Tôi đã tập hôn như thế nào


CHẤT LIỆU BỀN BỈ
Trải qua những sự việc đáng sợ, bạn có thêm nghị lực, lòng can đảm và sự tự tin. Nhưng rồi bạn có thể tự nhủ: “Mình đã sống qua nỗi sợ hãi này, nên mình có thể chịu đựng điu sắp xảy đến”.
Eleanor Roosevelt
Cơn ác mộng từ một ly bia
Có một giao lộ nhỏ bên hông xa lộ 128, gần thị trấn Boonville. Nếu biết nói, giao lộ này sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện buồn:
Cách đây bảy năm, anh Michael của tôi đến chơi ở một trang trại của người bạn. Họ bàn với nhau ra ngoài ăn tối. Joe cũng đến và xung phong lái xe – sau khi đã uống có mỗi một ly bia.
Chiếc xe chở bốn người trong tâm trạng vui sướng rẽ sang xa lộ lộng gió. Không ai biết mình đang đi đâu. Bất thình lình, xe của họ lạc tay lái qua làn đường ngược chiều, đâm sầm vào một chiếc xe đang lao đến.

Khi đó, chị em tôi đang ngồi nhà xem một bộ phim hấp dẫn bên lò sưởi ấm áp. Sau đó chúng tôi đi ngủ. Lúc 2 giờ sáng, một nhân viên cảnh sát đánh thức mẹ tôi dậy để báo một tin kinh khủng, Michael đã chết.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy trong tiếng khóc của mẹ và chị. Tôi hoang mang, ngơ ngác, đưa tay dụi đôi mắt vẫn còn ngái ngủ. “Chuyện gì vậy mẹ?”, tôi hỏi. Mẹ hít một hơi thật sâu rồi nói: “Con lại đây…”
Đó là khởi đầu cho một hành trình vô định mệt mỏi và đầy đau buồn. Khi nhắc lại ngày ấy, tôi thấy tim mình vẫn còn nhói đau.
Kể lại câu chuyện này, tôi chỉ muốn nhắc bạn phải cân nhắc trước khi đi nhờ xe của người đã uống bia rượu – dù chỉ một ly.
Joe phải nhận bản án ngộ sát. Tuy nhiên hình phạt nặng nề nhất đối với anh là nỗi ân hận suốt đời về những hậu quả do mình gây ra. Gia đình tôi không bao giờ nguôi ngoai nỗi đau và suốt đời chịu nỗi ám ảnh của cơn ác mộng, tại cái giao lộ nhỏ bên hông xa lộ 128.
CHRIS LADDISH, 13 TUỔI
Kính dâng hương hồn anh MICHAEL LADDISH
Tôi chưa sống hết tuổi đời
Tôi là một nhà thống kê. Hiện giờ nỗi đau đớn đang cào xé tâm trí tôi, nỗi cô đơn đang giày vò tâm hồn tôi. Tôi mong chờ một sự đồng cảm nhưng không có ai để chia sẻ. Tôi thấy hàng ngàn người khác với thân thể cũng bị sứt sẹo nham nhở như tôi vậy. Mỗi người mang một con số và được xếp theo nhóm. Tôi được xếp vào nhóm mang tên “tử thương do tai nạn giao thông.”
Ngày tôi chết là một ngày phải đến trường như thường lệ. Bây giờ tôi mới thấy tiếc vì đã không đi xe buýt! Tôi nhớ mình đã lén mẹ lái xe đến trường với lí lẽ tự biện hộ “Lái xe là chuyện nhỏ, đứa nào bằng tuổi mình cũng lái xe được kia mà”. Khi tiếng chuông tan học lúc 2 giờ 50 chiều vang lên, tôi quẳng sách vở vào tủ cá nhân. Được rảnh rỗi đến tận sáng mai cơ mà! Tôi lao ra bãi đậu xe, hứng thú với ý nghĩ được làm chủ chiếc xe của chính mình. Tôi chẳng màng đến chuyện tai nạn có thể xảy ra. Thật là ngu ngốc – tôi lao xe hết tốc độ trong nỗi vui sướng của một con chim sổ lồng. Điều cuối cùng tôi còn nhớ là đã qua mặt một bà lão đang chạy xe với tốc độ còn thua cả rùa bò. Bỗng tôi nghe một tiếng va chạm dữ dội và cảm nhận một cú xóc nẩy người. Kính và các mảnh sắt văng tung tóe. Cả người tôi đổ nhào và dường như nổ tung ra từng mảnh. Tôi nghe mình hét lên một tiếng khủng khiếp.
Bỗng nhiên, tôi tỉnh giấc. Vắng lặng quá. Một viên cảnh sát đang đứng phía trên đầu tôi, một bác sĩ đứng bên cạnh. Người tôi dập nát. Máu me bê bết. Những miếng kính vỡ cắm khắp người. Thật lạ là tôi chẳng cảm thấy đau đớn gì cả. Này, đừng có phủ khăn trắng lên người tôi nhé. Tôi không thể chết được đâu. Tôi chỉ mới 17 tuổi thôi mà. Tối nay tôi còn có một cuộc hẹn nữa đó. Cả một tương lai tươi sáng đang tôi phía trước đấy. Tôi chưa sống hết đời nên tôi không thể chết được đâu.
Sau đó tôi được đặt vào một ngăn tủ kéo chờ người thân đến nhận diện. Sao gia đình tôi lại phải gặp tôi trong hoàn cảnh như thế này nhỉ? Tại sao tôi buộc phải chứng kiến cảnh tôi đối diện với thử thách nghiệt ngã nhất trong đời? Còn ba tôi thì bỗng dưng trông già khọm hẳn. Ba đau đớn nói với nhân viên trực: “Đúng, cháu là con tôi.”
Đám tang của tôi được cử hành ngay sau đó. Tôi thấy tất cả bà con họ hàng và bạn bè đi ngang quan tài để nhìn tôi lần cuối bằng những đôi mắt u buồn tiếc thương. Một vài đứa bạn gái nắm lấy tay tôi và khóc rấm rứt.

Ai đó, xin hãy làm ơn đánh thức tôi dậy và mang tôi ra khỏi đây đi. Tôi không thể chịu nổi khi nhìn thấy ba mẹ đau đớn suy sụp như thế. Ông bà của tôi cũng vì quá đau buồn mà không thể bước đi được. Anh chị của tôi thì thẫn thờ bước đi như xác không hồn. Tất cả mọi người, và ngay chính tôi không thể tin điều này lại xảy ra.
Xin làm ơn đừng chôn tôi, tôi chưa chết đâu! Tôi còn có một cuộc đời dài và bao nhiêu việc phải làm. Tôi muốn được chạy nhảy và vui chơi, tôi muốn nhảy múa và ca hát. Xin làm ơn đừng bỏ tôi vào trong lòng đất lạnh! Con van ngài, Chúa thiêng liêng, nếu ngài cho con một cơ hội nữa, con sẽ đi xe buýt và chỉ lái xe khi đủ tuổi. Tất cả những gì con muốn là một cơ hội nữa. Xin hãy làm ơn đi, Chúa của con, vì con chỉ mới 17 tuổi thôi mà.
JOHN BERRIO
Em sẽ giành được huy chương vàng
Vào mùa xuân năm 1995, tôi được mời đến nói chuyện với học sinh tại một trường trung học. Khi chương trình kết thúc, ông hiệu trưởng hỏi tôi có muốn đến thăm một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt không. Em ấy không đi học nữa vì mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng thiết tha mong được gặp tôi. Thế là tôi đã đồng
Trên chặng đường chín dặm lái xe đến nhà Matthew, tôi biết thêm một vài điều về em. Em bị bệnh loạn dưỡng cơ. Khi mới chào đời, các bác sĩ dự đoán em không thể sống quá năm tuổi, sau đó họ lại thông báo rằng em không thể sống qua tuổi lên mười. Lúc gặp tôi em đã mười ba tuổi, và điều tôi muốn biết hơn cả chính là sức chiến đấu cừ khôi của em. Em muốn gặp tôi vì tôi là một vận động viên cử tạ cường tráng đoạt huy chương vàng, biết nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi những ước mơ.
Tôi đã nói chuyện với Matthew hàng giờ liền. Thay vì phàn nàn “Tại sao em phải chịu cảnh bệnh tật đau đớn này?”, em chỉ nói về chiến thắng, về những giấc mơ. Em không khi nào than phiền về chuyện bị các bạn cùng lớp chọc ghẹo vì dáng vẻ oặt ẹo bệnh hoạn của em, mà chỉ bày tỏ niềm hy vọng có một ngày được cử tạ cùng với tôi.
Sau cuộc trò chuyện, tôi mở vali lấy ra chiếc huy chương vàng đầu tiên của mình và quàng vào cổ em. Tôi bảo em còn mạnh mẽ hơn cả một nhà vô địch và biết nhiều hơn cả tôi về việc làm thế nào vượt qua trở ngại để đi đến thành công. Em nhìn vào tấm huy chương một lúc, rồi gỡ nó ra và trao lại cho tôi. Em nói: “Anh Rick này, anh là một nhà vô địch. Chiếc huy chương này là của anh. Một ngày nào đó, khi em tham gia Thế vận hội và giành huy chương vàng, em sẽ khoe với anh.”
Mùa hè năm ngoái, tôi nhận được lá thư của cha mẹ Matthew thông báo em đã qua đời. Họ gửi kèm lá thư em đã viết cho tôi vài ngày trước đó.

Anh Rick thân mến,
Mẹ bảo em nên viết cho anh một lá thư cảm ơn vì chuyến viếng thăm đặc biệt của anh. Em cũng muốn báo cho anh biết là các bác sĩ bảo em không còn sống được mấy ngày nữa. Em cảm thấy khó thở và xuống sức nhanh quá, nhưng em vẫn cố gắng cười với hết khả năng của mình. Em biết là em sẽ không bao giờ khỏe như anh và chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội cùng nhau cử tạ nữa.
Em đã nói với anh là một ngày nào đó em s tham gia Thế vận hội và giành huy chương vàng. Bây giờ em đã không còn cơ hội thực hiện ước mơ đó, nhưng em vẫn là nhà vô địch, và Chúa cũng biết điều đó. Ngài biết em không phải là người bỏ cuộc, và khi em về đến thiên đường, Chúa sẽ thưởng cho em chiếc huy chương vàng, lúc đó em sẽ khoe với anh. Cám ơn tình cảm anh dành cho em.
Bạn của anh,
Matthew
RICK METZGER


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui