hai chữ tuần san… ha ha, đó là nói rõ thời gian phát hành của chúng ta. Bảy ngày một tuần, chúng ta cứ bảy ngày phát hành một tờ báo, điều đó chẳng phải sẽ nói rõ cho độc giả dễ nắm giữ hay sao? Đại Tống Tuần san Thời Đại, vừa khí phách vừa chuẩn xác, các vị nghĩ sao?
Ngọc Doãn thuyết trình xong liền không nói nữa. Mà Lý Dật Phòng cùng Chu Huyến nhìn nhau, lóe lên vẻ hưng phấn.
- Đại Tống Tuần san Thời đại, cứ đặt tên như vậy!
Hai người nói xong không hẹn cùng mỉm cười. Ngọc Doãn cười mà không nói, Cao Nghiêu Khanh một bên lại lộ vẻ đăm chiêu: Đại Tống Tuần san Thời đại? Đúng là chuẩn xác!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...