Tôi đã tập hôn như thế nào


Em muốn cảm ơn cô
Chúng ta ai cũng có những ưu điểm, và khi được khích lệ, những ưu điểm đó sẽ đem lại thành công đáng kể.
George Adams
Trong tiết học của cô Virginia, chúng tôi cười khúc khích, thụi lưng nhau thình thịch và bình phẩm sôi nổi về một tin tức sốt dẻo nhất trong ngày, chẳng hạn như cái màu tím kỳ cục trên đôi mắt của Cindy hôm nay. Cô Virginia đằng hắng bảo chúng tôi im lặng, rồi cô cười và tuyên bố:
“Hôm nay, các em sẽ bắt đầu mình.”
Cả lớp, đứa nào cũng ngơ ngác nhìn nhau, chọn nghề ư? Chúng tôi chỉ mới mười ba mười bốn tuổi thôi mà. Cô giáo nghĩ gì thế nhỉ?
Bọn trẻ chúng tôi trố mắt nhìn cô Virginia. Cô hơi kì quái với cái búi tóc sau gáy, và cái miệng lúc nào cũng như cười vì hàm răng hô. Thế nên, đáng lí phải trân trọng những kỹ năng sư phạm của cô, thì tụi học sinh quỷ quái chỉ biết cười cợt diện mạo của cô mà thôi.
Hơn nữa, chúng tôi cũng không mấy thích cô vì cô hay bày vẽ chuyện này chuyện nọ để ép buộc chúng tôi làm, chẳng hạn như chuyện chọn nghề trong tiết học sáng nay.
Cô nói tiếp với một vẻ mặt rạng rỡ – như thể đây là một nhiệm vụ cao cả nhất mà cô phải thực hiện trong lớp hàng năm vậy:
“Đúng thế, sớm muộn gì các em cũng phải chọn cho mình một nghề nào đó. Để chuẩn bị cho việc chọn nghề, các em sẽ trả lời bản nghiên cứu các nghề nghiệp mà mình muốn chọn. Mỗi em sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn một nhân vật nào đó trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, rồi sau đó báo cáo bằng miệng trước lớp.”
Tan học, chúng tôi về đến nhà mà lòng vẫn còn hoang mang bối rối. Làm sao một đứa trẻ mười ba tuổi biết mình có thể làm nghề gì cơ chứ! Sau khi tự kiểm tra khả năng của mình, tôi đã lọc ra được ba môn: vẽ, ca hát và viết lách. Nhưng kết quả môn vẽ của tôi tệ quá, còn mỗi khi tôi cất giọng oanh vàng thì bà chị yêu quý của tôi phải hét lên: “Ối giời ôi, hát với hỏng”. Thế là tôi chỉ còn cách chọn môn viết văn.
Những tiết học sau đó, cô Virginia thường xuyên kiểm tra chúng tôi. Các em làm tới đâu rồi? Ai đã chọn được nghề cho mình rồi? Cuối cùng, đứa nào cũng chọn được một nghề. Tôi thì chọn nghề viết báo; thế mà chỉ mới nghĩ đến việc gặp gỡ và phỏng vấn một nhà báo, tôi đã lo ngay ngáy.
Tôi khép nép ngồi đối diện anh phóng viên và lí nhí chào. Anh nhìn tôi và bảo: “Em có mang theo bút chì hay bút mực không?”
Tôi lắc đầu.
“Thế còn giấy?”

Tôi lại lắc đầu.
Chắc chắn anh nhận thấy nỗi nhát đảm trong tôi, còn tôi thì nhận được lời nhắc nhở quý báu đầu tiên về công việc của một nhà báo: “Đừng bao giờ, đừng bao giờ quên mang theo một cây viết hay tờ giấy phòng khi em cần ghi chép.”
Trong 90 phút sau đó, anh kể cho tôi nghe vô số những câu chuyện phạm pháp và các vụ tai nạn. Anh kể rằng anh không bao giờ quên được một vụ hỏa hoạn khủng khiếp đã thiêu chết cả một gia đình bốn người. Thậm chí đến bây giờ khi nhắc lại, anh vẫn còn nghe thoang thoảng mùi da thịt cháy khét.
Vài ngày sau, bằng trí nhớ, tôi báo cáo toàn bộ cuộc phỏng vấn với những câu chuyện hấp dẫn. Kết quả, tôi đã đạt được điểm A.
Vào cuối năm học, ấm ức cô Virginia vì cái công việc khó khăn mà cô bắt cả lớp phải làm, mấy đứa quậy phá trong lớp bày chuyện trả thù cô. Chờ cô đi đến một khúc cua, bọn chúng đã ném mạnh một cái bánh vào giữa mặt cô. Tuy chỉ sây sát nhẹ, nhưng tâm lí cô bị tổn thương trầm trọng. Cô đã phải nghỉ dạy trong nhiều ngày liền. Khi biết chuyện, tôi cảm thấy lòng mình quặn đau. Tôi hổ thẹn và nhục nhã thay cho tụi bạn của tôi, học hành thì chẳng ra gì mà chỉ giỏi tài chọc phá.
Nhiều năm sau, tôi đã quên cô Virginia và bài thực tập hướng nghiệp. Hiện nay, tôi đang học đại học và chuẩn bị chọn nghề. Ba tôi thì muốn tôi theo nghề kinh doanh, một nghề mà lúc bấy giờ nhiều người cho là thời thượng duy có điều tôi chẳng biết kỹ năng kinh doanh là cái quái gì. Sau đó, nhớ đến cô Virginia cùng ước muốn trở thành một nhà báo của tôi trước đây, tôi liền gọi điện cho ba mẹ.
“Con không chọn nghề kinh doanh đâu ba mẹ ạ”.
Im lặng sững sờ ở đầu dây bên kia. Cuối cùng ba tôi cũng lên tiếng:
“Con định làm nghề gì?”
“Viết báo.”
Tôi có thể nói ngay là ba mẹ tôi rất thất vọng, nhưng cũng không ngăn cản tôi. Ba mẹ chỉ khuyến cáo tôi là môi trường đó phức tạp như thế nào và tôi phải thận trọng với những cạnh tranh nghề nghiệp ra sao.
Những điều ba mẹ lo lắng quả không sai. Nhưng nghề báo đã thấm vào máu thịt tôi rồi. Làm báo là cơ hội được tự do tiếp xúc với những người hoàn toàn xa lạ để tìm hiểu về những gì đang diễn ra, học cách đặt những câu hỏi để có được những câu trả lời liên quan đến nghề nghiệp và cả bản thân của mình. Vì thế tôi rất tự tin.
Trong 12 năm qua, có lúc tôi không tin được mình đã thành công đến thế, tôi viết đủ thứ, từ những vụ giết người cho đến tai nạn máy bay, và nói cho cùng, viết báo đích thực là sở trường của tôi. Tôi cũng thích viết về những khoảnh khắc bi thảm và yên bình trong cuộc sống, bởi vì tôi nhận thấy điều đó ít nhiều cũng giúp ích cho bạn đọc.
Một hôm, khi nhận được một cú điện thoại xin gặp để phỏng vấn, bỗng dưng bao kỷ niệm cũ ùa về trong tôi, và tôi nhận ra rằng nếu không nhờ cô Virginia, chắc hẳn tôi đã không ngồi ở văn phòng này.
Có thể cô Virginia không hề biết rằng, nếu không có sự giúp đỡ của cô, thì chắc chắn tôi sẽ không trở thành một nhà báo - nhà văn. Lúc này chắc hẳn tôi đang quay cuồng trong cái thế giới kinh doanh, với những tính toán bủa vây hết ngày này qua ngày khác. Tôi lại nghĩ về các bạn trong lớp, không biết họ đã thu hoạch được gì qua bài học hướng nghiệp của cô.

Người ta thường hỏi tôi: “Tại sao cô lại chọn nghề báo?”
“À, anh thấy đấy, tất cả là nhờ cô giáo Virginia của tôi…”, tôi luôn bắt đầu câu trả lời của mình như vậy trong nỗi ước mong giá như tôi có cơ hội cảm ơn cô.
Tôi tin rằng bất kì ai, khi hồi tưởng thời còn cắp sách đến trường, ắt hẳn cũng bắt gặp một hình ảnh giống như cô giáo Virginia của chúng tôi. Cô đã giúp chúng tôi định hình ước mơ của mình mà không được đền đáp. Ấy vậy mà chúng tôi luôn bày trò nghịch ngợm khiến cô ấy buồn lòng. Phải chi chúng tôi biết cám ơn và xin lỗi cô đúng lúc, để không bao giờ phải hối tiếc.
DIANA L. CHAPMAN
Theo đuổi giấc mơ
Trong những giờ phút đen tối nhất thì tâm hồn lại được tiếp thêm nguồn sinh lực và sức mạnh để tiếp tục chịu đựng sự thử thách.
Heart Warrior Chosa
“Điều đó có thật không, hay thầy chỉ viết nó lên bảng tin lớp vì nó có vẻ hấp dẫn thôi?”“Thật cái gì chứ?”, tôi hỏi mà không ngước nhìn lên.
“Cái câu mà thầy viết đó: Nếu bạn nghĩ về nó và tin nó thì bạn có thể đạt được nó.”
Lúc này, tôi mới ngước nhìn người nói, thì ra đó là Paul, một trong những học sinh mà tôi mến nhất, nhưng lại hoàn toàn không phải là một trong những học sinh giỏi nhất của tôi. Tôi nói:
“À, thế này Paul ạ, tác giả của câu nói này là Napoleon Hill. Ông đã nghiệm ra điều này sau nhiều năm tìm hiểu cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng. Ông đã phát hiện rằng ai cũng có ý niệm, chỉ có điều ý niệm đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nhà văn Jules Verne lại nói một cách khác: Bất cứ điều gì mà trí óc một người có thể tưởng tượng ra, thì trí óc của một người khác cũng có thể nghĩ ra.”
Paul hỏi bằng một giọng sôi nổi khiến tôi phải lưu tâm hơn:
“Ý thầy là nếu em có một ý tưởng và tin vào ý tưởng đó, thì em có thể thực hiện được?”
“Theo những gì mà thầy đã thấy và đã đọc, thì đó không phải là một lý thuyết suông, mà là một sự thật lịch sử, Paul à.”

Paul đút hai tay vào túi quần hiệu Levi’s và bước chầm chậm quanh phòng. Sau đó em quay lại và nhìn tôi bằng ánh mắt kiên nghị:
“Thưa thầy, em lúc nào cũng là một học sinh dưới trung bình, và em biết rằng sau này em sẽ phải trả giá cho điều đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu em nghĩ và tin rằng em là một học sinh giỏi,… rằng em thậm chí cũng có thể đạt được danh hiệu đó?”
“Được thôi Paul, nhưng em nên nhớ rằng nếu em thật sự tin thì em phải hành động để đạt được điều đó. Thầy tin rằng trong em có một nghị lực mạnh mẽ, và một khi em biết kết hợp, chắc chắn em có thể làm được những chuyện tốt đẹp để tự giúp mình.”
“Em chưa hiểu, kết hợp nghĩa là sao?”, Paul hỏi.
“Về thực chất, Paul à, Chúa chỉ cho chúng ta củi, còn chính chúng ta mới là người đánh diêm.”
Sau phút im lặng đầy nghi ngờ, Paul nói: “Vâng thưa thầy, em sẽ là người đánh diêm. Đến cuối học kỳ này, em sẽ là một học sinh loại B cho thầy xem.”
Lúc đó đã là tuần thứ năm của học kỳ, và trong lớp tôi, Paul là một học sinh loại D.
“Đó là một ngọn núi cao đấy Paul, nhưng thầy tin chắc rằng em sẽ leo đến đỉnh trong thời gian ngắn nhất.” Cả hai thầy trò tôi cùng cười và em xin phép đi ăn trưa.
Trong 12 tuần lễ tiếp theo, Paul đã cho tôi một kinh nghiệm hứng thú nhất trong nghề giáo của tôi. Em đã thể hiện đức tính cầu tiến của mình một cách sắc sảo“Thật cái gì chứ?”, tôi hỏi mà không ngước nhìn lên.
“Cái câu mà thầy viết đó: Nếu bạn nghĩ về nó và tin nó thì bạn có thể đạt được nó.”
Lúc này, tôi mới ngước nhìn người nói, thì ra đó là Paul, một trong những học sinh mà tôi mến nhất, nhưng lại hoàn toàn không phải là một trong những học sinh giỏi nhất của tôi. Tôi nói:
“À, thế này Paul ạ, tác giả của câu nói này là Napoleon Hill. Ông đã nghiệm ra điều này sau nhiều năm tìm hiểu cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng. Ông đã phát hiện rằng ai cũng có ý niệm, chỉ có điều ý niệm đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nhà văn Jules Verne lại nói một cách khác: Bất cứ điều gì mà trí óc một người có thể tưởng tượng ra, thì trí óc của một người khác cũng có thể nghĩ ra.”
Paul hỏi bằng một giọng sôi nổi khiến tôi phải lưu tâm hơn:
“Ý thầy là nếu em có một ý tưởng và tin vào ý tưởng đó, thì em có thể thực hiện được?”
“Theo những gì mà thầy đã thấy và đã đọc, thì đó không phải là một lý thuyết suông, mà là một sự thật lịch sử, Paul à.”
Paul đút hai tay vào túi quần hiệu Levi’s và bước chầm chậm quanh phòng. Sau đó em quay lại và nhìn tôi bằng ánh mắt kiên nghị:
“Thưa thầy, em lúc nào cũng là một học sinh dưới trung bình, và em biết rằng sau này em sẽ phải trả giá cho điều đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu em nghĩ và tin rằng em là một học sinh giỏi,… rằng em thậm chí cũng có thể đạt được danh hiệu đó?”

“Được thôi Paul, nhưng em nên nhớ rằng nếu em thật sự tin thì em phải hành động để đạt được điều đó. Thầy tin rằng trong em có một nghị lực mạnh mẽ, và một khi em biết kết hợp, chắc chắn em có thể làm được những chuyện tốt đẹp để tự giúp mình.”
“Em chưa hiểu, kết hợp nghĩa là sao?”, Paul hỏi.
“Về thực chất, Paul à, Chúa chỉ cho chúng ta củi, còn chính chúng ta mới là người đánh diêm.”
Sau phút im lặng đầy nghi ngờ, Paul nói: “Vâng thưa thầy, em sẽ là người đánh diêm. Đến cuối học kỳ này, em sẽ là một học sinh loại B cho thầy xem.”
Lúc đó đã là tuần thứ năm của học kỳ, và trong lớp tôi, Paul là một học sinh loại D.
“Đó là một ngọn núi cao đấy Paul, nhưng thầy tin chắc rằng em sẽ leo đến đỉnh trong thời gian ngắn nhất.” Cả hai thầy trò tôi cùng cười và em xin phép đi ăn trưa.
Trong 12 tuần lễ tiếp theo, Paul đã cho tôi một kinh nghiệm hứng thú nhất trong nghề giáo của tôi. Em đã thể hiện đức tính cầu tiến của mình một cách sắc sảo khi đặt những câu hỏi rất thông minh. Em hình thành một ý thức kỉ luật qua tác phong và động cơ học tập. Dần dần, kết quả học tập của em tiến bộ thấy rõ, em đã được tuyên dương và ai cũng thấy rằng lòng tự trọng của em đã định hình. Chuyện chưa từng xảy ra là các học sinh trong lớp bắt đầu nhờ em giúp đỡ. Giữa các em đã xuất hiện một thứ tình cảm thân thiết nồng ấm và tin cậy.
Cuối cùng thì em đã chiến thắng. Vào một buổi chiều thứ sáu, khi chấm bài môn Hiến pháp trong kỳ thi cuối học kì, tôi đã xem bài làm của Paul thật lâu trước khi cầm bút đỏ chuẩn bị cho điểm. Tôi chưa bao giờ phải dùng đến cây viết ấy. Đó là một bài làm xuất sắc, điểm A+ đầu tiên của em. Ngay lập tức, tôi cộng tất cả điểm số của Paul và chia trung bình. Thật bất ngờ, điểm trung bình của cậu là A/B. Paul đã leo lên đến đỉnh núi của mình chỉ trong vòng bốn tuần mà thôi. Tôi lập tức gọi cho các đồng nghiệp để báo tin vui này.
Sáng thứ bảy, trong tâm trạng thật hân hoan, tôi lái xe đến trường để tập tiếp vở kịch Theo đuổi giấc mơ do tôi đạo. Đến bãi đậu xe tôi ngạc nhiên thấy Kathy – diễn viên hay nhất của vở kịch và là một trong những người bạn tốt nhất của Paul – đã chờ tôi ở đó, nước mắt đầm đìa trên má. Ngay khi tôi vừa mở cửa xe bước ra, cô bé liền chạy về phía tôi, gần như ngã vào người tôi trong dáng vẻ đau đớn cùng cực, và nức nở kể cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra.
Paul đến chơi nhà một người bạn và cùng với chúng bạn vào nhà kho săm soi những khẩu súng đã “lấy hết đạn.” Và rồi như bao đứa con trai khác, chúng đã chơi trò cảnh sát bắt quân gian. Một đứa chĩa khẩu súng đã “lấy hết đạn” vào đầu Paul và bóp cò. Paul ngã xuống vì một viên đạn còn sót lại trong nòng súng.
Sáng thứ hai, một giám thị bước vào lớp với bảng thông báo “gạch tên” Paul. Trên bảng thông báo này có một ô trống nằm kế dòng cột có chữ “sách” để giáo viên cho biết có giữ những bài kiểm tra của cậu hay không, và kế cái ô trống có chữ “điểm” là dòng chữ “không cần thiết.”
“Tôi không cho như thế,” tôi tự nghĩ khi ghi một chữ B màu đỏ thật to vào cái ô trống đó. Tôi đã quay mặt vào bảng để các em khác không thấy tôi đang khóc. Điểm số mà Paul mơ ước đang nằm trên bảng điểm; quần áo mới được mua bằng tiền đi giao báo buổi sáng vẫn còn nằm trong tủ; bạn bè, bằng khen, phần thưởng môn bóng đá của em vẫn còn đó, nhưng… Paul đã đi xa. Tại sao?
Có một điều an ủi trong nỗi đau buồn tột cùng này là mọi người trở nên khiêm tốn đến mức ai cũng nhớ lời hứa của Paul, và dường như em chưa bao giờ lìa xa chúng tôi.
“Hãy xây thêm nhiều tòa lâu đài tráng lệ nữa đi, hỡi tâm hồn của tôi.” Lời thơ cổ đó làm tôi xúc động nhận ra rằng Paul đã để lại nhiều thứ khi ra đi. Nước mắt bắt đầu ráo và nụ cười lại xuất hiện trên môi khi tôi tưởng như Paul vẫn còn hiện diện đâu đây. Em vẫn đang suy nghĩ, vẫn tin tưởng và sẽ đạt được điều mình mong muốn với niềm đam mê học hỏi, tính kỷ luật, ý thức định hướng và lòng tự trọng. Đó chính là tòa lâu đài vô hình của tâm hồn mà hiện giờ chúng tôi đang nhận được.
Paul đã để lại cho chúng tôi một tài sản vô cùng quý giá. Lúc đang ở bên ngoài nhờ vào ngày tang lễ của Paul, tôi tập hợp đội kịch lại và thông báo rằng ngày mai buổi tập kịch sẽ được tiếp tục. Để tưởng nhớ đến Paul cùng niềm tin và sự cố gắng của em, chúng tôi lại một lần nữa theo đuổi những giấc mơ.
JACK SCHLATTER


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui