Thái Thượng Cảm Ứng Thiên


Các vị đồng học, xin chào mọi người.Hôm nay chúng ta xem tiếp đoạn thứ 31 của Cảm Ứng Thiên: "Thọ sủng nhược kinh” (được sủng ái mà lo sợ).Câu này nói về “vô si”, cùng hai câu phía trước liên kết lại thì ba câu này chính là ba thiện căn mà nhà Phật đã nói.

Ý nghĩa của câu nói này rất sâu, thật không dễ gì thể hội được.“Vinh sủng”, người hiện tại gọi là vinh dự.

Người khác cho chúng ta cái danh dự, chúng ta chính mình phải nghĩ xem, cái vinh dự này nên có hay không? Nếu như không nên có được mà lại có được thì nhất định không phải là việc tốt.

Lão Tử đã nói: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”.

Lời nói này rất có đạo lý.

Cho dù vinh dự này đáng nên có thì cũng phải hết sức khiêm tốn, nếu không mà nói thì sẽ rước lấy họa hại.

Họa hại gì vậy? Nếu các vị bình tâm quán sát thì không khó thấy được, những sự đố kỵ chướng ngại quá nhiều.

Nếu bạn làm việc tốt, bạn là người tốt, xã hội các nơi biểu dương bạn, nhưng rất nhiều người xem thấy trong lòng không phục, nhất là thời đại này.

Vào thời xưa, lòng người thuần hậu, nói cách khác, người đố kỵ ít, không phải không có.

Người hiện đại đã hoàn toàn không có duyên phận để tiếp nhận giáo dục của Thánh Hiền.

Từ nhỏ thứ họ thấy, nghe, học tập được đều là tranh danh đoạt lợi, vì vậy khi xem thấy sự vinh sủng của người khác, họ có thể cho qua được hay không? Cho nên ở thế gian hiện tại này, làm việc tốt rất khó.

Làm việc tốt, bị người hủy báng, người người nhục mạ, nhưng họ vẫn có thể tồn tại.

Còn làm việc tốt, mà thường được người tán dương thì sợ rằng họ sẽ không được dài lâu.

Các vị thử nghĩ xem, hiện tại xã hội này có phải vậy không? Cho nên, câu nói này ngày nay chúng ta xem thấy thì cảm xúc rất là sâu sắc.

Chúng ta phải hiểu đạo lý, sau khi rõ lý thì liền biết được chúng ta phải nên làm như thế nào.

Bất luận làm bất cứ việc gì, càng là việc tốt to lớn thì tư thế càng phải thấp, càng hạ mình càng thấp càng tốt.

Làm việc tốt, không để cho người biết thì càng tốt.

Cảm Ứng Thiên nói cho chúng ta nghe về tích âm đức, âm đức chính là làm việc tốt mà không cần phải cho người biết, để cho người biết thì không phải là việc tốt nữa rồi.

Thế nhưng ngày nay thông tin rất phát triển, làm được một chút việc tốt liền có một số ký giả nghe ngóng được tin tức đều đến biểu dương bạn, người khác xem thấy thì đố kỵ, chướng ngại, đến gây phiền phức.

Những sự việc này chúng ta có suy nghĩ qua hay không? Việc xấu nhất định không thể làm, việc tốt thì phải nên làm.

Làm việc tốt, sự việc quan trọng nhất là quyết không được cầu báo đáp, nếu có cái nhân mong cầu phước báo thì không những phước không thể có, mà ngược lại còn có họa hại.

Vào thời xưa có, hiện tại thì càng nhiều.

Nói như vậy thì có nên đi làm việc tốt hay không? Xin nói với các vị, việc tốt phải nên làm, nhất định phải làm.

Vì ai mà làm? Vì chúng sanh mà làm, mong cầu xã hội an định, thế giới hòa bình, quyết định không phải vì chính mình mà làm.Hôm qua tôi xem xong băng ghi hình của cư sĩ Tề.

Bà kể những sự việc có thật gần đây nhất, một người vào ban đêm kéo một chiếc xe với năm người ở trên, năm người này không phải là người mà là năm con quỷ, kéo đến cửa nhà của một người nọ, họ liền bước vào, là đi đầu thai, đầu thai vào bụng heo, heo nhà người đó sanh ra năm con heo con.

Việc này chứng tỏ sáu cõi luân hồi là thật, không phải là giả.

Những sự việc này rất nhiều.

Lần trước cư sĩ Lôi ở Hong Kong cũng đã nói cho chúng ta nghe sáu cõi luân hồi là thật, đích thân ông đã trải qua, ông đã kể với chúng tôi, chúng tôi cũng đã dùng máy ghi hình để ghi lại.

Các vị cũng thường xem thấy những sự việc này, nghe qua sự việc này rồi, đây không phải là giả, không phải mê tín, thế nên vấn đề là tầm nhìn của chúng ta phải xa một chút.

Chúng ta đời sau đi đến cõi nào, có biến thành heo hay không, có thể biến thành độc xà, mãnh thú hay không? Sau khi chết thì đi đến nơi nào, đều ở trong một niệm.

Phật nói với chúng ta, một niệm sau cùng quyết định bạn sẽ đi đến cõi nào.Phật Bồ-tát, Tổ sư Đại đức khuyên chúng ta niệm Phật.

Đó là việc tốt.

Nhưng niệm Phật có thể vãng sanh hay không, quyết định là ở một niệm sau cùng, một niệm sau cùng là niệm Phật, vậy thì chắc chắn vãng sanh.

Nếu một niệm sau cùng mà thay đổi, có một việc không vui, quên đi Phật hiệu, khởi lên một niệm tâm sân hận thì đi vào ba cõi ác; một niệm tâm tham ái thì có lẽ bạn sẽ đi đến ba đường lành, do bạn tham ái phú quý trời người.

Quyết định ở một niệm sau cùng.

Do đó, chúng ta là người học Phật thì phải biết rằng sức tín tâm và nguyện lực phải mạnh.

Bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, vĩnh viễn không thay đổi thì chúng ta mới đạt đến được mục tiêu mong cầu của chính mình.

Vì vậy việc đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, chúng ta thường nói là dùng những công đức này hồi hướng Tịnh Độ, hồi hướng Bồ-đề, hồi hướng cho chúng sanh, không vì chính mình.

Chúng ta ngay đời này tiếp nhận kiết hung họa phước cũng không hề gì, tâm địa thản nhiên, không để ở trong lòng, thế nhưng nhất định phải đoạn ác tu thiện, nhất định phải tích công bồi đức, tuân theo giáo huấn của Phật Bồ-tát mà làm là chính xác.

Tâm lượng nhất định phải mở rộng.Các vị phải nên biết, hết thảy tội nghiệp là từ chỗ nào mà ra? Từ tâm lượng quá nhỏ mà ra, không dung chứa được người khác.

Không dung chứa được ý kiến của người, vậy thì sai rồi.

Nhất định phải học Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát chính mình không có ý kiến, cho nên có thể dung nạp tất cả ý kiến của chúng sanh.

Phật Bồ-tát không có ý kiến nên Phật Bồ-tát dung nạp được tất cả ý kiến của chúng sanh.

Chúng ta làm sao mà biết được vậy? Chúng ta thấy Phật Bồ-tát đã thuyết rất nhiều loại Kinh, đó chính là dung nạp ý kiến của người.

Kinh pháp mà Phật đã nói, chính là sự phản ứng khi nghe ý kiến của người khác.

Phản ứng của Ngài là trí huệ chân thật, trí huệ cứu cánh, trí huệ viên mãn, cho nên có thể khiến cho chúng sanh sau khi nghe rồi liền khai ngộ, liền chứng quả.


Tuy là khai ngộ, là chứng quả, nhưng chỉ thay đổi cách nghĩ cách nhìn của chúng sanh đối với vũ trụ nhân sanh, tuyệt nhiên không thay đổi đời sống của họ, tuyệt nhiên không thay đổi thói quen, không hề thay đổi phương thức đời sống mà họ vốn tôn sùng, phong tục tập quán của họ không hề thay đổi.

Vậy thay đổi điều gì của chúng sanh? Giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, đây là Phật pháp, đây là giáo học của Phật pháp.

Cho nên Phật pháp có thể khiến tất cả chúng sanh hoan hỉ tin nhận, nguyên nhân chính là ngay chỗ này.

Tóm lại là để hiện tiền chúng ta có thể được thọ dụng; nếu nói quá cao siêu, quá huyền diệu thì chúng ta không có được thọ dụng, lời nói này gọi là lời thừa, vậy thì Phật không nói.Giáo học thấp nhất, thọ dụng thiết thực nhất mà Phật nói với chúng ta là phải buông xả ý nghĩ của chính mình.

Việc này trong Kinh Phật nói rất rõ ràng, sau khi chứng được quả A-la-hán mới có thể tin tưởng vào ý kiến của chính mình.

Chúng ta nghĩ xem, vì sao vậy? A-la-hán là chánh giác, khi chưa chứng được A-la-hán, tuy bạn thông minh, có trí tuệ, nhưng trong Phật pháp thì gọi là thế trí biện thông.

Các vị phải nên biết, thế trí biện thông là một trong tám nạn, đó là nạn gì vậy? Sở tri chướng.

Tại sao trí huệ của A-la-hán được xem là trí huệ chân thật, có thể tin tưởng chính mình? A-la-hán đã làm đến "vô ngã", cho nên có thể tin tưởng chính mình.

Chúng ta ngày nay khởi tâm động niệm đều có ngã, mà có ngã thì đương nhiên ý niệm của bạn vừa khởi, bất tri bất giác, cho dù bạn hữu ý hay vô ý, chắc chắn là nó có phù hợp với lợi ích của ta hay không? Hữu ý hay vô ý thì cái thứ này vẫn đang làm chủ bạn.

Cái gì là ta? Kinh điển Pháp Tướng Duy Thức nói, Mạt-na thức (thức thứ bảy) chấp trước kiến phần của A-lại-da thức (thức thứ tám) cho rằng đó là ta.

Tướng tông giải thích càng rõ ràng hơn: "Tứ đại phiền não thường tương tùy" (Bốn phiền não lớn thường nương theo nhau).

Cái gì là ta? Si là ta, ngu si.

Kiến là ta.

Kiến là gì? Là thành kiến, cách nghĩ của ta, cách nhìn của ta.

Nhà triết học phương Tây nói: "Tôi tư duy nên tôi tồn tại".

Các vị nghĩ xem, đây không phải là ngã kiến hay sao? Họ nói không hề sai.

Tướng tông nói "ngã" là gì? “Ngã” là ngã kiến, cùng với phương Tây nói là cùng một ý nghĩa.

Họ chỉ nói một cái, Phật nói bốn cái: "ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái".

Mạn là sân nhuế, ái là tham ái.

Những gì là ta? "Tham sân si" là ta, "thành kiến" là ta.

Bạn có những thứ này thì tư tưởng kiến giải của bạn liền sẽ không chính xác.

A-la-hán không có, A-la-hán đã đoạn bốn phiền não lớn này rồi.

Các vị phải biết, Tu-đà-hoàn đã đoạn "ngã kiến" rồi.

"Ngã kiến" là thuộc về kiến hoặc, "ngã si, ngã mạn, ngã ái" là thuộc về tư hoặc, trong Kinh đã nói rõ ràng như vậy.

Cho nên Phật pháp nói tiêu chuẩn của "tà chánh" là chánh giác, tiêu chuẩn của chánh giác là phải đoạn hết bốn loại phiền não này.

Chư Phật Như Lai, Pháp Thân Đại Sĩ là "tâm bao thái hư, lượng châu pháp giới", lượng lớn phước lớn, chúng ta phải hiểu đạo lý này.Vinh quang không dễ gì có.

Người thế gian thấy việc lợi mọi người đều muốn tranh giành.

Người có trí huệ, người thông minh luôn nghĩ mọi biện pháp để né tránh, chúng ta nhất định phải nên biết điều này.

Trong chú giải dẫn dụng một câu chuyện "Chu Thành Vương Phong Bá Cầm làm vua nước Lỗ".

Chu Công có những câu nói đã khai thông cho chúng ta, mấy câu nói của ông được trích lục ở chỗ này, đáng để chúng ta học tập.NHỮNG LỜI KHAI ĐẠO CỦA CHU CÔNGÔng nói: "Con đừng vì có nước Lỗ mà kiêu ngạo với kẻ khác".

Vào lúc đó văn hóa của nước Lỗ rất thịnh.

Chu Công là một đại thánh nhân mà Khổng Lão Phu Tử cả đời rất kính ngưỡng, rất khâm phục.

Khổng Tử là người nước Lỗ.

Khi đó trình độ văn hóa của nước Lỗ rất cao, bạn nhất định không nên cho rằng bạn là người nước Lỗ mà kiêu mạn, luôn là răn dạy họ.

Chu Công nói: "Ta nghe nói, người đức hạnh rộng lớn, hễ giữ lòng cung kính thì sẽ được vinh hiển".

Chúng ta hãy suy nghĩ đạo lý này: Người chân thật có đức, có hạnh.

Thế nào là "Đức"? Chúng tôi đã tổng kết việc tu học Phật pháp, đã viết ra 20 chữ, tôi tin tưởng mọi người đều nhớ rất rõ ràng.

"Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi" đó là “Đức”, trong tâm thường có mười chữ này, đây là “Đức”.

"Hạnh" là gì? "Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật" là “Hạnh”.

Người chân thật có đức có hạnh thì biểu hiện ra bên ngoài là cung kính, đối đãi với tất cả chúng sanh đều là cung kính thì con người này chân thật là vinh hiển.

Chúng ta thử suy nghĩ câu nói này, Khổng Lão Phu Tử đã làm được.

Học trò tán thán đức hạnh của Phu Tử là "ôn-lương-cung-kiệm-nhượng".

Phu Tử cung kính đối với người, cho dù là người nào, quyết không dám khinh mạn một người, nên đã thành tựu đức hạnh của Ngài, ngàn năm vạn đời, người đời sau đều đem vinh quang quy về Phu Tử.Câu thứ hai: "Đất đai rộng rãi, giàu có, giữ đức tánh tiết kiệm thì sẽ an ổn".

Vào thời xưa, đối với quốc gia, đối với nhân dân có công, phong thưởng thì phong thưởng đất đai.

Ngày nay chúng ta gọi nó là tài sản, bạn có tiền tài rất lớn, rất nhiều tài sản, bạn có thể "thủ chi dĩ kiệm", tiết kiệm thì bạn mới có thể đạt được bình an.


Nếu bạn có tiền tài, đời sống của bạn xa xỉ thì họa hại liền đến.

Ở Trung Quốc có một người rất nổi tiếng là Thạch Sùng, là đại phú đại quý, đời sống hưởng thụ xa xỉ vô cùng, đến sau cùng thân bại danh liệt, ông bị giết hại, tài sản bị lấy mất hết.

Cho nên chúng ta phải nên tiết kiệm.Tiền tài là từ nơi đâu mà có? Do quá khứ và trong đời nay đã bố thí tài mà có.

Ngày xưa chúng ta thường thờ cúng Thần Tài.

Thần Tài là ai vậy? Phạm Lãi.

Hiện tại nghe nói thờ Thần tài đã đổi thờ sang thờ Quan Công, không biết ai đã đổi ông ấy? Việc này không có đạo lý.

Quan Công là nói đến nghĩa khí, trung nghĩa, đây là danh đúng với thực, chưa hề nghe nói qua ông từng làm kinh tế, không hề nghe nói qua là Quan Công đã từng làm bộ trưởng tài chánh, hay bộ trưởng kinh tế, chúng ta chưa hề nghe nói qua năng lực làm kinh tế của ông.

Bạn xem qua lịch sử, Phạm Lãi giúp đỡ Việt Vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô.

Ông biết được con người của Việt Vương là chỉ có thể cùng hoạn nạn, không thể cùng phú quý.

Ông một lòng trung vì nước.

không vì chính mình.

Sau khi quốc gia được phục hưng, ông biết mình không thể từ chức được, Việt Vương sẽ không đồng ý, nên ông lén trốn đi, thay tên đổi họ, ra đi làm kinh tế, buôn bán.

Không bao lâu thì ông phát tài to.

Sau khi phát tài, ông đem tài vật có được, thảy đều bố thí hết, cứu tế người bần khổ.

Sau đó từ buôn bán nhỏ lại từ từ làm lên.

“Ba lần phát tài, ba lần đều đem phân chia hết”, đời sống của chính mình thì tiết kiệm, giúp đỡ xã hội, cho nên đời sau chúng ta biết được ông là người quản lý tài chính thành công, là tấm gương tốt của xã hội, cho nên đã thờ cúng tôn ông làm Thần tài.

Ý đó muốn nói, các vị muốn phát tài thì phải học tập Thần tài, học tập Phạm Lãi.

Phát tài không phải vì chính mình hưởng thụ, mà phát tài là vì cứu tế người nghèo khổ của xã hội, cho nên tiền tài này đáng có, có ý nghĩa, có giá trị.

Nếu phát tài là để cá nhân hưởng thụ, để người cả nhà hưởng thụ, cho một nhóm nhỏ người hưởng thụ thì chắc chắn là sai lầm, nó sẽ mang đến tai nạn.Phía sau nói: "Bổng lộc và địa vị cao quý, vẻ vang, hãy giữ lòng khiêm tốn thì sẽ phú quý".

Lộc vị tôn vinh nghĩa là bạn làm được quan lớn, địa vị cao.

Càng là quan cao, nhiều bổng lộc thì càng khiêm nhường, không dám ở trên người, tự hạ mình mà tôn người thì bạn chân thật là một quý nhân, phú quý của bạn sẽ không mất đi.

Những giáo huấn này là giáo huấn chân thật."Dân đông, quân mạnh, hãy giữ lòng kiêng sợ thì sẽ thường chiến thắng".

Đây là nói vũ lực quân đội của quốc gia, tuy là rất mạnh mẽ, nhưng thường hay có tâm lo sợ, đây là thắng lợi chân thật.

Nếu muốn lấy sự mạnh mẽ này đi khắp nơi ức hiếp người khác, đi khắp nơi áp bức người khác thì sau cùng sẽ bị hủy diệt, cho nên có câu "kiêu binh tất bại".

Việc này ở trên lịch sử chúng ta xem thấy có rất nhiều.

Trong thế gian hiện tại này, chúng ta cũng thấy được rất rõ ràng, rất tường tận.Phía sau nói:"Thông minh, sáng trí, hãy giữ thái độ như kẻ ngu thì sẽ được lợi ích.

Học rộng, nhớ nhiều, hãy giữ thái độ như kẻ hiểu biết nông cạn thì [kiến thức] sẽ càng rộng thêm".

Chu Công dạy Bá Cầm sáu sự việc này, lời dạy vàng ngọc, đây là thực tiễn cho câu "được sủng ái phải nên sợ"; chân thật hiểu được làm thế nào để đối nhân xử thế tiếp vật, làm thế nào để có thể giữ được hết thảy công danh phú quý của chính mình, điều này đáng để chúng ta học tập.Chúng ta hoằng pháp lợi sanh, chắc chắn không vì chính mình, mà vì tất cả phước lợi của chúng sanh, vì cả thảy thế giới hòa bình hạnh phúc.

Các vị phải nên biết, một quốc gia giàu mạnh mà các quốc gia chung quanh không giàu mạnh, người xưa chúng ta có câu nói: "Một nhà no ấm, ngàn nhà oán", đây là chân tướng sự thật.

Mọi người đều tốt thì cái tốt này của chúng ta là thật.

Một người tốt còn mọi người đều không tốt thì tai nạn liền đến.

Bạn đối địch với mọi người, bị người đố kỵ, bị người sân hận, bạn còn có những ngày tháng tốt đẹp nữa hay sao? Cho nên phải giúp đỡ tất cả chủng tộc khác nhau, giúp đỡ tất cả các tôn giáo khác nhau, giúp đỡ tất cả người khổ nạn của thế gian thì mọi người mới có thể có đời sống hạnh phúc mỹ mãn chân thật.

Đây là lời dạy bảo của cổ Thánh tiên Hiền.

Chỉ có “không vì chính mình” thì mới chân thật là tích công bồi đức, có chút tư tâm xen tạp trong đó thì công đức của bạn đã bị phá hoại hết rồi.

Việc này chúng ta phải nên ghi nhớ.************Các vị đồng học.

Chúng ta đã giảng đến câu "Thọ sủng nhược kinh" (được sủng ái mà lo sợ).

Trong chú giải của Cảm Ứng Thiên, vận dụng một đoạn lời nói của Chu Công đối với Bá Cầm.

Ông tổng cộng đã nói ra sáu việc.Câu thứ nhất là: "Ta nghe nói, đức hạnh rộng lớn, hễ giữ lòng cung kính thì sẽ được vinh hiển".

Vinh là vinh dự.

Một người có hạnh đại đức, người đại đức thì đối nhân xử thế tiếp vật đều có thể dùng tâm cung kính, đây là vinh hiển chân thật, nhất định không được ngạo mạn, ngạo mạn chắc chắn là thất bại.

Cho nên chúng ta xem Thích-ca Mâu-ni Phật, xem Khổng Tử là những bậc Thánh triết từ xưa đến nay, các Ngài đều khiêm nhường, đều có thể bao dung, đối với người đều rất là cung kính.

Đây là điều mà chúng ta phải nên học tập.Câu thứ hai, ông nói: "Đất đai rộng rãi, giàu có, giữ đức tánh tiết kiệm thì sẽ an ổn".

“An” chính là thân tâm an ổn.


Chúng ta chúc phúc nhau thường hay nói bình an.

Lời nói này rất có đạo lý.

Bình là gì? Là bình đẳng.

Bình đẳng mới là an định nhất.

Cho nên bạn xem thấy xã hội, xem qua lịch sử, xưa nay trong ngoài nước, khi xã hội động loạn, nhất định là giàu nghèo không đều, vậy mới khởi lên tranh đoạt nhau, giàu nghèo không đồng, đủ mọi thứ không bình đẳng, thành thật mà nói, đây là sự thật.

Chúng ta đưa bàn tay ra, năm ngón tay đều không dài như nhau.

Làm sao mà bình đẳng được? Vì sao họ không bình đẳng như nhau vậy? Vì mỗi người tạo nghiệp không như nhau.

Trồng nhân thiện được quả thiện, bạn tạo ác nghiệp mà muốn được quả thiện, làm gì có đạo lý này? Vì vậy chúng ta biết được, trong mười pháp giới chắc chắn là không bình đẳng.

Không bình đẳng thì không thể an toàn, không làm được xã hội an toàn.

Cho nên cổ Thánh tiên Hiền dùng phương pháp giáo học, phương pháp của giáo dục là dạy bảo người giàu có phải nên bố thí, giúp đỡ người nghèo khó; dạy bảo người nghèo khó phải hiểu rõ nhân quả ba đời, quả báo ngay đời này đã nhận là do chính mình đã làm, không nên đi oán trời trách người.

Chỉ có dùng phương pháp giáo học để khiến cho mọi người bình tâm lại.

Việc tuy không bình, nhưng chỉ cần tâm bình lại là được.

Cho nên, người nghèo khổ họ cũng có thể tích đức hành thiện, tương lai quả báo sẽ thù thắng; người phú quý không biết tích đức tu thiện, họ hưởng hết phước báo rồi, đời sau sẽ không còn nữa.

Vì vậy phải có người đem những đạo lý này, những chân tướng sự thật này giảng giải rõ ràng, mỗi một người đều giác ngộ, tâm liền bình, như vậy xã hội mới có thể được an định, thế giới hòa bình.

Thế nhưng những đạo lý này, người hiện đại rất khó tiếp nhận.

Khó tiếp nhận thì càng phải nói, không thể nói không thể tiếp nhận thì không nói, vậy thì không được.Buổi tối hôm qua, các vị xem thấy Lý đạo trưởng của Đạo giáo ngồi ở bên cạnh tôi, hiện tại ông cũng đang nghe Cảm Ứng Thiên, chúng ta có đem băng đĩa tặng cho ông, ông cũng đang nghe, ông đã nói: "Thật là quá khó!" Không có người tin tưởng thì chúng ta càng phải giảng.

Tại sao không có người tin tưởng vậy? Đã mê quá sâu, người mê quá nhiều.

Xã hội hiện tại này, mọi người đều cho rằng làm ác, hại người là lẽ đương nhiên, bạn xem, có người nào mà không hại người? Có người nào đi làm việc tốt? Làm việc tốt có kết quả tốt gì? Làm người xấu kết quả tốt biết bao, danh vọng lợi dưỡng đều đến.

Quả báo giàu sang đó của họ, tuyệt đối không phải do làm ác mà có được, đó là do đời trước họ đã tu.Trong Phật pháp nói được rất hay: "Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này ta đã nhận”.

Quả báo mà ngay trong đời này ta đã thọ nhận chính là do cái nhân đời trước ta đã tạo.

“Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này ta tạo ra”, bạn muốn hưởng quả báo trong đời sau thì chính là nhân ngay đời này tạo nên.

Đây chẳng phải nói rõ quả báo thông ba đời hay sao? Phú quý mà bạn hưởng thụ trong đời này, quyết không phải là do tạo ác ngay đời này mà có được, mà do trong mạng của bạn có, ngay đời này cậy thế lực giàu sang ức hiếp người, làm càn làm quấy, đời này bạn đã hưởng hết phú quý thì đời sau sẽ đi đến nơi nào đây? Đầu thai làm heo, đây là sự thật.

Bạn xem trong Văn Sao của Đại Sư Ấn Quang đã viết Tào Tháo đi đầu thai làm heo.

Đại Sư Ấn Quang viết câu chuyện này, các vị cũng xem qua rồi, đây là việc đầu những năm Dân Quốc, có người giết heo, sau khi giết xong, mổ nội tạng của heo ra, trên gan của heo có hai chữ "Tào Tháo", cho nên mọi người biết được con heo đó là do Tào Tháo đầu thai.

Tào Tháo cách chúng ta hiện tại hơn một ngàn năm, mà vẫn còn làm heo, ông đã luân chuyển làm heo bao nhiêu lần rồi chúng ta không thể biết được.

Nhân quả báo ứng rõ ràng như vậy, chân tướng sự thật là như vậy, không phải là chuyện có thể đùa với bạn, không phải giả mượn loại phương thức này để khuyên dụ bạn làm thiện.

Nếu chúng ta có cách nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai rồi.

Thánh Hiền của thế xuất thế gian, giống như Kinh Kim Cang đã nói là "chân ngữ giả", lời của Ngài nói tuyệt đối không có một lời giả dối; "thật ngữ giả", tuyệt đối không phải là lời hư ngụy; "như ngữ giả", như ngữ là hoàn toàn giống như sự thật, không tăng không giảm, nói với bạn là lời chân thật.

Bạn nghe rồi hoài nghi, không tin tưởng là do chính mình không có thiện căn, không có phước báo; gặp được người sáng suốt chỉ đường cho bạn, bạn không tin tưởng, không tiếp nhận, đây chính là "ngu si" mà chỗ này đã nói.

Ngu si đến cùng tột.

Ý nghĩa của câu thứ hai là nói bạn có tiền tài.

Bạn có tiền tài, làm thế nào để đạt được thân tâm yên ổn? Nhất định phải biết tiết kiệm.

Phật còn dạy chúng ta phải biết bố thí, không chỉ là tiết kiệm thôi, mà phải biết bố thí, phải biết giúp đỡ người khác, bạn liền được an ổn.

Bạn chính mình tiết kiệm, nhưng không biết bố thí thì vẫn không thể an toàn, cường đạo trộm cắp đều nhắm mục tiêu vào nhà của bạn.

Trong nhà của bạn có tiền, bạn phải thường hay bố thí, giúp đỡ người nghèo khổ ở chung quanh thì bạn sẽ có thể an ổn mà ngủ ngon giấc, cường đạo trộm cắp muốn đến, bà con hàng xóm của bạn sẽ bảo vệ cho bạn, họ sẽ chú ý trông mon, vì bạn có ân huệ đối với họ, bạn phát tài thì họ cũng được nhờ, cho nên họ mong muốn bạn phát tài được càng nhiều càng tốt.

Nếu bạn giàu có mà bất nhân, mặc dù bạn tiết kiệm, nhưng bạn không chịu giúp người khác, khi cường đạo trộm cắp muốn nghe ngóng, họ liền sẽ chỉ điểm, chỉ đường cho kẻ trộm; khi nhà của bạn bị hỏa hoạn, họ đứng ngoài nhìn, “cháy thật tốt, cháy nữa đi!”.

Đây là chuyện thường tình của con người.

Cho nên làm thế nào mới có thể đạt được thân tâm an ổn vậy? Tận tâm tận lực giúp đỡ người khác, giúp người chắc chắn là giúp mình, phải hiểu đạo lý này.Câu thứ ba nói: "Bổng lộc và địa vị cao quý, vẻ vang, hãy giữ lòng khiêm tốn thì sẽ phú quý".

Câu phía trước nói về “phú”, câu thứ ba là “quý”.

Làm thế nào để có thể giữ được phú quý của bạn? “Quý” nghĩa là bạn ở trong xã hội có địa vị, làm quan lớn; bạn phải dùng thái độ khiêm tốn, khiêm hạ, không dám ở trên người.

Đạo lý này, các bạn tỉ mỉ mà quán sát, quán sát người xưa, đọc lịch sử, đọc truyện ký của người xưa.

Hiện tại trong xã hội này, bạn cũng có thể tỉ mỉ quán sát, người ở vị trí cao, họ có thể khiêm tốn đối đãi người thì địa vị của họ sẽ không chỉ mãi như hiện tại, mà sẽ hướng lên trên.

Nếu họ ỷ thế lấn người, ngạo mạn đối với người, địa vị của họ sẽ không giữ được lâu, phước báo đó của họ sẽ hưởng hết rất nhanh, chúng ta đều sẽ thấy được rất rõ ràng.Tôi đã gặp qua Tổng thống Singapore.

Buổi tối hôm qua các vị đã thấy, tiên sinh Nathan là tổng thống được tuyển cử.

Người được bầu chọn chỉ có một người, ông đương nhiên được đắc cử, đạt được sự yêu mến của xã hội đại chúng.

Con người ông thật là khiêm tốn, đối đãi với mỗi một người đều thật khách sáo, một chút trịch thượng cũng không có, ông có thể giữ được phú quý của ông, lễ kính người, "tự khiêm mình mà tôn người".

Chúng ta phải học.

Thích-ca Mâu-ni Phật đối với bất cứ người nào cũng đều bình đẳng cung kính, đối với đế vương, đối với người xin ăn, một mực bình đẳng, chắc chắn không có tâm phân biệt, đây là Phật Bồ-tát, chúng ta phải học tập.

Tâm cung kính này xuất phát từ tâm chí thành, chân thành, không phải hư ngụy; không phải giả bộ, giả bộ thì vừa nhìn là thấy ngay, hư ngụy sáo rỗng vừa nhìn thì thấy rồi."Dân đông, quân mạnh, hãy giữ lòng kiêng sợ thì sẽ thường chiến thắng".

Đạo lý này chúng ta phải hiểu.

Người thông thường chúng ta, câu nói này bạn phải mở rộng ý nghĩa, hoặc giả là tài năng của chúng ta hơn người, kỹ năng của chúng ta hơn người, sự học của chúng ta hơn người, chỉ cần có một thứ này vượt hơn người khác thì đều là thắng.

Thắng vượt hơn, thắng thì rất dễ dàng kiêu ngạo, đáng được kiêu ngạo, thứ đáng sợ là mặt trái của kiêu ngạo, cho nên thường phải có tâm kiêng sợ, có tâm [mình] không bằng người, nhân gian có câu "trên người còn có người, trên trời vẫn còn có trời", có cái gì đáng để kiêu ngạo chứ? Thật có thể nắm chắc thắng vượt hơn người hay không? Chúng ta phải suy xét cho nhiều.

Chúng ta dù có tài năng bao nhiêu đi nữa, nếu so sánh với chư Phật Như Lai, so sánh với chư Bồ-tát thì còn kém quá xa.


Đừng nói so với các Ngài, mà so với Tiểu Thừa Tu-đà-hoàn cũng không thể so sánh, vậy thì có cái gì có thể hơn người khác chứ? Không nên khinh mạn một chúng sanh nào, trong hết thảy chúng sanh có thể có chư Phật Bồ-tát hóa thân ở trong đó.

Những sự việc này thường có, thường tồn tại.Chúng ta xem thấy trong sách xưa, Phật Bồ-tát ứng hóa đến thế gian, lẽ nào vào thời xưa Phật Bồ-tát đến ứng hóa, hiện tại Phật Bồ-tát lại không đến hay sao? Từ trên lý luận mà nói, chúng sanh càng có tai nạn, Phật Bồ-tát sẽ đến càng nhiều.

Các Ngài đến cứu khổ cứu nạn, các Ngài thị hiện là thân phận người bình thường, bạn không thể nhận ra, các Ngài cũng sẽ không nói với bạn.

Người chân thật học Phật có thể thấy ra được, trong lòng sẽ biết được.

Làm sao có thể thấy ra được? Tư tưởng kiến giải, lời nói việc làm của họ giống như Bồ-tát.

Kinh điển chính là tiêu chuẩn để đối chiếu, họ rất giống Bồ-tát, mọi thứ đều tương ưng với giáo huấn của kinh điển, vậy họ không phải Bồ-tát thì ai là Bồ-tát? Chúng ta chính mình phải chuyển phàm thành Thánh, phải từ ngay chỗ này mà học tập.Tôi thường khuyên các đồng tu xả bỏ thành kiến của chính mình, xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình; tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ-tát, nghe theo giáo huấn của Phật Bồ-tát, chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà học tập, đây gọi là học Phật, học Bồ-tát.

Nếu quả nhiên tương ưng thì chính mình bất tri bất giác liền chuyển phàm thành Thánh.

Cho nên không nên cho rằng thế gian này quá loạn, tai nạn quá nhiều.

Nói không chừng, chính vào cái thời tiết nhân duyên này, chư Phật Bồ-tát đều đến thế gian này để cứu khổ cứu nạn, nên phải “thường giữ cái tâm kiêng sợ”.

Trong Liễu Phàm Tứ Huấn, Liễu Phàm cũng dạy con trai của ông đặc biệt xem trọng tâm kính sợ.Câu thứ tư: “Thông minh, sáng trí, hãy giữ thái độ như kẻ ngu thì sẽ được lợi ích”.

Bạn thông minh, bạn có trí tuệ, người thông minh trí tuệ có mấy người biết cách giữ thái độ như kẻ ngu? Có thể biết giữ thái độ như kẻ ngu thì chân thật là thông minh.

Người mà luôn luôn bộc lộ tài năng, "tài năng bộc lộ" thì không phải là việc tốt.

Lúc tôi còn trẻ cũng phạm phải lỗi lầm này.

Người lớn dạy tôi “phải học ngu, phải biết thúc liễm”.

Tôi học với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, lão sư đã nói rất nhiều lần, dạy tôi học làm kẻ ngu khờ.

Thầy nói thầy cả đời muốn học, nhưng học không giống.

Học làm một người tài có vẻ ngoài đần độn.

Lão sư Lý khuyên tôi học giáo huấn của Thánh Hiền nhân, nói với tôi là chính thầy cũng đang học, học cả một đời vẫn không xem là học thành công.

Thầy khích lệ tôi, tôi cũng chân thật nỗ lực học tập, các vị có thể xem thấy hay không? Tôi vẫn thật có chút tâm đắc.

Các vị cho rằng những gì tôi giảng vẫn không tệ, nhưng chính tôi tự cảm thấy rất là xấu hổ, không đáng tự hào.

Cả đời này của tôi chưa từng viết văn chương, vì sao vậy? Không dám viết, thấy xấu hổ với người ta.

Tôi nói với bạn đây là lời chân thật, tuyệt đối không phải là lời giả dối.

Khi so sánh với cổ Thánh tiên Hiền, so sánh với Tổ sư Đại đức hiện đại, tôi làm thị giả cho các Ngài còn không đủ tư cách.

Tôi nói với mọi người đều là lời chân thật.

Cái ngu này của tôi không phải học giả ngu, mà là ngu thật, cần gì phải học? Học là thật có trí huệ mới là học giả ngu.

Chúng ta không có trí huệ, trí huệ chưa khai, chẳng qua chỉ là dùng tâm chân thành đối nhân tiếp vật mà thôi, không dám có hư ngụy, chính mình tu học ở ngay trong Phật pháp có được chút lợi ích, nói ra để mọi người cùng hưởng mà thôi.Câu thứ năm là: "Ta nghe nói, đức hạnh rộng lớn, hễ giữ lòng cung kính thì sẽ được vinh hiển".

Đây là nói về học vấn, có cái thiên phú này.

“Bác văn quảng ký” nghĩa là bạn xem được nhiều, nghe được nhiều, bạn có năng lực có thể ghi nhớ, người hiện tại gọi là thường thức phong phú.

Tuy “bác học đa văn” nhưng trước sau có thể giữ lấy thái độ của người "thiển cận" thì học vấn tri thức của bạn mới có thể thêm rộng, không dám lấy học thức ra để khoe khoang.Chỗ này tổng cộng đã nói sáu việc.

Việc thứ nhất, dạy chúng ta cung kính.

Việc thứ hai, dạy chúng ta tiết kiệm.

Việc thứ ba, dạy chúng ta khiêm tốn.

Việc thứ tư, dạy chúng ta thường giữ tâm kính sợ, giữ thái độ của kẻ ngu.

Biết cái học của chính mình nông cạn, bạn mới có thể giữ được đức hạnh của bạn, không đến nỗi thoái bại.

Đây là Chu Công dạy người, chúng ta phải học.

Phật dạy người cũng là sáu việc, dạy người "bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ".

Thánh Hiền nhân dạy người đều là “lời ít ý sâu”, ngôn ngữ không nhiều, nội dung của nó thông thường là “lời ít mà ý rộng”.

Ý rộng rốt cuộc rộng đến phạm vi nào? Hư không pháp giới, quá khứ vị lai, một chút cũng không giả.

Đây mới là đại học vấn chân thật.

Thế nhưng bốn chữ “lời ít ý sâu” này có mấy người có thể hiểu được, có thể thể hội được chứ? Chúng ta phải tỉ mỉ suy nghĩ.

Nếu không thì học Phật sẽ không biết chỗ để mà bắt đầu.Những câu nói này, tuy chỉ một hai chữ mà ý nghĩa sâu rộng vô tận, mọi người chúng ta thì tâm ý qua loa, luôn xem qua một cách hời hợt, căn bản không hiểu được chỗ sâu cạn của nó.

Đến khi nào thì có thể học được? Chúng ta có rất nhiều cơ duyên, cơ duyên vô cùng thù thắng đều bị trôi qua ngay trước mặt, thật là đáng tiếc.

Nhất định không thể nói hiện nay không có người tin nữa nên không giảng, không có người tin thì càng phải nên giảng, giảng nhiều một chút, đi khắp nơi để giảng, giảng nhiều rồi người ta sẽ tin.

Lời giả dối nói nhiều lần còn khiến người ta tin huống hồ là lời chân thật.

Phải nên hiểu cái đạo lý này thì chúng ta mới có thể giúp đỡ chúng sanh khổ nạn quay đầu.

Lời giả dối nói 100 lần, nói 1000 lần thì người ta đều tin là thật.

Lời thật nói 1000 lần, nói một vạn lần thì sao người ta không tin, làm sao mà không quay đầu chứ? Cho nên nhất định không nên cho rằng xã hội hiện nay đối với việc này không tin nữa thì chúng ta không cần giảng.

Giảng mà người ta phản cảm, phản cảm là một lần họ thấy phản cảm, 10 lần phản cảm, 100 lần phản cảm, nhưng đến 1000 lần thì họ sẽ hết phản cảm, đến một vạn lần thì họ sẽ tin bạn.

Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, Phật dạy chúng ta ở trong Kinh cũng là ngàn lần vạn lần như vậy chúng ta mới chịu tin, chúng ta cũng không phải là một lần, 10 lần, 20 lần liền chịu tin.

Chúng ta nên học tập như thế nào vậy? Chúng ta nên giúp đỡ những người không chịu tin đó.

Từ kinh nghiệm thiết thực của bản thân, thể hội được các phương pháp.

Phương pháp nào hữu hiệu thì không ngừng lặp đi lặp lại, chăm chỉ nỗ lực mà biểu diễn cho người ta xem.Được rồi hôm nay chỉ giảng đến đây thôi.A Di Đà Phật!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui