Những ngày về nhà, tôi có thể cảm nhận rõkhông khí tết đang đến gần. Người người tất bật đi mua sắm những thứ cần thiết,ở chợ, những mặt hàng bày bán liên tục nhộn nhịp người người chen lấn. Hoa Tếtđược bày bán rực rỡ sắc màu. Những đứa trẻ xúng xính đòi Bố Mẹ của chúng mua cho những bộ quần áo đẹp để khoe với bạn bè.
Và rõ nhất là chuyện hai anh em tôi đang lau dọn nhà cửa.
- Mày vào dọn đống sách vở của mày đi! - Ông anh tôi giao thêm việc.
- Ông ăn gì mà khôn thế? Thế là dọn luôn cho ông luôn chứ gì?
Tôi gân cổ lên cãi lại, tất nhiên rồi, tôi không thuộc mẫu em trai hiền lành, dễ bắt nạt, thậm chí có vẻ là cứng đầu. Cứ mỗi lần như thế, lão anh tôi lại giương tay đấm ột phát rõ đau.
- Hai thằng sinh viên hết rồi chứ không phải nhỏ nhắn đâu! - Ba tôi đi lên, nhắc nhở một câu, rồi lại lắc đầu thở dài. Chắc có lẽ ông cũng đang tự hỏi không biết đến bao giờ, hai thằng con trai mình mới thôi cãi nhau vì mấy cái vụn vặt.
Tôi im lặng đi vào, không quên dúi cái ánh mắt cay cú về phía ông anh đang nở nụ cười ngạo nghễ của kẻ bề trên, đi thẳng vào phòng. Nửa năm rồi, Mẹ tôi vẫn giữ nguyên mọi thứ trong phòng của tôi, chẳng hề thay đổi một chút gì, dù chỉ là xê dịch một chồng sách.
Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở nằm im, hơi phủ bụi. Tôi hà hơi thổi nhẹ, bụi xộc lên, lờ đờ cuộn mình trong không khí. Tôi với tay lật từng cuốn vở, nghĩ đến cái thời học sinh.
Đây là cuốn vở kĩ thuật công nghiệp, cuốn vở mà thằng Phong mập bạn tôi đã vẻ cả đống người sắt và rô bốt ở đằng sau, và chỉ có may mắn, giáo viên bộ môn mới không phát hiện ra. Cuốn vở Anh Văn, ngoài những nét chữ cứng cáp của tôi ra, chữ của Dung nắn nót, gọn gàng cũng đi song hành bên cạnh. Tỉ mỉ, cẩn thận, giảng từng kiến thức một. Sợ tôi hay quên nên chú thích ở dưới cùng công thức, hoặc một cấu trúc câu.
Cuốn vở Hoá học thêm, có cả những nét chữ nghiêng của Yên, chỉ là trong một phút nghịch ngợm, hai đứa viết vào vở nhau chỉ để chọc ghẹo.
Chiếc điện thoại trên bàn rung nhẹ, báo cho chủ nhân nó biết có tin nhắn tới.
- “Thương vừa về đến nhà!”.
Tôi mới sực nhớ ra, từ hôm về tới giờ, tôi cũng chưa báo cho cô bạn một tiếng nữa. Chắc có lẽ Thương cũng biết khi tôi hoàn toàn vắng mặt ở cái phòng đối diện phòng cô nàng.
- “Về nhà rồi chắc là vui lắm nhỉ?”.
- “Chẳng có gì vui cả?”. - Một tin nhắn cụt ngủn đáp lại.
Tôi lại sực nhớ về câu chuyện Chị gái Thương,và rồi mường tưởng đủ điều, nhưng rõ ràng Thương nói mình không có chị, vậy thì điều đó hoàn toàn không có thật.
- “Sao không vui, về gặp gia đình mà không vui sao!”.
- “Vậy là vui hả?” –Một tin nhắn đáp trả cụt ngũn nữa.
Trước khi tôi kịp giảng đạo về chữ Hiếu cho cô bạn nghe, thì Thương nhanh tay hơn khi nhắn tin tạm biệt tôi trước, bảo là bận. Tôi cảm thấy có gì đó khó hiểu ở Thương, nhất là mỗi khi nói chuyện đến gia đình. Có cái gì đó hư ảo, xen chút sự thật. Cứ như con người ta đang đứng trong hoang mạc, nhiều khi thấy một hình ảnh nào đó, cũng chẳng biết nó là thật hay chỉ là ảo ảnh nữa.
Có chút gì đó bướng bỉnh giống ai đó?
Và mỗi khi nhắc tới ai đó, tôi chỉ còn biết cách thở dài, nếu trước đây, tôi kiên quyết níu giữ, thì giờ có lẽ tôi nghiêng về sự từ bỏ. Bài học từ thằng Trung, sự phai mờ của thời gian, khiến tôi vẫn phải tiếp tục bước đi, bỏ lại những gì không hợp với bản thân dù cho có không ít tiếc nuối.
- Làm đi, mày ngơ ngẩn gì đó!
Cái mặt ông anh đáng ghét lại ngó vào, tôi chẳng thèm đáp trả, mặt chùng xuống, lúi húi dọn tiếp.
Những ngày ở nhà, tôi chủ yếu lo dọn dẹp nhà cửa, rồi phụ trách làm bảo vệ đi chợ với Mẹ. Cứ tiến độ như thế, thì đến ngày hai chín Tết, nhà tôi cũng coi là hoàn hảo cho việc đón giao thừa.
- Alo, alo...! - Giọng thằng Phong gấp gáp đầu dây.
- Gì, nói lẹ lên!
- Lên quán cà phê gần trường, có chuyện gấp!
Tôi cúp máy, bật dậy. Sáng ba mươi Tết không khí se se lạnh hơn thường ngày, tôi với tay lấy chiếc áo khoác vắt ngang trên ghế, xin phép Mẹ đi chơi. Ông anh tôi thì nhất mực viện cớ chưa xong việc nhà, nhằm chọc tức tôi nhưng chẳng ăn thua.
Mười lăm phút sau, tôi có mặt tại điểm hẹn, dường như chúng nó chỉ còn chờ mỗi tôi tới.
- Muộn mày! - Mấy thằng cùng lớp càm ràm khi thấy tôi lững thửng đi vào.
- Ờ, tại ngủ quên! - Tôi gãi đầu nhún vai, cái phong cách quen thuộc với tụi bạn trong lớp.
Tôi kéo chiếc ghế ngồi cạnh Dung, cô nàng hôm nay trong có vẻ vui tươi lắm. Nụ cười rạng rỡ cứ thường trực trên môi.
- Về bao giờ vậy?
- Ờ, cũng được một tuần rồi!
- Sao không gọi cho Dung? - Cô nàng nhăn mặt không vừa lòng.
- Tính rủ hẹn hò à, không được, còn nhỏ nên Mẹ không cho yêu đâu! - Tôi kéo khoá túi áo khoác, đút hai tay vào giữ ấm, khe khẽ cười thì thấy cô bạn đang làm bộ mặt “không thể tin được”.
Tay tôi chạm vào vật gì đó, nhỏ thôi. Tôi nắm chặt vật đang nằm trong túi áo khoác, lôi ra.Một cái kẹo.
- “Quái, mình nhớ là có bỏ nó vào đây đâu”.
Tôi nhớ là chiếc áo khoác này chỉ có tôi vàThương là cùng mặc chứ chẳng ai vào đây nữa. Cái kẹo này không phải của tôi, thì chắc là của Thương bỏ quên. Tôi bỏ nó vào lại trong túi, kéo khoá lại trước ánh mắt cướp giật của mấy thằng bạn ngồi gần.
- “Ăn kẹo không hết, còn một cái trong áo khoác tớ nè!”.
- “Ơ, kẹo Thương à!”.
- “Sao không nói?”.
- “Thương tưởng Tín không biết cảm ơn!”.
Tôi phì cười trước cái kiểu ngang ngược của cô bạn, trước khi im bặt lại trước cái nhìn giả bộ soi mói của Dung. Tôi lắc lắc cái điện thoại trước mặt cô bạn, chứng tỏ mình trong sạch rồi đút nó vào túi quần, chăm chú nghe mấy thằng bạn lên kế hoạch về việc Tết lên nhà Thầy chơi.
- Nè, chuyện của Yên...!
Dung khều tay tôi, muốn hỏi thăm tin tức. Với người khác có lẽ đó là một sự làm phiền tới một việc mà tôi không hề muốn nhắc tới, còn với Dung thì nó hoàn toàn thoải mái.
- Hết rồi! - Tôi thản nhiên ra bộ tập trung vào những gì mấy đứa bạn đang bàn bạc, hoặc là cố tỏ vẻ như thế.
- Chắc là buồn lắm nhỉ! - Dung xoay hai ngón tay với nhau, chắc là muốn nói tôi đang rốibời lắm.
- Buồnnhư lúc với Dung ấy! - Tôi phá lên cười.
Dung nhăn mặt trước cái việc tôi đem tình xưa nghĩa cũ ra nhắc lại trêu chọc. Cô nàng khẽ bĩu xôi:
- Xí! - Rồi quay sang Nguyệt nói chuyện.
Nếu cuộc sống này, tồn tại những thế giới song song với nhau, thì tôi chắc rằng ở một thế giới nào đó, tôi và Dung chắc chắn sẽ yêu nhau. Nhưng ở thế giới mà tôi đang sống, việc đó chỉ là quá khứ, và khi cả hai chúng tôi nhắc đến quá khứ đó, tôi và cô bạn hoàn toàn thoải mái. Vì kết quả đó đều được cả hai chấp nhận một cách người lớn hơn. Đó là điểm mà bản thân tôi thấy Dung vẫn trội hơn Yên.
Buổi họp cũng là cái cớ để chúng tôi gặp mặt không hơn không kém, chủ yếu là hỏi han tình hình học tập hơn nửa năm không gặp, cũng như tình hình tình cảm. Nên việc thằng Phong đeo đuổi một cô bạn gái nào đó cũng bị lôi ra làm trò cười. Thằng bạn mặt buồn thiu, ngồi chịu trận cả buổi, cho đến tận lúc về.
- Này, chở Dung về chứ!
- Ái chà, tính giở trò gì đây!
- Đi mà người tốt bụng.
Hiển nhiên, tôi chẳng bao giờ tự chủ được trước những lời có cánh, bảo Nguyệt với Nhân về trước. Hai đứa tôi chạy dọc những con đường quen thuộc về nhà Dung, hai bên đường, những chậy hoa cúc hoa mai nở rộ, khoe hết những gì đẹp nhất để chờ thời cơ về đón tết với một gia đình nào đó.
- Năm nay Hoàng không về à?
- Ừ,nó về quê Nội rồi! - Tôi nhớ lại bữa trước, thằng bạn gọi điện thông báo.
Tôi im lặng ngồi nghe cô bạn kể về những chuyện lúc xưa, những lúc mà cô nàng tức đến điên người khi tôi một mực lì đầu chống đối.
- Cũng không biết sao nhỉ?
- Sao là sao? - Tôi ngồi trước nói tỉnh bơ.
Dung khẽ cốc đầu vào nón bảo hiểm của tôi:
- Là hồi đó, sao mình lại ngu đến nỗi thích một thằng con trai cứng đầu chứ sao?
- Hề hề, cái đó là dại trai.
Hai đứa tôi nói chuyện mãi, không biết đã rẽ đến cái cổng màu xanh của nhà Dung từ lúc nào. Dung xuống xe, vẫy tay chào:
- Cảm ơn nhé, người tốt bụng!
- Khỏi nịnh đi, về đến nhà rồi còn gì?
- Lỡ sau này lại nhờ vả nữa đó! - Cô nàng nháy mắt cười duyên dáng, khẽ xoay tay vì không khí lạnh ngày Tết.
Tôi giơ tay chào, quay xe.
- À, mà này...!
- Sao, gì nữa?
- Nãy Dung thấy Yên đấy!
- Ờ...! - Tôi gật đầu.
- Nhưng mà...!
- Hiểu rồi, sợ bị đánh ghen chứ gì!
Lại một cái bĩu môi đáp lại, Dung đi thẳng vàonhà. Chắc Dung cũng muốn để cho tôi có thời gian suy nghĩ. Dù cho tôi có cố tỏ ra mình cười cợt, vui vẻ đến đâu, thì cô bạn vẫn biết thừa, đó là chiêu trò để che giấu đi nội tâm trong lòng.
Tôi đề xe nổ máy, ra khỏi con hẻm nhà Dung, rồi chạy xe về nhà. Trên con đường tấp nập, có cảm giác như tôi vẫn bị nỗi cô đơn cùng những cơn gió lạnh vây hãm. Phải chăng, khi tôi càng quên, thì những thứ đó vẫn diễn ra âm thầm xung quanh tôi. Phải chăng, đó là kịch bản mà ông trời vốn sắp xếp để thử thách hoặc trêu đùa lòng người. Điều đó tôi cũng chẳng rõ.
Những ngày Tết luôn luôn vui vẻ, ai ai cũng ngập trong không khí Xuân. Tôi đi theo đúng lịch trình vạch sẵn: Mồng một tết Cha, mồng Ba tết Thầy. Ngày mồng một, tôi ở bên nhà họ hàng, với mấy anh chị em họ đánh bài vui xuân. Ngày mồng hai, tôi với Nhân và Nguyệt đi chúc Tết khắp xóm với đám thanh niên. Ngày mồng ba, họp lớp và chúc Tết nhà Thầy. Mọi chuyện đáng lẽ phải trôi qua êm đềm như vậy, nếu không có vụ việc xảy ra ngoài ý muốn.
- Ê, Tuấn Anh, mày uống được nữa chứ! - Thằng Linh vẹo thấy thằng Tuấn Anh gật gà gật gù nên lên tiếng nhắc nhở.
- Tao đã uống đâu...giờ..mới uống này! - Giọng thằng bạn lè nhè, mùi bia bốc lên cả người mà còn dám nói là chưa uống.
Theo kế hoạch là chúng tôi từ nhà Thầy về nhà Dung liên hoan họp lớp, mà liên hoan sinh viên nên việc tiếp xúc hơi men là không thể tránh.
Sau vài tiếng cụng ly nữa, thằng Tuấn Anh nằm gọn trên ghế, mặt đỏ gay gắt.
- Cái thằng, đô yếu rồi còn thích ra gió! - Phong mập quay lại nhận xét thằng bạn rồi lại cụng ly với mấy đứa khác. Tôi bỏ ly bia xuống, lại gần thằng bạn.
- Sao không mày?
- Không...tao..còn..ợ!
- Rồi, còn tỉnh!
- Chở..tao..về! - Nó nấc lên liên tục.
Hết phép với thằng bạn, tôi lãnh trách nhiệm đưa nó về. Oái ăm một cái, tôi chẳng biết nhà nó ở đâu, còn nó say quắc cần câu, lâu lâu mở mắt:
- Quẹo...! - Nó nói khi đến ngã tư, làm tôi chẳng biết nó muốn quẹo theo hướng nào.
- Ngã tư, quẹo trái! - Rồi lại gục xuống ngủ tiếp.
Mãi tôi cũng hỏi han được nhà nó ở đâu, kịp đỡ nó vào gường, nhanh chóng xin phép ra về trước khi quý vị phụ huynh của nó điều tra:
- Nó nhậu với ai?
- Nó có uống nhiều không?
Lúc đi vào nhà nó là đi theo kiểu dò đường,nên lúc ra về tôi cũng đi theo kiểu đi đại. Sau một hồi cua quẹo, tôi cũng thấy một con đường quen thuộc thoát nạn. Con đường này quen, rất quen.
Tôi chạy chậm lại, dừng xe ở cái nhà cách quán kem mấy căn. Cố tìm ình một chỗ đứng kín đáo. Ở hiên nhà, một cô gái đang ngồi vuốt ve con chó Nhật lông xù. Đưa tay vuốt mặt cho tỉnh táo, tôi cứ thế ngồi trên xe nhìn vào. Cái khuôn mặt nữ tính, mái tóc dài xoã một bên kia không thể lẫn vào đâu được.
- Ơ, em là...! - Một chị đi ngang qua tôi.
- Dạ, em chào chị..!
- Sao không vào nhà chơi?
Tôi mỉm cười lắc tay từ chối, nhưng chị đó vẫn nhất mực bắt tôi phải vào nhà. Cuối cùng, tôi ngoãn ngoãn dắt xe theo sang bên kia đường.
Con chó nhật lông xù sủa vang khi thấy khách lạ vào nhà, khiến chủ nhân nhìn ra. Thoáng chút ngại ngùng bối rối.
- Con bé này, sao không mời khách vào nhà!
- Em cứ tự nhiên nhé! - Chị gái nở nụ cười với tôi.
Giữa khoảng sân trước nhà, chỉ còn lại hai đứa. À, không quên nhắc tới con chó lông xù nhỏ xíu đang cố tỏ vẻ hung hăng nhìn tôi gầm gừ nữa chứ.
Tôi học theo vị chủ nhân, ngồi xuống hiên nhà, đưa tay ra vuốt ve bộ lông xù của con chó nhỏ. Nó ngoan ngoãn rúc vào tay tôi, lè lưỡi tỏ ra thân thiện. Vị chủ nhân nhìn tôi rất nhanh rồi lại vẩn vơ lấy tay hái mấy cái lá cúc thả xuống chậu.
- Tết vui chứ Yên? - Tôi mở lời trước.
- Cũng vui! - Yên hai tay đan vào nhau bối rối.
- Lúc nãy đi ngang qua thì gặp chị nên...!
- ...! - Yên nhìn mặt tôi đỏ gay, gật đầu.
- Yên, vào nhà lấy nước mời bạn! - Chị gái Yên gọi vọng ra, Yên gật đầu rồi đi vào trong nhà.
Tôi ngồi im xoa con chó lông xù đang tỏ ra ngoan ngoãn:
- “Mày nói xem tao phải làm gì bây giờ?”.
Con chó lông xù sủa lên vài tiếng, như muốn nói với tôi điều gì đó.
- “Mày là chó mà, sao mà hiểu được!” - Tôi xoa đầu nó cảm ơn.
Yên đi ra, đặt ly nước chanh cạnh tôi, rồi lại ngồi ở vị trí cũ. Thấy tôi với con chó nhỏ thân thiết thì cũng không khỏi phì cười.
- Nó tên gì vậy?
- Nó hả, tên Pun đa!
- Nghe như Pan đa ấy nhỉ?
- Cũng gần gần như vậy?
Hai đứa tôi cùng ngước lên nhìn nhau, hai ánh mắt chạm vào nhau, đầy bối rối. Rồi cũng chẳng ai nói với ai câu gì, cùng đồng thời im bặt.
Buổi chiều hoàng hôn ngày mồng ba tết, ánh nắng vàng nhợt phủ lên khung cảnh vẻ buồn tẻ miên man. Trong cái khung cảnh trước hiên nhà, chỉ trừ con Pun Đa là lăng xăng chạy qua chạy lại, còn tôi và Yên thì bất động hoàn toàn, vì chẳng ai phải biết mở lời như thế nào.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...