Các vị đồng học xin chào mọi người.Hôm qua tôi đã giảng đoạn “Sở tác tất thành, thần tiên khả ký”.
Đây là đoạn cuối cùng nói về thiện báo của Cảm Ứng Thiên.
Mục đích cuối cùng của Đạo gia là hy vọng thành thần tiên, mục đích tu hành của nhà Phật là thành Phật, còn mục tiêu của nhà Nho là thành Thánh Hiền.
Nói tóm lại, đây đều là cảnh giới cao nhất của đời sống tu dưỡng.
Tuy cách nói khác nhau, nhưng nguyện vọng tu học là cực kỳ giống nhau.
Tam giáo đều là dạy người đoạn ác tu thiện, tu dưỡng tâm tánh mới có thể đạt đến cảnh giới này, nhưng chỗ mà Phật pháp nói rất là vi tế, bởi vì phiền não cực kỳ vi tế, không những là không dễ dàng đoạn, mà thật sự là rất khó phát hiện.
Phiền não thô nặng thì dễ dàng phát hiện, nói ra chúng ta đều có thể lý giải; còn phiền não vi tế thì chúng ta không có cách gì lý giải, như vọng tâm, vọng niệm, cái mà Phật gọi là sát-na sinh diệt, đây là chỗ mà chúng ta không có cách gì nhìn thấy, cũng không có cách gì thể hội được.Thần tiên chưa ra khỏi Tam giới, hay nói cách khác, những phiền não mà họ có thể chế phục được chính là kiến tư.
Họ chế phục được kiến tư, nhưng hoàn toàn chưa đoạn.
Trong Kinh Phật nói cho chúng ta biết, tứ thiền bát định đều là định công rất cao thâm, không phải công phu bình thường, ở trong cảnh giới này có thể nhìn thấy tình trạng của lục đạo luân hồi.
Ở trong lục đạo, đặc biệt là cõi địa ngục, trong Kinh Địa Tạng nói với chúng ta rất hay, nếu như không phải Bồ-tát, hoặc không phải người tạo tác tội nghiệp thì chắc chắn không nhìn thấy địa ngục, thế nhưng người có định công rất sâu, họ có thể nhìn thấy cảnh giới này.
Qua đó chúng ta biết, cảnh giới trong định đã đột phá được giới hạn của không gian và thời gian.
Cho nên họ có thể nhìn thấy lục đạo, có thể nhìn thấy quá khứ, có thể nhìn thấy vị lai.
Thiền định của Phật pháp còn sâu hơn cái này, phương diện mà họ nhìn thấy còn rộng hơn cái này.
Họ có thể nhìn thấy tâm hạnh của tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới, trong Lăng Nghiêm gọi là “tịnh cực quang thông đạt”, tịnh đến cực điểm.Nói thực ra, tịnh đến cực điểm chính là bình thường chúng ta nói là buông xả, buông xả đến cực điểm.
Ngay cả cái ý niệm buông xả này cũng buông xả luôn thì bản năng của tự tánh sẽ hoàn toàn hồi phục, hiệu quả của đoạn ác tu thiện, tu tâm dưỡng tánh viên mãn hiện tiền rồi.
Thứ mà người thế gian mong cầu như công danh phú quí, khỏe mạnh trường thọ, đó là chuyện nhỏ, đương nhiên có thể cầu được.
Quí vị đã nhìn thấy trong Liễu Phàm Tứ Huấn, trong chú giải của Cảm Ứng Thiên cũng có rất nhiều những điển hình này.
Sự thay đổi vận mạng, nói thật ra, đó thuộc về sự thay đổi trên quả.
Tại sao trên quả đã xảy ra thay đổi vậy? Do trên nhân đã xảy ra thay đổi.
Nhân quả là tương ưng.
Nhân là khởi tâm động niệm.
Trước đây không hiểu những đạo lý này, khởi tâm động niệm tạo ác, tùy thuận phiền não, cho nên quả báo bất như ý.
Khi tiếp nhận lời dạy của Thánh Hiền, hiểu rõ về sự việc này rồi, biết ác niệm, ác hạnh là sai lầm, có thể đem nó điều chỉnh trở lại, đây là hạ công phu trên nhân.
Nhân thay đổi rồi, quả đương nhiên sẽ khác.
Thiện nhân có thiện quả, ác nhân có ác báo, đây là sự thật.
Thánh nhân Tam giáo đều dạy chúng ta như vậy.
Ở trong Cảm Ứng Thiên trích dẫn chuyện này rất nhiều, quí vị đều có thể làm tham khảo.Ở trong đây có một đoạn là Lý Đoan Nguyện thời triều Tống hỏi Thiền sư Đạt Quán là thiên đường, địa ngục rốt cuộc có hay không.
Vấn đề này không phải là vấn đề của mỗi một mình ông, có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này, nhất là vào xã hội hiện nay, người đưa ra vấn đề này quá nhiều quá nhiều.
Có lẽ bản thân chúng ta tương lai cũng sẽ gặp phải rất nhiều người đưa ra vấn đề này với chúng ta.
Vấn đề này rốt cuộc là có hay không? Đạt Quán là thiền sư, nên dùng thiền ý để trả lời, cảnh giới của thiền.
Ngài trả lời không sai, cái cảnh ý này rất cao, tôi nghĩ, người hiện nay có thể nghe hiểu được thì không nhiều.
Câu trả lời của Ngài là: “Chư Phật nói có ở trong không, mắt thấy hoa đốm giữa hư không”.
Ngài nói: “Thái úy ông thì tìm không ở trong có”.
Tước vị của Lý Đoan Nguyện thời đó là Thái úy, địa vị này rất cao, làm quan lớn.
Thiền sư nói với ông: “Tìm không trong có, mò trăng đáy nước”.
Câu trả lời này rất hay.
Nhưng mà ngày nay có người đưa ra vấn đề này với chúng ta, chúng ta đem hai câu nói này trả lời họ, chắc chắn họ không hiểu.
Người hiện nay hỏi thì chúng ta thẳng thắn nói cho họ biết là sự việc này chắc chắn có.
Tại sao nói chắc chắn là có vậy? Không giống như câu trả lời của thiền sư, câu trả lời của thiền sư là “chẳng có chẳng không”, cái cảnh giới đó cao.
Tại sao nói chắc chắn là có vậy? Bởi vì bạn có tâm, bạn có tâm thì có, bạn vô tâm thì không, đây là chân tướng sự thật.
Có tâm, cái tâm này là ý niệm, bạn có ý niệm thì có, bạn không có ý niệm thì không.
Ý niệm là gì vậy? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
Lục đạo là do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra.
Thập pháp giới cũng là do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra, ở trong đó không có chấp trước.
Cho nên xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không những lục đạo không có, mà thập pháp giới cũng không có.
Chúng ta phải hiểu được đạo lý này.
Đạo lý này đã hiểu rồi, chúng ta mới biết được đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện là lẽ đương nhiên.Lợi ích chúng sanh là sự nghiệp duy nhất của chúng ta.
Ở trong một đời này, bất kể chúng ta là thân phận gì, bất kể là ở trong cương vị công tác nào, nói tóm lại, đều là vì chúng sanh mà phục vụ, vì xã hội mà phục vụ, giúp đỡ tất cả chúng sanh sửa lỗi, hướng thiện, giúp đỡ xã hội này ổn định phồn vinh, nếu không thì chúng ta đến thế gian này để làm gì? Nhưng mà giúp đỡ chúng sanh, giúp đỡ xã hội, phương pháp cách thức không giống nhau, thiên biến vạn hóa.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, sau cùng Năm Mươi Ba Tham gợi ý rất nhiều cho chúng ta.
Chúng ta xem thấy, ở trong Kinh có người thiện hành thiện, hình như cũng xem thấy giống như là người ác hành ác.
Đó đều là Bồ-tát, đều là Phật, chẳng qua là làm lợi ích cho xã hội.
Trong xã hội này, căn tánh chúng sanh không giống nhau, có một số người dùng lời thiện khuyên họ, họ quay đầu ngay; có một số người dùng lời thiện khuyên họ, họ tuyệt nhiên coi thường bạn, nhưng dùng phương pháp tồi tệ để đối xử họ, họ phục ngay.
Cho nên, Phật Bồ-tát gặp phải người thiện, họ còn thiện hơn bạn, người thiện phục ngay; gặp phải người ác, họ còn ác hơn bạn, người ác cũng phục ngay.
Diện mạo mà các Ngài thị hiện, cho dù là thiện hay là ác đều thuần một thiện tâm.
Các bạn thấy mười một vẻ mặt Quan Âm, Quan Âm trên đầu còn có đầu, diện mạo đó đều không giống nhau; có cái rất hiền từ, có cái rất hung ác.
Bồ-tát đâu có nhiều đầu như vậy, đó là biểu pháp, nói với bạn là vẻ mặt thiên biến vạn hóa, cách thức thiên biến vạn hóa, đối với người nào thì dùng vẻ mặt như thế nào.
Tâm bất biến, tâm địa chân thành, thanh tịnh, từ bi, bình đẳng, đó là vĩnh viễn bất biến.
Chúng ta phải học tập ở chỗ này.
Người thế gian nói học để biết làm người, Phật pháp chúng ta nói học để biết làm Bồ-tát, vậy mới có thể thành tựu bản thân.Chỗ cao siêu của Phật Bồ-tát là ở trong không phân biệt mà khởi phân biệt, phân biệt chính là không phân biệt; ở trong không chấp trước mà sinh chấp trước, chấp trước chính là không chấp trước.
Không chấp trước, không phân biệt là chân tâm của các Ngài bộc lộ, còn phân biệt, chấp trước là cách thức giúp đỡ chúng sanh của các Ngài, đó là một, không phải hai.
Phiền phức của chúng ta ngày nay là không có trí huệ này, đem phân biệt và không phân biệt, chấp trước và không chấp trước phân thành hai sự việc rõ ràng, không biết đó là một sự việc, vì vậy không những không thể lợi ích chúng sanh, mà đối với mình cũng là bất lợi lớn, chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vĩnh viễn đoạn không hết.
Nếu không thể phá trừ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cho dù chúng ta đoạn ác tu thiện, trì giới niệm Phật, cũng chỉ là việc thiện ở trong lục đạo.
Điểm này chúng ta không thể không hiểu rõ.
Thiện hạnh ở trong lục đạo cảm được là quả báo ở ba đường thiện.
Mục tiêu học Phật của chúng ta là muốn làm Phật, làm Bồ-tát, vậy là trái với mục tiêu này rồi.
Để phá trừ cái mê chấp này là việc rất khó khăn.
Nếu như chúng ta thật sự phát tâm, muốn ở trong một đời này thành tựu, sự việc này không giải quyết được thì nguyện vọng của chúng ta vĩnh viễn không đạt được.
Nếu muốn đột phá cửa ải này, biện pháp duy nhất, Phật-đà dạy cho chúng ta là đọc tụng Đại Thừa.
Nhưng mà bạn đọc tụng Đại Thừa thì phải đầy đủ “Tín - Giải - Hành - Chứng”, vậy bạn mới là đọc tụng chân thật.
Phải tin lời Phật dạy trong Kinh.
Làm sao mới có thể sanh tín tâm vậy? Bạn nhất định phải lý giải chính xác.
Tín sinh từ trong giải, giải có được từ trong tín, giải với tín phụ trợ lẫn nhau.
Nếu như muốn lý giải chính xác, nhất định phải y giáo phụng hành.
Giải được một phần thì bạn có thể hành một phần, có thể hành một phần thì có thể giải được hai phần, cho nên giải với hành cùng phụ trợ lẫn nhau.
Cái mà chúng ta học được không thể ứng dụng thì không có cách gì nâng cao lên thêm được.
Ứng dụng này, Khổng Phu Tử nói đơn giản, nói rất hay, ứng dụng chính là “dạy học, sửa lỗi”.
Ưa thích giảng giải cho người khác, mỗi ngày tự mình phản tỉnh sửa lỗi, đây là thật học, thật sự được thọ dụng.
Nếu như không chịu vì người giảng giải, không chịu sửa chữa lỗi lầm, thì không những không thể khế nhập cảnh giới của Thánh Hiền, mà ngay cả ý nghĩa của Thánh Hiền giảng, bạn cũng không có cách gì lý giải.
Cho nên, “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” cũng không phải là việc dễ dàng.Sau cùng có hai câu: “Dục cầu thiên tiên giả, đương lập nhất thiên tam bách thiện.
Dục cầu địa tiên giả, đương lập tam bách thiện” (Muốn cầu thành thiên tiên, hãy nên lập một ngàn ba trăm điều thiện.
Muốn cầu thành địa tiên, hãy nên lập ba trăm điều thiện).Thiên tiên với địa tiên, chú giải này rất hay, ông trích dẫn trong Kinh Lăng Nghiêm.
Kinh Lăng Nghiêm nói mười loại tiên.
Ở trong bát tiên, Hán Chung Li nói tiên có năm loại.
Những điều này chúng ta đều có thể làm tham khảo, để chúng ta hiểu thêm về cảnh giới tu học của Đạo giáo.
Đây cũng là thường thức rất hay.******************Chư vị đồng học!Cảm Ứng Thiên, đoạn cuối cùng của phần thiện báo, trong “Vựng Biên” đã làm một kết luận: Sự tu hành của Đạo giáo, quả báo chính là thành tiên.
Phật pháp cũng chỉ trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến sự việc này.
Thông thường trong Phật pháp đều nói lục đạo, duy chỉ Kinh Lăng Nghiêm là nói bảy thú, tức là nói bảy đường (trong lục đạo lại tăng thêm một đường là tiên đạo).
Trong Kinh nói mười loại tiên, ở trong Vựng Biên cũng trích ra ở chỗ này, quí vị có thể tham khảo, có thể xem thử.
Nhưng tiên đạo ở trong Đạo giáo cũng có cấp bậc cao thấp khác nhau.
Cấp thấp nhất của họ là quỷ tiên.
Ở trong quỷ có tiên nhân.
Thứ đến là nhân tiên, địa tiên, thần tiên, thiên tiên, cấp cao nhất là thiên tiên.
Thiên tiên chính là nhà Phật chúng ta gọi là thiên đạo.
Chúng ta thấy, thần tiên mà ông nói rất giống thiên nhân dục giới, giống Trời Tứ Vương, Trời Đao-lợi.
Thiên tiên cấp cao có thể đạt đến Trời Sắc Giới.
Đây là quả báo của sự tu hành.Chỗ mà nhà Nho mong cầu là Thánh nhân, Hiền nhân, quân tử.
Chỗ mà nhà Phật mong cầu là Phật, Bồ-tát, A-la-hán.
Có thể thấy, họ tu hành đều có mục tiêu, hy vọng chứng được Thánh quả.
Quả báo Tam giáo này có cao thấp khác nhau, do công phu tu hành có khác biệt, nhưng nếu từ trên đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức mà nói, đều là nhất trí.
Do đó chúng ta cũng có thể thể hội được, tích lũy công đức, đoạn ác tu thiện ở trong đây quả thật đúng là công phu có sâu cạn khác nhau, có rộng hẹp khác nhau, cho nên quả báo cũng có sự sai biệt rất lớn.
Nhà Phật có thể đạt đến quả báo rốt ráo là ở tâm Bồ-đề.
Tâm Bồ-đề tuy chúng ta nghe rất nhiều, danh từ này rất quen thuộc, nhưng mà nói đến chỗ rốt ráo, chúng ta vẫn là mù tịt không biết.
Hàm nghĩa của danh từ này quá sâu, quá rộng, không phải chúng ta tư duy, tưởng tượng mà có thể hiểu được.
Phàm là tư duy tưởng tượng, Phật ở trong Kinh nói cho chúng ta biết, đều không thể vượt khỏi ý thức, hay nói cách khác, ý thức là một giới hạn, là một phạm vi.
Giới hạn này, phạm vi này chính là thập pháp giới mà trong Kinh Phật nói.
Đột phá thập pháp giới mới gọi là Nhất Chân Pháp Giới.
Hiện nay, cái cửa này chúng ta không dễ dàng đột phá, chúng ta đều do ý thức đang làm chủ tể.
Dùng ý thức tu hành, tu đến cao nhất, tu đến viên mãn nhất cũng mới đến “tương tự tức Phật” mà tông Thiên Thai nói, không phải “phần chứng vị”.
Pháp giới Tứ Thánh ở trong thập pháp giới là “tương tự tức”, tuy không rốt ráo, không viên mãn nhưng cũng không dễ dàng chứng được.“Quán hành vị” mà tông Thiên Thai nói, chúng ta thông thường nói công phu đắc lực, có thể sanh về Trời Dục Giới, Trời Sắc Giới, thậm chí là Trời Vô Sắc Giới, nhưng “quán hành vị” không thể ra khỏi lục đạo.
“Tương tự” là ra khỏi lục đạo rồi, nhưng chưa thể ra khỏi thập pháp giới.
Từ đó cho thấy, tu hành chứng quả, quả thật đúng là không phải chuyện dễ dàng.
Riêng chỉ chuyên tâm tu học Tịnh Độ thì được Phật lực gia trì.
Thế chúng ta lại phải thử nghĩ, chúng ta dựa vào cái gì để được Phật lực gia trì? Ở trong Kinh vãng sanh nói cho chúng ta biết, dựa vào thiện tâm, dựa vào thiện hạnh, dựa vào thiện nguyện, vậy liền được Phật lực gia trì.
Thiện tâm, thiện hạnh nhất định phải phù hợp với tiêu chuẩn mà Phật nói.
Tiêu chuẩn mà Phật nói, thực tế chính là Tịnh Nghiệp Tam Phước.
Chúng ta làm sao biết vậy? Ở trong Quán Kinh, phu nhân Vi-đề-hi nhàm chán thế gian này, muốn vãng sanh về chỗ thiện, cầu Thích-ca Mâu-ni Phật chỉ cho bà.
Phật dùng thần lực đem mười phương cõi nước chư Phật thị hiện ngay trước mặt bà (giống như chúng ta hiện nay xem ti-vi vậy), để bà tự mình xem.
Sau khi xem xong, bà tự mình lựa chọn, bà lựa chọn Thế giới Tây phương Cực Lạc.
Thế Tôn vô cùng tán thán đối với sự lựa chọn của bà, đây là sự lựa chọn trí tuệ.
Sau khi lựa chọn xong, làm thế nào mới có thể sanh về Thế giới Cực Lạc? Trước khi Phật nói phương pháp vãng sanh, Ngài nói Tịnh Nghiệp Tam Phước trước.
Sau khi nói xong, Phật bảo với bà, ba điều này là tịnh nghiệp chánh nhân của mười phương ba đời tất cả chư Phật.
Câu nói này quan trọng, thật vô cùng quan trọng, khiến chúng ta hiểu rõ, ở trong Phật pháp bất luận tu học một pháp môn nào, bạn muốn chứng quả thì ba điều này là nền tảng.
Bất kể bạn học pháp môn nào, bạn đều phải lấy ba điều này làm nền tảng thì bạn mới có thể thành tựu.
Đây là “tam thế chư Phật tịnh nghiệp chánh nhân”.
Bạn đã biết rồi, bất luận tu học pháp môn nào, muốn biết có thể thành tựu hay không, hãy quán sát Tam Phước này bạn có làm được chưa? Nếu không có nền tảng của Tam Phước thì tu pháp môn nào cũng không thể thành tựu, niệm Phật cũng không thể thành tựu, cũng không thể vãng sanh.
Vậy là chúng ta đã biết, Tam Phước quá quan trọng, đây là pháp căn bản của tu hành Phật pháp.
Có nền tảng này rồi, tin sâu nguyện thiết cầu sanh thì chắc chắn được sanh.
Nếu như không có nền tảng này, đời này cho dù niệm Phật cũng không thể vãng sanh.
Nhưng mà niệm Phật quyết không phải là vô ích, sẽ được phước báo nhân thiên.
Tôi nói phước báo nhân thiên nhất định phải tương ưng với thập thiện nghiệp mới có thể được nhân thiên.
Nếu như niệm Phật mà tâm hạnh bất thiện thì vẫn có phước báo, nhưng phước báo này sẽ hưởng ở trong cõi súc sanh, cõi quỷ.
Cõi địa ngục, cho dù có phước báo cũng không cách gì hưởng thụ được, địa ngục là nhất định không có phước, nhưng phước mà bạn tu sẽ không mất đi, sau khi ra khỏi địa ngục được thân quỷ, hoặc giả được thân súc sanh, được thân người, phước báo vẫn sẽ hiện tiền.Từ câu chuyện mà cư sĩ Tề kể mấy ngày nay, các bạn có thể thể hội được.
Bà kể, Thiên Mục Sơn có một số người vừa mới từ địa ngục ra, đó là những người tạo tội ngũ nghịch thập ác, bị đọa địa ngục.
Thời gian của địa ngục rất dài, thọ tội xong rồi trở ra, sau khi ra rồi thì họ ở cõi quỷ.
Quá khứ chắc chắn có duyên phận rất sâu với Phật pháp, cho nên từ địa ngục ra, làm quỷ mà vẫn biết tu hành.
Họ tìm một nơi chốn thanh tịnh để tu hành.
Họ nhập vào thân người để truyền đạt tin tức này.
Họ nói rất có đạo lý, trên núi tất nhiên có không ít người, họ không dám nhập vào.
Khi nhập vào người này có tổn hại rất lớn đối với nguyên khí cơ thể con người, cho nên họ nhất định phải tìm người nào trẻ tuổi, cơ thể khỏe mạnh.
Người mà cơ thể không khỏe, thể lực suy yếu thì họ không nhập vào, họ vẫn có tâm từ bi, không tùy tiện làm tổn thương người.
Cho nên từ những chỗ này, chúng ta có thể quan sát được rất rõ ràng, rất minh bạch.
Những vấn đề này đều là thật, tuyệt đối không phải giả.
Cư sĩ Tề lần này đến, thật sự là Phật Bồ-tát bảo bà đến làm chứng cho chúng ta, là người làm nhân chứng.
Bà đến nơi đây để thỉnh Kinh, để tham học, nói đúng hơn Phật Bồ-tát phái bà đến nơi đây để làm nhân chứng cho chúng ta, làm tăng trưởng tín tâm của chúng ta.
Hy vọng đồng tham đạo hữu chúng ta, tương lai có cơ hội đến Thiên Mục Sơn để tham học, giúp đỡ đạo tràng này, khôi phục lại đạo tràng này.
Chúng ta biết, đạo tràng này có Phật Bồ-tát trụ ở nơi đó, có rất nhiều người mắt thường chúng ta không nhìn thấy tu hành ở bên đó.
Thậm chí bà còn tiết lộ thông tin, còn có súc sanh ở bên đó tu hành, trên núi này có hộ pháp.
Từ đó cho thấy, điều mà trong Phật pháp nói không phân chủng loài, nhất loạt bình đẳng.
Dù là quỷ hay súc sanh, chỉ cần là thật tu thì đều được chư Phật hộ niệm, hộ pháp thiện thần phù hộ.
Nếu không phải thật tu, tâm hạnh bất chánh thì cho dù là một lão Hòa thượng xuất gia hơn 80 tuổi cũng bị đuổi xuống núi.
Chúng tôi nghe xong, trong lòng rất rõ, cũng thật an ủi, chỉ cần nơi nào có Phật Bồ-tát ở thì nơi đó chính là đất phước.
Nơi này chính là kho báu, sẽ không có tai nạn lớn, đó là phước báo của chúng ta.
Nơi mà Phật Bồ-tát, thần tiên tu hành đều là thánh địa tuyệt đẹp.
Tôi hiện nay bị lụy bởi hư danh, hành động không tiện, nếu không tôi nghe thấy rồi, tôi nhất định đi lên núi tham học.
Cho nên hy vọng các đồng tu phải nhớ kỹ, đây là một nơi tốt.
Trước đây chúng tôi cũng đã từng nghe nói Trung Quốc có rất nhiều đạo tràng thù thắng, nhưng chuyện cảm ứng linh nghiệm chúng tôi nghe không nhiều, nhất là cảm ứng rõ ràng như thế này, chúng tôi rất ít nghe nói.
Chúng ta biết, đây là Phật Bồ-tát thị hiện cho chúng ta thấy, để tăng trưởng chánh niệm, thiện tâm, thiện niệm của chúng ta, khuyến khích chúng ta trong một đời này nhất định phải có thành tựu, khiến chúng ta đã tốt nay càng cố gắng hơn, càng tiến bộ hơn nữa.Đoạn này ở trong Vựng Biên chú thích tuy không quá nhiều, nhưng mỗi câu đều vô cùng sâu sắc, đều là lấy từ trong Kinh Phật, đúng là tinh hoa ở trong Kinh điển, hy vọng các đồng tu tự mình xem thử.
Sau cùng, ông nêu hai câu nói ở trong Vạn Thiện Đồng Qui Tập: “Vạn thiện là tư lương vào đạo của Bồ-tát.
Chúng hạnh là bậc thang trợ đạo của chư Phật”.
Hai câu nói này vô cùng quan trọng.
Đồng tu học Phật không thể không có thiện tâm, không thể không có thiện ý.
Thiện tâm, thiện ý biểu hiện trong đời sống thường ngày chính là chúng hạnh.
Tâm ý biến thành hành vi, cũng chính là thiện hạnh.
Hai câu nói này, chúng ta đổi cách nói khác là, thiện tâm thiện ý là điều kiện tất yếu của Bồ-tát tu hành chứng quả.
Thiện hạnh là bậc thang trợ đạo của tất cả chư Phật (bậc là cấp bậc, thang là cầu thang), chính là nhân tố không ngừng nâng cao lên thêm.
Chư Phật chính là “phần chứng tức Phật” mà chúng ta thường nói.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ là quả vị Phật phần chứng.
Tuy thành Phật rồi, vẫn còn thứ bậc, không ngừng nâng cao lên thêm.
Thiện tâm, thiện hạnh mới có thể giúp bạn nâng cao, vượt qua 41 thứ bậc.
Muốn chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn thì phải nương vào thiện tâm, thiện ý, thiện hạnh.Chúng ta nhất định phải học tập, tuân theo tiêu chuẩn trong Kinh điển.
Ở giai đoạn hiện nay của chúng ta, tiêu chuẩn của chúng ta chính là Tam Phước.
Trong Tam Phước nói về thập thiện, nói về tam quy, nói về các giới, giới luật, cuối cùng nói về tâm Bồ-đề.
Tin sâu nhân quả là đã bao gồm toàn bộ thiện tâm, thiện ý, thiện hạnh ở trong đó rồi.
Nhất định phải tuân theo lời dạy của Phật, phải buông xả thành kiến của mình, đem phân biệt, chấp trước của mình buông xả triệt để, thuận theo lời dạy của Phật, chúng ta đời này mới có thành tựu, mới không bị luống qua.Được rồi, hôm nay chúng tôi chỉ giảng đến đây.
A Di Đà Phật!.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...