TÌNH YÊU VÀ SỰ TỬ TẾ
Sự tử tế trong lời nói tạo ra sự tự tin
Sự tử tế trong suy nghĩ tạo ra sự sâu sắc
Sự tử tế trong cống hiến tạo ra tình yêu thương.
Lão Tử
Bí mật của niềm hạnh phúc
Nếu bạn mun được mọi người yêu thương, thì hãy yêu và trở nên
CBenjamin Franklin
Có một chuyện ngụ ngôn rất hay về một cô gái mồ côi, không gia đình, họ hàng và cũng không có ai yêu thương cô. Một ngày kia, không thể chịu đựng nỗi buồn bã và cô đơn, cô lang thang trên một cánh đồng và chợt trông thấy một con bướm nhỏ mắc kẹt giữa bụi gai. Bướm ta càng vùng vẫy tìm cách thoát thân thì gai nhọn càng đâm sâu hơn vào tấm thân mảnh mai của nó. Cô nhẹ nhàng gỡ con bướm ra khỏi nơi gai góc đó. Đáng lí phải vội vàng bay đi, bướm kia lại biến thành một nàng tiên vô cùng xinh đẹp. Cô đứng sững, dụi mắt ngạc nhiên vì không tin những gì đang xảy ra trước mắt.
Nàng tiên nói với cô: “Để trả ơn lòng nhân ái của em, ta sẽ cho em một điều ước bất kì.”
Cô suy nghĩ trong giây lát rồi trả lời nàng tiên: “Em chỉ muốn được hạnh phúc mà thôi!”
Nàng tiên đáp: “Tốt lắm,” rồi cúi xuống thì thầm vào tai cô. Sau đó nàng tiên xinh đẹp biến mất.
Khi trưởng thành, cô trở thành người hạnh phúc hơn ai hết trong vùng. Ai cũng đến hỏi cô làm cách nào để được hạnh phúc như thế. Cô chỉ mỉm cười và trả lời: “Niềm hạnh phúc của em là, khi còn bé em đã lắng nghe một nàng tiên.”
Khi cô trở thành một bà lão, già cả và sắp qua đời, mọi người trong làng đều đứng quanh giường bệnh của bà. Ai cũng sợ bà mất đi và đem theo bí quyết sống hạnh phúc nên khẩn khoản nài nỉ: “Xin hãy nói cho chúng tôi biết, tôi van bà, xin hãy nói cho chúng tôi biết nàng tiên tốt bụng kia đã nói gì với bà.”
Bà lão đáng yêu mỉm cười và bảo rằng: “Nàng tiên chỉ nói với tôi rằng mọiung quanh, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù yên ổn đến thế nào đi nữa, cũng đều cần đến tôi.”
KHUYẾT DANH
Người kể sưu tầm
Bà Link
Tôi đã 18 tuổi, chuẩn bị vào đại học với bàn tay trắng. Để kiếm tiền, tôi phải lặn lội đến những xóm làng vắng vẻ, gõ cửa từng ngôi nhà cũ kĩ để bán sách. Một ngày kia, khi đang đứng trước cổng một ngôi nhà, tôi chợt thấy một bà cụ dong dỏng cao trong bộ áo khoác vội vã bước ra. Đó là bà Link, khoảng tám mươi tuổi nhưng vẫn còn phảng phất nét đẹp thời thanh xuân. Ra đến cổng, bà vui mừng bảo tôi: “A, cháu yêu đây rồi! Bà đợi cháu đã lâu! Chúa bảo rằng thế nào hôm nay cháu cũng đến.” Thì ra bà Link cần người làm vườn và giúp việc nhà. Bà ngỡ rằng tôi đến đây để xin việc. Tôi là ai mà dám tranh cãi với Chúa cơ chứ?
Thế là ngày hôm sau tôi bắt đầu làm việc cho bà Link. Một ngày tôi phải làm sáu giờ, vất vả mệt nhọc hơn bất cứ công việc nào mà tôi đã từng làm trước đây. Bà Link chỉ cho tôi cách trồng hành, cách lựa chọn những loại hoa cỏ để nhổ bỏ và phải biết dồn cây héo ở chỗ nào. Tôi phải làm vườn bằng một chiếc máy cắt trông như là đồ cổ vậy. Khi tôi hoàn thành công việc trong ngày, bà Link khen ngợi tôi, rồi nhìn vào chiếc lưỡi cắt ở phía dưới chiếc máy: “Hình như cháu vừa mới cắt trúng một cục đá thì phải. Để bà đi lấy cái giũa.” Ngay lập tức tôi hiểu được vì sao mọi dụng cụ của bà tuy có vẻ cũ kĩ, nhưng vẫn dùng tốt không kém gì hồi mới mua về. Bà trả công cho sáu giờ làm việc của tôi bằng một tờ ba đôla. Đó là vào năm 1978. Chúa quả là công bằng đấy nhỉ?
Trong tuần kế, tôi dọn dẹp nhà cho bà Link. Bà chỉ dẫn cặn kẽ cách làm sạch tấm thảm Ba Tư cổ bằng một chiếc máy hút bụi cổ lỗ sĩ. Khi tôi hút bụi những đồ vật quý giá, đẹp đẽ, bà cho biết đã tậu được chúng ở những nơi nào khi bà chu du khắp thế giới. Đến bữa trưa, bà làm món rau xào hái ngoài vườn. Chúng tôi cùng ăn một bữa cơm thật ngon miệng và có một ngày làm việc thật thích thú.
Vài tuần sau đó, tôi trở thành tài xế của bà. Món quà cuối cùng mà ông Link tặng bà là một chiếc xe hơi mới toanh, lộng lẫy. Đến nay, nó đã ba mươi lăm tuổi rồi mà vẫn còn cáu cạnh, bóng loáng.
Bà Link không thể có con, nhưng em gái, cháu gái và cháu trai của bà vẫn thường lui tới với bà. Thêm vào đó, bà quen biết rộng rãi nhờ tích cực hoạt động xã hội và rất được hàng xóm yêu quý.
Đã một năm rưỡi qua đi kể từ ngày tôi gặp bà Link. Công việc học tập, làm thêm và đi lễ nhà thờ đã chiếm hầu hết thời gian biểu của tôi, do đó dần dần tôi ít có cơ hội gặp bà Link. Vì thế tôi đã kiếm cho bà một cô bé giúp việc khác.
Ngày lễ Tình yêu sắp đến, vì quá dè dặt và tệ hơn nữa là đang túng tiền, tôi đã chọn ra một danh sách chỉ có vài người để gửi quà chúc mừng. Mẹ tôi liếc vào danh sách và nói: “Con nên gửi cho bà Link một món quà chúc mừng.”
Tôi ngạc nhiên, hoài nghi hỏi mẹ: “Vì sao hở mẹ? Bà Link có cả một gia đình, nhiều bạn bè và hàng xóm. Bà lại hoạt động năng nổ thế kia thì không ai quên gửi quà cho bà đâu. Hơn nữa, con không còn làm việc cho bà nữa, có lẽ bà cũng không mong con gửi quà chúc mừng, mẹ nhỉ? ”
Mẹ vẫn khăng khăng: “Thế thì con tặng bà Link một tấm thiệp vậy.”
Vào ngày lễ, tôi cố giấu vẻ ngượng ngùng khi tặng bà Link một bó hoa nhỏ thật đẹp và bà đã nhận bằng một thái độ hết sức trân trọng.
Vài tháng sau tôi ghé thăm bà Link. Trong phòng khách đầy những đồ vật quý giá đẹp đẽ, ngay giữa chiếc áo choàng của bà, nổi bật một bó hoa đã khô héo – món quà duy nhất mà bà Link nhận được trong năm.
SUSAN DANIELS ADAMS
Cho là dạy cách cho
Bạn có bao giờ biết rằng chỉ một hành động đơn giản của lòng tử tế sẽ tạo ra niềm hạnh phúc lớn lao đến thế nào.
Bree Abel
Hôm đó là một ngày lý tưởng để đi dạo vòng quanh thị trấn Portland. Tôi và một nhóm bạn cùng làm nghề luật, được nghỉ mấy ngày nên thích đi vòng vòng ra ngoài hít thở khí trời hơn là đi cắm trại. Thời tiết thật tuyệt vời cho một cuộc họp mặt ngoài trời, nên chúng tôi chọn một góc thuận lợi trong một công viên nhỏ của thị trấn để ngắm cảnh và cùng ăn trưa. Vì mỗi người thích mỗi món khác nhau, nên chúng tôi quyết định chia ra, ai muốn mua gì thì tùy, sau đó quay về bãi cỏ này.
Khi cô bạn Robby đi mua bánh hotdog, tôi cũng đi theo. Chúng tôi cùng xem người bán hàng đặt từng miếng xúc xích nóng vàng lên ổ bánh mì, đúng như Robby mong muốn. Nhưng ngay khi cô lấy tiền ra trả, thì người bán hàng đã làm chúng tôi rất ngạc nhiên
Ông nói: “Hôm nay tôi thấy trong lòng rất thoải mái, nên không lấy tiền, coi như đây là quà tặng của tôi trong ngày.”
Chúng tôi cùng nói lời cảm ơn, sau đó quay về với đám bạn trong công viên. Trong khi mọi người ăn uống và trò chuyện, tôi để ý thấy có một ông lão ngồi gần đó cứ nhìn chúng tôi. Trông bộ dạng của ông, tôi chắc rằng ông đã không tắm trong nhiều ngày. Lại một người vô gia cư nữa, như bất kì người vô gia cư nào bạn gặp trong các thành phố. Do đó tôi cũng không để ý đến ông nữa.
Ăn uống xong, chúng tôi chưa muốn về, mà có ý định đi dạo thêm vài vòng. Khi Robby và tôi đến thùng rác để bỏ các hộp đựng thức ăn, tôi nghe giọng của ai đó hỏi một cách khẩn khoản: “Không còn chút gì trong hộp à?”
Đó chính là ông lão đã nhìn chúng tôi ăn uống. Tôi không biết phải nói gì hơn: “Hết trơn rồi.”
“Ồ”, ông lão chỉ đáp lại có thế, giọng nói không một chút e dè. Ông lão đói quá, nên chắc chắn rất tiếc nếu có ai vất đi thứ gì còn ăn được, và cứ chờ bên thùng rác để hỏi câu này.
Tôi cảm thấy rất thương cho ông lão bất hạnh này, nhưng không biết nên làm gì. Ngay lúc đó, Robby nói với tôi: “Đợi mình một tí, mình sẽ quay lại ngay”, rồi chưa dứt câu đã chạy đi mất. Tôi dõi theo và thấy Robby ghé vào tiệm hotdog ban nãy. Tôi hiểu ngay cô đang làm gì. Cô mua một cái bánh hotdog, rồi quay lại chỗ thùng rác và đưa cho ông lão.
Khi trở lại với đám bạn, cô nói một câu đơn giản: “Mình chỉ chuyển điều tử tế mà người khác đã dành cho mình thôi.”
Hôm đó tôi đã học được một bài học về lòng nhân ái, rằng, khi bạn cho ai một điều gì, bạn cũng dạy cho họ biết cách cho người khác.>
ANDREA HENSLEY
Hãy nói với thế giới giùm tôi
Tôi tìm tâm hồn mình
Nhưng tìm hoài không thấy.
Tôi tìm Thượng đế
Nhưng Ngài lại lẩn tránh.
Tôi đi tìm anh tôi
Và gặp được cả ba người.
Khuyết danh
Khoảng 14 năm trước, khi đứng quan sát những sinh viên đại học xếp hàng vào lớp trong buổi khai giảng khóa thần học về đức tin, tôi chợt chú ý đến Tommy, em đang vuốt mái tóc dài quá vai của mình. Tôi nhận thấy cậu sinh viên này quả thật rất lạ.
Tommy dần dần dường như trở thành đối thủ của tôi. Em thường xuyên phản đối hay luôn chế giễu niềm tin có một Thượng đế với tình yêu vô điều kiện. Khi kết thúc buổi thi kiểm tra cuối khóa, Tommy hỏi tôi bằng một giọng giễu cợt nhẹ nhàng: “Thầy nghĩ có khi nào em lại tìm được Thượng đế không?”
“Không”, tôi trả lời một cách dứt khoát.
Tommy mỉa mai: “Ồ, em nghĩ đó là một sản phẩm mà thầy đang quảng cáo.”
Tôi để cho Tommy bước khỏi cửa năm bước rồi nói với theo: “Thầy nghĩ chẳng khi nào em gặp được Thượng đế đâu, nhưng thầy tin chắc rằng Ngài sẽ tìm ra em đấy.” Tommy nhún vai và bỏ đi. Tôi cảm thấy hơi thất vọng vì em chưa hiểu được ý của tôi.
Sau đó tôi rất vui khi hay tin Tommy tốt nghiệp. Nhưng kế đến là một tin xấu: Tommy bị ung thư giai đoạn cuối. Em đã tìm gặp tôi trước khi tôi tìm ra em. Tommy bước vào văn phòng của tôi với dáng hình rất tiều tụy và mái tóc dài không còn sợi nào sau những đợt hóa trị. Nhưng đôi mắt em vẫn rất tinh anh và trong giọng nói của em, lần đầu tiên, tôi nhận thấy một niềm quả cảm.
Tôi thốt lên: “Tommy! Thầy vẫn thường xuyên nghĩ về em. Thầy nghe nói em bệnh rất nặng.”
“Vâng, em bị bệnh nặng lắm. Ung thư. Chỉ còn vài tuần nữa thôi thầy ạ.”
“Em có thể kể cho thầy nghe không?”
“Vâng, tất nhiên. Thầy muốn biết điều gì ạ?”
“Em cảm thấy thế nào khi biết mình sắp chết mà tuổi đời mới ngoài đôi mươi?”
Tommy nói với tôi: “Điều đó thật tệ hại, giống như một người đang ở tuổi ngũ tuần mà chỉ biết rượu, đàn bà và tiền bạc là những thứ quý giá nhất trên đời ”. Và Tommy cho biết lý do em đến tìm t
“Em đến tìm thầy là vì những điều thầy đã nói với em trong ngày cuối cùng của khóa học. Lúc đó em hỏi thầy rằng, liệu có khi nào em gặp được Thượng đế không và thầy khẳng định là không, điều đó làm cho em ngạc nhiên hết sức. Nhưng sau đó thầy lại bảo Thượng đế sẽ tìm thấy em. Em suy nghĩ mãi về điều đó mặc dù em không hề có ý định tìm kiếm ông ta.”
“Nhưng khi các bác sĩ mổ lấy đi khối u ở háng và bảo rằng đó là một khối u ác tính, em lại muốn tìm gặp Thượng đế hơn bao giờ hết. Khi khối u ác tính này di căn sang các cơ quan nội tạng, em ao ước được gõ những cánh cửa của thiên đường để tìm sự cứu giúp. Nhưng vẫn không có gì thay đổi. Và, một ngày kia khi thức dậy, thay vì cố gắng một cách tuyệt vọng để tìm kiếm một phép lạ, em đã bỏ mặc cho số phận. Em quyết định chẳng cần quan tâm đến Thượng đế, hay bất cứ điều gì tương tự như thế nữa.”
“Em đã quyết định dành khoảng thời gian ít ỏi còn lại để làm những công việc quan trọng hơn. Em nghĩ về thầy và những lời của thầy: ‘Nỗi buồn đáng cho ta quan tâm nhất chính là sống mà không có tình yêu. Nhưng cũng có một nỗi buồn khác không kém, là từ bỏ thế giới này mà không kịp nói cho những người chúng ta yêu thương rằng chúng ta yêu thương họ.’ Thế là em bắt đầu nói chuyện với người mà em cho là khó nhất: ba của em.”
“Ba Tommy đang ngồi đọc báo khi em đến.
“Ba à, con muốn nói chuyện với ba.”
“ À, được. Nói đi.”
“ Ý con muốn nói là, điều này rất quan trọng.”
“ Tờ báo được hạ xuống một tí: “Điều gì thế?”
“Ba à, con yêu ba. Con chỉ muốn ba biết điều đó.”
Tommy mỉm cười với tôi khi em thuật lại khoảnh khắc ấy. “Tờ báo rơi ngay xuống nền nhà. Sau đó ba em đã làm hai việc mà em nhớ là ba chưa từng làm như thế bao giờ. Ba đã khóc và ôm em vào lòng. Rồi hai cha con trò chuyện với nhau suốt đêm, mặc dù sáng hôm sau ba còn phải đi làm.”
Tommy tiếp tục: “Nói chuyện với mẹ và em trai em thì dễ hơn, mấy mẹ con em đã ôm nhau khóc và thổ lộ với nhau những điều ấp ủ từ bấy lâu nay. Em cảm thấy hối tiếc vì lẽ ra mình nên làm thế từ lâu. Giờ đây, khi đã nằm trong tay thần chết, em mới bắt đầu mở lòng mình ra với những người thân yêu gần gũi.”
“Và một ngày kia khi quay nhìn lại, em đã thấy được Thượng đế. Ngài không đến với em khi em cầu xin ngài. Mà hình như Ngài làm mọi chuyện theo ý Ngài, vào lúc Ngài thích. Nhưng điều quan trọng là thầy đã nói đúng. Ngài đã tìm đến em ngay cả khi em không còn tìm kiếm Ngài nữa.”
Tôi thực sự kinh ngạc: “Này Tommy, thầy nghĩ em đang nói về điều bình dị hơn em cảm nhận rất nhiều. Em đang nói rằng cách chắc chắn nhất để tìm ra Thượng đế không phải là biến Ngài thành một vật sở hữu cá nhân, hay chỉ là một niềm an ủi trong lúc cần đến Ngài, mà ta phải mở rộng tấm lòng của mình ra”.
Tôi nói thêm: “Tommy à, thầy có thể nhờ em một việc không? Em có thể đến lớp thần học về đức tin của thầy và nói cho sinh viên những gì em đã nói với thầy không?”
Mặc dù chúng tôi đã định sẵn ngày, nhưng em đã không bao giờ đến. Tất nhiên, cuộc đời của Tommy không thật sự kết thúc bằng cái chết mà chỉ là một sự thay đổi. Tommy đã đi một bước quan trọng từ đức tin đến sự chứng ngộ. Em đã tìm được một cuộc đời đẹp đẽ hơn những gì mà một người trần mắt thịt có thể nhận biết hay tưởng tượng ra.
Trước khi Tommy chết, chúng tôi đã nói chuyện với nhau lần cuối cùng. Tommy nói: “Em rất tiếc là không thể nào đến với lớp học của thầy được”
“Thầy biết mà, Tommy.”
“Thầy có thể nói lại với họ giùm em được không? Thầy có thể… nói lại với cả thế giới này giùm em được không?”
“Thầy hứa, Tommy à. Thầy sẽ nói.”
JOHN POWELL, S.J.
Trước tiên, hãy yêu mến người khác
Càng biết nhiều chúng ta càng dễ tha thứ hơn,
Ai suy nghĩ sâu sắc thì sẽ dễ thông cảm cho mọi người hơn.
Madame de Stael
Craig, cậu bạn thân cùng học với tôi ở trường đào tạo sau đại học, là người luôn mang nghị lực và niềm vui sống vào bất cứ nơi nào cậu có mặt. Craig hoàn toàn tập trung chú ý vào bạn khi bạn lên tiếng, khiến bạn cảm thấy mình thật quan trọng, rằng bạn đang được lắng nghe. Vì thế, ai cũng quý mến Crai
Vào một ngày mùa thu đầy nắng ấm, Craig và tôi ngồi trên giảng đường. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy một trong những giáo sư của chúng tôi đi ngang qua bãi đậu xe ở dưới sân trường.
Tôi nói với Craig: “Tớ không muốn gặp mặt ông ta”.
“Sao thế?”, Craig hỏi.
Tôi giải thích rằng học kỳ vừa qua, ông giáo sư đó và tôi hục hặc với nhau. Tôi cảm thấy bị sỉ nhục trước lời đề nghị của ông ta và, để trả đũa, tôi đã công kích ông bằng những câu trả lời đáo để. Tôi nói thêm: “Hơn nữa, ông ta cũng đâu có ưa gì tớ.”
Craig nhìn theo bóng vị giáo sư đang đi bên dưới. Cậu ta nói: “Có lẽ cậu đã sai rồi. Cậu mới là chính người muốn quay lưng, và cậu muốn làm điều đó bởi vì cậu đang e ngại. Có thể thầy nghĩ cậu không thích thầy, nên thầy không mấy thân thiện với cậu. Nếu như cậu yêu mến thầy, thì chắc hẳn thầy cũng yêu mến cậu thôi. Hãy đi và chuyện trò với thầy một lần thử xem sao.”
Những lời nói của Craig thật có ý nghĩa. Tôi ngập ngừng đi xuống bãi đậu xe. Tôi chào giáo sư và hỏi thăm thầy về kỳ nghỉ hè vừa qua. Thầy ngạc nhiên trố mắt nhìn tôi. Rồi chúng tôi cùng bước bên nhau và trò chuyện. Lúc này tôi có thể hình dung rằng, Craig đang quan sát chúng tôi từ trên lầu cao với nụ cười thật rạng rỡ.
Craig đã giải thích cho tôi một quan niệm sống thật đơn giản, đơn giản đến mức tôi không thể tin rằng mình chưa bao giờ nghe tới. Giống như hầu hết những người trẻ tuổi, tôi không mấy tự tin khi phải đối mặt với nhiều sự việc trong nỗi e ngại bị đánh giá. Trong khi đó, thực ra, người khác cũng đang băn khoăn không biết tôi đánh giá họ như thế nào. Kể từ hôm ấy, thay vì chỉ thấy những ánh mắt soi mói của người khác, tôi đã nhận ra những ánh mắt cần chuyện trò và muốn được cùng tôi chia sẻ. Thế nên tôi đã làm quen được rất nhiều người mà lẽ ra tôi đã không bao giờ biết họhẳng hạn, có một lần, trên chuyến xe lửa đi ngang Canada, tôi đã chuyện trò với một người đàn ông mà ai cũng lẩn tránh, vì bước đi xiêu vẹo, còn giọng nói thì nhừa nhựa như thể say rượu. Tôi đã phát hiện được rằng ông vừa hồi phục sau một cơn đột quỵ. Ông từng là một kỹ sư của tuyến đường sắt mà chúng tôi đang đi, và suốt đêm hôm đó, trên cuộc hành trình, ông đã tiết lộ cho tôi biết những sự thật lịch sử: Pile O’Bones là tên được đặt cho một thung lũng, nơi có hàng ngàn bộ xương trâu bò được các tay thợ săn người Anh-điêng bỏ lại; truyền thuyết về Big Jack, một công nhân xây lắp đường ray xe lửa người Thụy Sĩ, có thể nâng những thanh đường ray nặng hơn 200 ký; một trưởng tàu tên là McDonald lúc nào cũng mang theo một con thỏ làm bạn đồng hành.
Khi ánh bình minh vừa ló dạng ở chân trời, ông ta đã nắm lấy tay tôi và nhìn vào mắt tôi: “Cám ơn cậu em vì đã lắng nghe tôi. Không có ai thèm quan tâm đến tôi như vậy đâu.” Thật ra ông không cần phải cảm ơn tôi như thế, vì chính tôi mới là người hân hạnh được trò chuyện với ông.
Tại một góc đường ồn ào náo nhiệt ở Oakland, bang California, có một gia đình hỏi đường tôi, sau đó tôi mới biết họ là những du khách đến từ vùng duyên hải hẻo lánh của nước Úc xa xôi. Tôi đã hỏi han họ về cuộc sống ở quê nhà. Chẳng mấy chốc, sau vài ngụm cà phê, họ gây hứng thú bằng những câu chuyện về một loài cá sấu nước mặn khổng lồ có “cái lưng to như cái mui xe hơi vậy.”
Mỗi một cuộc gặp gỡ là một cuộc phiêu lưu, mỗi một người là một bài học về cuộc sống. Người giàu có hay nghèo khổ, người quyền thế hay cô đơn; tất cả họ đều mơ mộng và cũng nhiều hoài nghi như tôi. Và bất cứ ai cũng có một câu chuyện để tâm sự, nếu như tôi sẵn sàng nghe họ.
Một ông lão làm thuê, râu ria lởm chởm kể cho tôi nghe ông đã kiếm cái ăn cho gia đình trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế bằng cách chĩa súng bắn xuống ao, rồi cứ thế mà vớt những con cá chết nổi lềnh bềnh vì áp lực nước. Một nhân viên tuần tra giao thông thổ lộ rằng ông đã học được những động tác của bàn tay bằng cách quan sát các đấu sĩ bò tót và những người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. Và một chuyên viên chăm sóc sắc đẹp trẻ tuổi chia sẻ niềm hạnh phúc khi nhìn khách hàng rời mỹ viện của mình trong một kiểu tóc mới với nụ cười tươi.
Chúng ta thường để cho những cơ hội như thế vụt qua. Một cô gái giản dị hay một cậu con trai với trang phục lập dị đều có những câu chuyện để chia sẻ, cũng giống như bạn thôi. Và cũng giống như bạn, họ luôn mong ước có ai đó chịu lắng nghe họ.
Đấy là tất cả những gì mà Craig biết được. Trước tiên, hãy tỏ ra yêu mến người khác, sau đó hãy hỏi han họ. Đến lúc đó hãy thử xem thứ ánh sáng bạn chiếu vào người khác có phản chiếu lại bạn sáng gấp trăm lần hay không.
KENT NERBURN
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...