Cô bạn ngồi bàn sau tôi nói một cách giả dối: “Sức chịu đựng tâm lý của cậu ấy qúa kém, con người sống ở trên đời phài chịu đựng các loại áp lực và đàm tiếu. Cậu xem Trương Quốc Vinh là đồng tính luyến ái, bị mọi người đàm tiếu bao nhiêu năm rồi, vẫn sống tươi tỉnh đấy thôi, có tí biểu hiện muốn chết nào đâu. Đấy chính là tố chất tâm lý mà những người thành công phải có, đó chính là sự khác biệt giữa chúng ta và những ngôi sao lớn. Cậu cứ chờ xem, người ta vẫn có thể thọ trăm tuổi trong cuộc sống đầy lời ra tiếng vào như thế đấy.”
Tôi đáp: “Tớ đang xem đây.”
Ba năm sau, “viêm khung chậu” kết hôn với một người bạn của tôi. Một hôm bạn tôi lật đật chạy đến, mời tôi một điếu thuốc, hít một hơi dài rồi nói: “Thật không ngờ cô ấy vẫn là trinh nữ.”
Tôi hỏi: “Cậu làm thế nào tán đổ được người ta vậy?”
Anh trả lời: “Có phải tán gì đâu, bày ra đó cũng chẳng ai thèm. Tớ thực sự chẳng còn cách nào khác, lúc còn đi học đã ghen tị với người ta, nhưng thầy bói bảo trong năm năm này tớ không được cưới, hoặc là cưới ngay, hoặc là năm năm nữa. Tớ nghĩ ngợi rồi đi cầu hôn cô ấy. Cô ấy hỏi tớ sao lại dám theo đuổi cô, tớ nói bừa là anh thích em năm năm rồi, thế mà lại thành. Cô ấy nói có một món quà cho tôi, không ngờ cô ấy vẫn là trinh nữ. Thôi, không nói chuyện với cậu nữa, tớ phải đi nói việc này với thằng Lưu béo đây, cậu nhất định phải tuyên truyền giúp tớ nhé.”
Tương phản, một cậu bạn khác sau cùng yêu cô bạn ngồi sau tôi nói: “Mẹ nó, bị lừa rồi, lẳng lơ khủng khiếp, mà còn không phải là trinh nữ. Nó còn cố nói là đi xe đạp làm rách, mẹ kiếp xe đạp nhà nó yên đều lắp nhọn hoắt chổng ngược lên chắc, sau đó đi bệnh viện khám, nàng ta còn từng sảy thai.”
Chuyện này ở một góc độ nhất định đã làm tôi thay đổi cách nghĩ về bề ngoài thế này thế khác của rất nhiều vật trên thế giới. Nhưng lạ thay, về cái chết của cậu bạn cùng bạn, tôi lại vô cùng đau lòng. Khi mùa hè đến đầy sức sống, tôi toàn nghe thấy cậu ấy nói: ‘Tớ không phải tập nữa, tớ bây giờ nhảy được rất xa rồi. Không tin cậu đến mà xem, tớ nhảy cao được mười tầng đấy.”
Những lời đó làm tôi không rét mà run trong cái nóng ba mươi chín độ của mùa hè. Tôi cảm giác được là cậu ấy mãi không rời xa nơi đó, đến tận một năm sau cậu ấy mới đi khỏi chỗ đó. Tôi nghĩ, chắc là cậu ấy tốt nghiệp sớm. Và như lời cậu ấy nói, nếu cậu ấy có thể nhảy được xa như thế cao như thế, cậu ấy nhất định đã đến một nơi lý tưởng rồi.
Trong một thời gian rất dài, chỉ cần xung quanh yên lặng xuống là tôi lại cố hết sức nghĩ đến cảm giác trong hai giây mà cậu bạn cùng bàn nhảy xuống. Khiến tôi không thể đứng bên cửa sổ trong khoảng thời gian dài hơn. Tôi thấy mình chỉ cần ở chỗ cao hơn tầng ba là trong lòng có cảm giác rất mãnh liệt muốn nhảy xuống, và tôi phát hiện đây ra là một loại cảm giác sinh lý, vì trong đầu tôi không hề có ý nghĩ đó, mà cuộc đời tôi cũng chưa có lần vấp ngã nào, chỉ có cơ thể tôi muốn nhảy xuống.
Cảm giác mạnh mẽ đó suýt làm ột lần tôi ở tầng hai mươi trở thành hiện thực. Tôi nhìn xe cộ như vừng như đỗ xanh và đám đông không thấy rõ ở ngoài cửa sổ, đột nhiên nảy sinh cảm giác mãnh liệt muốn nhảy xuống, nhưng ý thức của tôi nỗ lực nói với cơ thể, ngày mai trường nghỉ học, có thể tụ tập đánh bài, hơn nữa tối hôm nay nhà ăn của trường có món chim bồ câu. Cho dù có những việc tươi đẹp như thế, cơ thể tôi vẫn từ từ bò ra ngoài cửa sổ dưới sự chỉ dẫn của sức mạnh vô hình nào đó. Não bộ của tôi ngừng làm việc như thể bị co rút. Tôi nghĩ là lần này chắc phải đi cùng cậu cùng bàn cho có bạn rồi, nhưng đột nhiên tôi nhìn thấy mặt đất phía dưới có một cánh cửa sắt, và phía trên cửa dựng lên rất nhiều những thanh sắt nhọn để phòng có người trèo qua. Tôi nói với cơ thể mình, xuống như thế này nếu mà bị mắc ở phía trên thì sẽ rất đau, nếu mà mắc vào những bộ phận khó xử còn đau hơn. Cơ thể của tôi do dự, tôi cảm thấy cơ thể mình bỗng nhiên tự mang một bộ não, suy xét và đo lường những mệnh lệnh mà não mình phát ra, vẫn may tốc độ suy ngẫm của bộ não kia tương đối chậm, trong quá trình suy ngẫm tôi đã bị bác dọn vệ sinh lôi xuống.
Từ sau đó, tôi không bao giờ dám lên tầng cao nữa, cũng không đến gần cửa sổ. Tôi nói với mọi người là mình mắc chứng sợ độ cao, nhưng sự thật lại trái ngược.
Ảnh hưởng của cái chết của cậu bạn cùng bàn đối với tôi kéo dài khoảng một năm. Trong năm đó, có những người đau buồn, như bố mẹ cậu, huấn luyện viên và người yêu cậu; Có những người không có cảm giác gì, như hầu hết các bạn học xung quanh tôi; Có những kẻ vui mừng, như người trước đó chỉ luôn đứng ở vị trí thứ hai trong các cuộc thi nhảy xa của trường. Nhưng tất cả những tâm trạng này sau một năm đều biến mất không còn dấu vết. Cuộc sống tựa như tầu hỏa kẹp chết một con mèo rồi vẫn kiên quyết tiến về phía trước không hề có bất kỳ thay đổi nào. Một năm sau, tất cả đều lắng xuống, kể cả truyền thuyết “viêm khung chậu” và “bóng chuyền nam”. Minh tinh còn chẳng khác được, huống hồ là hai người bình thường của thế gian.
Sau một năm, tôi phát hiện ra nếu nghĩ về cậu bạn cùng bàn, tôi chỉ có thể tĩnh xuống, nhắm mắt lại, nghĩ xa xôi hồi lâu mới nhớ được giọng nói và nụ cười của cậu. Nhưng mỗi lần cậu nói mấy câu, là trong đầu lại bị một âm thanh rất lớn phá vỡ, mở mắt ra dường như vẫn còn trông thấy bụi rơi xuống từ trần nhà.
Điều mà tôi muốn nói là, rất nhiều sự việc thường xuyên tự dưng bất giác hiện ra trong ý thức của tôi trước kia, bây giờ cần trải qua một khoảng thời gian ngâm ủ.
Trước khi tốt nghiệp, tôi có quen một cô gái. Chúng tôi cuốn hút lẫn nhau, phát triển nhanh chóng. Chúng tôi đều hứa đến lúc có thể cưới được là cưới. Cô gái tên là A, nhưng khi yêu, tôi nhận thấy cô dường như rất hào hứng với những chuyện về cậu bạn cùng bàn với tôi khi còn sống, hào hứng hơn nhiều so với việc tôi tại sao mất tăm ba ngày liền, đã làm những gì. Cuối cùng tôi cũng hiểu được, hóa ra A đã thích cậu bạn cùng bàn của tôi từ lâu. Điều này làm tôi rất khó lý giải, A là một cô gái rất thời thượng, như thể mỗi tuần đều đi Paris một chuyến, lúc nào cũng mua được quần áo và những đồ mĩ phẩm mới nhất trước khi hàng có mặt ở Thượng Hải, còn cậu bạn cùng bàn với tôi chẳng biết gì ngoài chuyện mình còn kém vận động viên cấp kiện tướng quốc gia mấy cm.
Nhưng A lại thích cậu bạn cùng bàn của tôi đến thế, điều này làm tôi rất khó chịu. Một mặt, tôi không hề lợi dụng lúc người khác yếu thế, hơn nữa tình hình lại là lợi dụng cái chết của người khác; Mặt khác, bỗng nhiên tôi thấy mình không hề hiểu được nổi tất cả những suy nghĩ và hành động của cô, tôi thậm chí không hiểu được tại sao cô lại có thể quan hệ với tôi một thời gian như thế, không lẽ thầy bói phán là cô nhất định phải tìm cái người ngồi chỗ này trong lớp.
Rất tự nhiên, chúng tôi chia tay không một lời trách móc. Khi chúng tôi đôi tình nhân không chút lãng mạn chia tay, ông trời còn thi vị cho rơi một trận mưa thu. Chúng tôi đều không mang ô, hình như còn nói mấy lời lưu luyến chia ly và những lời chúc giả dối.
Sau nhiều năm, dò tìm lại ký ức, phát hiện thấy ngày hôm đó chẳng còn đọng lại gì, chẳng còn lời nói nào được ghi lại trong nếp nhăn của não bộ, nếu thực sự còn lưu lại gì đó, thì chỉ hiện được ra ba chữ, đó là “Dư Thu Vũ[1]”.
Và sau mưa thu, lại đến mùa đông hiu hắt, trong cơ thể chẳng có chút sức sống nào, tất cả sức lực dường như chỉ dùng để ình tiếp tục sinh tồn. So với những loại động vật ngủ đông trong các hang động, chúng ta thật đau khổ.
Tôi thường hay ở bên cửa sổ ngắm hai người thích nhau vai kề vai đi qua, hoặc là đi mùa đồ, hoặc là đi lấy nước nóng, thực khiến người ta không cam tâm. Bọn họ lại có thể đi đi lại lại ở ngoài trời khi nhiệt độ là âm mấy độ, mặc dù ở vùng phía nam trong phòng cũng chẳng lên được hơn không độ, nhưng dường như người nào cũng tràn đầy sức sống, thậm chí cả những người chưa yêu, mới chỉ có đối tượng thôi, cuộc sống cũng tràn đầy hy vọng. Tôi thật không thể hiểu nổi những người ấy mong mỏi gì, hay nói cách khác là ở đó tràn đầy những cái vớ vẩn gì.
Tôi cảm thấy có những lúc cái gọi là “tình yêu trên thế gian” đều như nhau hết, thậm chí tình cảm cũng như nhau. Một số người dạt dào tình cảm cũng chỉ là dùng cả cuộc đời để chứng minh điều đó hai mươi lần mà thôi. Còn về cái loại “như nhau” này rốt cuộc là như thế nào, có trời mới biết!
Lúc tôi hoàn hồn lại thì đã đến cửa chung cư Đại Vinh. Chúng tôi dường như có đôi chút lưu luyến không muốn rời khỏi cái khoang xe ấm áp. Căn phòng mà chúng tôi thuê cố nhiên là đẹp, ti vi cố nhiên cũng đẹp, nhưng nhiệt lượng mà ti vi tỏa ra trong phòng dường như không thể chống cự được cái giá lạnh này.
Vương Siêu nói: “Đi, xuống xe nào, thế này gọi gì là mùa đông, rõ là chưa đến. Thế này gọi gì là gió tây bắc, rõ là gió ấm.”
Đại ca Kiện bảo: “Không đến nỗi lạnh thế đâu nhỉ. Thế này là tương đối rồi, chắc là đóng băng rồi nhỉ.”
Vương Siêu nói: “Làm sao mà đóng băng được. Theo kinh nghiệm của tớ, thế này cùng lắm là năm độ. Bao nhiêu độ thì đóng băng nhỉ, hồi cấp ba tớ học rồi đấy, âm mấy độ ấy nhỉ?”
Đại ca Kiện bảo: “Nói vớ vẩn, thế gọi là băng khô.”
Vương Siêu nói: “Đúng đúng, là băng khô. Băng là do nước kết thành, không độ là đóng băng rồi. Còn băng khô là do cacbonic kết thành.”
Tôi nói: “Thế có phải là cứ đủ lạnh là cacbonic sẽ đóng hết thành băng khô rồi rơi xuống à? Nếu thế không phải là chúng ta được hít thở toàn oxy à?”
Vương Siêu gãi đầu bảo: “Đúng thế, nhưng hình như chỗ bọn mình chưa có băng khô rơi bao giờ. Nhiều nhất là đóng băng, ở dưới làng có một cái hồ, cùng lắm là cả hồ bị đóng băng.”
Tôi bảo: “Thế không phải là biến thành ‘hồ Đóng Đình’ hay sao!”
Vương Siêu nói: “Không to bằng hồ Động Đình, không to bằng hồ Động Đình.”
Đại ca Kiện nói: “Ở Thượng Hải, lúc lạnh nhất, sông Hoàng Phố cũng đóng băng hết.”
Vương Siêu hỏi: “Sông Hoàng Phố có lớn không?”
Đại ca Kiện bảo: “Cậu không biết sông Hoàng Phố là gì à?”
Vương Siêu nói: “Không biết.”
Đại ca Kiện nói: “Sông Trường Giang cậu có biết không?”
Vương Siêu nói: “Biết, biết chứ.”
Đại ca Kiện bảo: “Sông Trường Giang chảy vào địa phận Thượng Hải thì gọi là sông Hoàng Phố.”
Tôi nói: “Đại ca Kiện, không phải thế, sông Hoàng Phố hình như chính là sông Hoàng Phố. Trường Giang là Trường Giang. Hoàng Phố hình như là một con sông chảy ra từ Thái Hồ.”
Đại ca Kiện nói với vẻ mặt rất nghiêm túc: “Cậu nhớ sai rồi, cái con sông chảy ra từ Thái Hồ mà cậu nói tên là sông Tô Châu, mấy hôm nay đang được khơi thông.”
Tôi co vào trong ghế ngồi và nghĩ về quan hệ giữa chúng.
Vương Siêu hỏi: “Thượng Hải lạnh thế cơ á?”
Đại ca Kiện đáp: “Tất nhiên, người ta đều trượt băng trên sông Trường Giang.”
Vương Siêu tiếp tục hỏi: “Sông Trường Giang chảy đến Thượng Hải là sắp đến cửa biển rồi mà còn đóng băng, thế thì phía Vũ Hán làm thế nào?”
Đại ca Kiện đáp: “Lũ lụt chứ còn gì nữa, trận lụt lớn năm kia cậu có biết không?”
Vương siêu sờ đi sờ lại vô lăng xe, nghĩ ngợi hồi lâu và nói: “Không phải đâu, đại ca Kiện, lũ lụt xảy ra vào mùa hè chứ, tớ vẫn nhớ là mùa hè tớ đã quyên góp tiền, tiền uống nước giải khát bố mẹ cho đều quyên hết.”
Đại ca Kiện bảo: “Nghĩ kĩ lại xem, rốt cuộc là mùa hè hay mùa đông, khả năng là mùa ở chỗ hai bọn mình khác nhau. Ví dụ như bây giờ, Thượng Hải chắc vẫn đang ấm áp.”
Vương Siêu và tôi cùng lúc đều trở nên mơ hồ.
Đại ca Kiện nói một mình: “Lạnh thật.”
Vương Siêu bảo: “Trong xe tớ có nhiệt kế đấy, xem xem bây giờ bao nhiêu độ rồi.”
Đại ca Kiện nói: “Tớ nghĩ là không độ.”
Tôi bảo: “Tớ đoán là phải dưới không độ.”
Vương Siêu nói: “Các cậu đều không có kinh nghiệm, năm độ.”
Vương Siêu lôi chiếc nhiệt kế từ thùng đồ phụ của xe ra, xem xét hồi lâu dưới ánh đèn xe, mặt xị ra bảo: “Không ngờ lại là mười lăm độ.”
Tôi nói: “Cậu có biết xem nhiệt kế không đấy! Đưa tớ xem nào.”
Tôi cầm qua xem một hồi lâu, nhưng hình như đúng là mười lăm độ.
Đại ca Kiện bảo: “Cậu lấy nhầm rồi thì phải, đây có phải là kẹp nhiệt độ không, là lần trước cậu đo đúng không?”
Vương Siêu nói: “Cậu cho tớ là xác chết đấy à, mười lăm độ. Đây chính là nhiệt kế, bây giờ đúng là mười lăm độ.”
Bỗng nhiên tôi thấy bên ngoài dường như không lạnh như trước đó nữa, khi nãy lạnh có lẽ là do tôi và đại ca Kiện mặc áo ngắn tay.
Đại ca Kiện bảo: “Xuống xe, xuống xe nào, đi xem bóng đá.”
Ba chúng tôi bước vào phòng, nhưng cảm thấy lạnh thật sự. Đại ca Kiện mở bếp ga, bật lửa lên, đem nhiệt kế hơ trên lửa một lúc lâu rồi cầm ra xem, vẫn là mười lăm độ, thế là nói ầm lên trong bếp: “Qua xem này, qua xem này, tớ hơ trên lửa rất lâu mà nó vẫn là mười lăm độ.”
Tôi và Vương Siêu lười biếng đi đến, vừa đến bếp liền nghe thấy “đùng” một tiếng, nhiệt kế bị nổ. Tiếp đó, đại ca Kiện che mặt, đau đớn ngã xuống đất. Tôi và Vương Siêu nhìn nhau hoảng hốt. Tôi nói: “Lại phải đưa đi bệnh viện thôi.”
Vương Siêu nói: “Mau mau hỏi xem.”
Tôi bước lên phía trước hỏi: “Đại ca Kiện, cậu không sao chứ?”
Đại ca Kiện đáp: “Không biết, chắc là bắn vào mắt rồi, tớ không mở được mắt ra.”
Tôi nói: “Không sao đâu, đưa cậu đi bệnh viện khám xem thế nào.”
Đại ca Kiện bảo: “Ừ, đỡ tớ một tí.”
Tôi đỡ đại ca Kiện dậy và bảo: “Đã bảo cậu đừng có nghịch lửa, giờ thì thế đấy, lại bị thương nữa rồi.”
Đại ca Kiện nói: “Tớ rõ là cảm thấy cái nhiệt kế đó có vấn đề.”
Tôi bảo: “Có vấn đề thì cậu kẹp vào nách mình là được rồi, dù sao cũng ba mươi mấy độ, cậu cứ phải hơ lên lửa làm gì! Mắt có mở được ra không?”
Đại ca Kiện đáp: “Không mở ra được, không mở ra được.”
Tôi nói: “Vương Siêu, đi bệnh viện thôi.”
Lần này cả chặng đường, Vương Siêu lái nhanh kinh khủng, tôi và đại ca Kiện đều thấy sợ. Bản thân Vương Siêu cũng rất căng thẳng, còn to tiếng quát chúng tôi: “Đeo bao an toàn vào.”
Tôi và đại ca Kiện đều lấy làm rất nghi hoặc, đang băn khoăn thì Vương Siêu lại lớn tiếng sửa lại: “Đeo dây an toàn vào.”
Chúng tôi buộc chặt mình lại. Vương Siêu vượt đèn đỏ liên tục mấy lần, cuối cùng cũng đến cổng bệnh viện. Chúng tôi xiêu xiêu vẹo vẹo tìm đến chỗ đang ký khám bệnh, bác sĩ hỏi: “Khám gì?”
Đại ca Kiện há miệng định nói thì bỗng nhiên buồn nôn, “ào” một tiếng nôn tuốt vào thùng rác bên cạnh.
Tôi nghĩ chắc đại ca Kiện bịt mắt suốt, cả chặng đường đều lắc lư chao đảo nên say xe rồi. Tôi đang định nói thì bác sĩ hỏi trước: “Có phải là ăn phải gì không, có bị đau bụng đi ngoài không, hay chỉ nôn?”
Tôi há miệng nói: “Không phải…”
Mới nói được hai chữ, tôi không nhịn được cũng nôn.
Tôi khẽ lau miệng rồi nói: “Thưa bác sĩ, thật ra…”
Vừa nói lại nghe thấy đại ca Kiện nôn. Tôi nhìn thấy rau cải xanh và thịt gà đại ca Kiện nôn ra, không nhịn được lại nôn tiếp.
Bác sĩ lắc đầu, nói với Vương Siêu: “Anh nói xem nào, tôi thấy chỉ còn anh nói được.”
Vương Siêu lắc đầu.
Bác sĩ hỏi: “Sao anh không nói ?”
Vương Siêu ngậm chặt miệng, tiếp tục lắc đầu.
Bác sĩ bảo: “Không sao đâu, anh cứ nói đi.”
Vương Siêu ngấn nước mắt nhìn bác sĩ, đột nhiên quay đầu, “ào” một cái nôn đầy ra đất.
Tôi nghĩ Vương Siêu đã nôn từ lâu rồi, nhưng cứ ngậm ở trong miệng không nôn ra, trong người thấy buồn nôn, lại nôn ra đất thêm lần nữa.
Bác sĩ vô cùng lo lắng bảo: “Các anh như thế này là không ổn rồi, các anh khônh phải nói nữa, tôi biết rồi, để tôi gọi bác sĩ xuống. Các anh thế này gọi là ngộ độc thức ăn tập trung.”
Cuối cùng Vương Siêu cũng nói được sau khi đã nôn sạch sẽ, nhưng anh không tường thuật được sự việc kịp thời, chỉ chú ý đến mình, câu đầu tiên anh nói: “Mẹ kiếp, vốn cứ nghĩ là nhịn được. Thực ra tớ buồn nôn trước nhất, nhưng tớ không nôn ra, tự nuốt vào, trông thấy các cậu nôn đến mức đấy, lại nôn ra mất, mà nôn nhiều quá, không thể nuốt vào kịp.”
Nghe xong câu nói đó, tôi cùng đại ca Kiện và cả bác sĩ đều nôn.
Bốn người chúng tôi cứ thế nôn mười mấy phút, cuối cùng một bác sĩ điều trị chính cũng đến. Bác sĩ vừa nhìn mặt đất liền chau mày lại bảo: “Mau đi rửa dạ dày đi.”
Tôi nói một cách yếu ớt: “Không phải, chúng tôi đến chủ yếu để khám mắt.”
Bác sĩ nói: “Anh đã mất nhiều nước, bắt đầu nói mê rồi đấy.”
Vương Siêu nói: “Cái kia, cái người kia, người đang bịt mắt ấy, mắt bị thương rồi, cần khám mắt.”
Đại ca Kiện cũng xen vào một câu rất đúng lúc: “Mắt bị thương rồi, mắt bị thương rồi.”
Bác sĩ nói: “Ngộ độc thức ăn cũng phải khám, nếu là một số loại vi khuẩn độc nào đó hoặc một loại độc khác, là rất nguy hiểm đấy. Nếu mắt chịu được thì cố chịu một tí.”
Vương Siêu nói: “Không phải, chúng tôi không bị ngộ độc thức ăn.”
Bác sĩ hỏi: “Thế tại sao nôn đến mức như thế này?”
Vương Siêu đáp: “Chủ yếu là tại lái xe nhanh quá, say xe cả.”
Bác sĩ hỏi: “Ai là tài xế?”
Vương Siêu đáp: “Là tôi.”
Bác sĩ bảo: “Cậu có bản lĩnh thật, tự mình lái xe làm ình phát nôn.”
Vương Siêu nói: “Vẫn cần khám mắt gấp.”
Ông ta nói với bác sĩ cấp cứu: “Gọi bác sĩ Hồ bên khoa mắt.”
Sau đó quay người nói với chúng tôi: “Các anh lấy số khám bệnh lại đi.”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...