Rồi Sau Đó…

 
CHƯƠNG 22
Mỗi con người là duy nhất, chẳng ai cần tới
Ai và nỗi đau của chúng ta là hòn đảo hoang
Không một bóng người.
Albert Cohen[38]
 
NGÀY 18 THÁNG CHẠP
Mặc dù thực lòng không muốn nhưng Nathan vẫn phải giữ lời hứa với vợ: đưa Bonnie đến chơi với ông bà ngoại suốt hai ngày dài đằng đẵng.
Anh thức dậy và bất chấp lúc sáng sớm đã không ngần ngại gọi điện cho Jeffrey Wexler để báo rằng hai bố con sẽ đến. Anh biết rằng khái niệm “sáng sớm” không nằm trong vốn từ vựng của họ, ngay cả trong kì nghỉ lễ.

Tối qua Bonnie đã đi ngủ muộn, anh đợi đến tám giờ mới đánh thức con bé dậy, phải đến một tiếng rưỡi sau, hai bố con mới lên đường được, sau khi đỗ lại trước tiệm Starbucks để uống một ly sô cô la nóng ngon tuyệt có vị thục quỳ.
Nathan đã quyết định lái chiếc xe địa hình. Nó chạy vững chãi hơn trong trời tuyết. Cũng giống như mẹ mình, Bonnie rất thích những chiếc xe to và những bánh xe khổng lồ của chúng. Được ngồi ở vị trí rất cao so với mặt đất, con bé có cảm giác như được ngồi trong khoang điều khiển một con ta id="filepos1031126">u vũ trụ bay trên mặt đất với độ cao tầm thấp.
Tới nay đã gần ba mươi năm tục gia đình Wexler nghỉ Giáng sinh trong vùng núi Berkshires nằm ở phía tây Massachusetts. Khởi hành từ New York, chuyến đi hơi dài nhưng quang cảnh vùng này quả là tuyệt đẹp với những ngọn đồi tạo thành nhiều thung lũng và những ngôi làng thơ mộng điển hình của Tân Anh Quốc. Anh lái theo đường số 7 qua Norwalk, thị trấn Great Barrington rồi thẳng hướng Stock bridge. Anh điều khiển xe rất thận trọng: đường đôi chỗ hơi trơn trượt. Tuyết phủ một lớp mỏng như bụi trên cảnh vật đang trải ra trước mắt họ.
Bonnie nhét một đĩa CD vào ổ đọc: một khúc ứng tấu piano của Keith Jarrett nằm trong album nhạc chủ đề của phim Phù thủy xứ Oz.
Cô bé bắt đầu lẩm nhẩm hát theo:
Somewhere, over the rainbowl[39]…
Vừa hát, Bonnie vừa thực hiện “cú nháy mắt đúp” trứ danh của mình và anh thấy con bé thật đáng yêu với chiếc mũ lưỡi trai bóng chày to quá cỡ đội để bảo vệ làn da khỏi nắng hắt. Lén quan sát con gái, anh không khỏi kỳ lạ vì đã sinh ra một đứa con gái dễ sống đến vậy.
Tự đáy lòng, anh vẫn cảm thấy hãnh diện vì đã đủ sức nuôi dạy con bé đúng cách. Anh và Mallory, hai người đã cố tỏ ra nghiêm khắc từ rất sớm và đề ra một số nguyên tắc cơ bản: tôn trọng mọi người và nhận thức rằng quyền lợi bao giờ cũng đi kèm với nghĩa vụ.
Hai vợ chồng cưỡng lại cám dỗ để không nuông chiều con gái: không giày thể thao giá hai trăm đô la hay những thứ quần áo hàng hiệu với giá trên trời. Họ thấy điều đó hơi có chút gì đó sỗ sàng, cũng giống như từ hèn hạ dùng để đánh giá về thái độ của những bậc phụ huynh đôi khi để con cái xúc phạm mình bằng những lời lẽ vô văn hóa, vậy mà lại thán phục vốn từ ngữ đa dạng của con mình thay vì la mắng chúng!

Đôi khi Nathan vẫn băn khoăn về tương lai của những đứa trẻ không được dạy dỗ đến nơi đến chốn đo. Chắc chắn chúng sẽ trở thành những thanh niên ấu trĩ và theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, sau khi đã được nuông chiều và được đối xử như những hoàng tử, công chúa tính cách đồng bóng thất thường, rồi sớm muộn cũng sẽ ngã thật đau khi khám phá những nhượng bộ và tước đoạt mà cuộc sống không thiếu dịp đòi hỏi.
Anh liếc nhìn con gái. Được ru ngủ bởi nhạc Jazz, con bé đã ngủ thiếp từ lúc nào, tay nắm chặt, đầu tựa vào khung cửa sổ tràn ngập ánh nắng.
Anh nghĩ về tương lai.
Cho đến thời điểm này, việc dạy dỗ con bé chưa là quá khó, nhưng đoạn đường gian nan nhất vẫn còn ở phía trước.
Bởi chắc chắn sẽ đến một ngày con bé đòi đi chơi buổi tối, đòi xỏ khuyên ở cánh mũi hay nơi nào đó trên cơ thể….. Đúng vậy, sẽ luôn có một thời điểm cô con gái bé bỏng dễ thương biến thành một thiếu niên bạc bẽo, tin chắc cha mẹ mình chỉ là những cụ khốt không biết cảm thông.
Mallory sẽ chỉ còn một mình để đối diện với cuộc khủng hoảng ấy. Anh sẽ không còn ở bên để ủng hộ cô. Anh sẽ không được biết nỗi lo sợ của đêm đầu tiên Bonnie không về nhà ngủ, không được biết người bạn trai đầu tiên con bé dẫn về nhà ra mắt, không được biết chuyến du lịch đầu tiên con bé muốn cùng lũ bạn gái đi đến đầu kia đất nước….. Thế nhưng đó cũng là một thách thức rất thú vị mà anh cảm thấy mình hoàn toàn có thể vượt qua được.
Nếu như anh không được chờ đợi ở một nơi khác.
Mối đồng cảm với Bonnie đôi khi đưa anh trở về với những ngày đầu của thời thơ ấu, khi giữa mẹ và anh tồn tại một sự đồng lõa thực sự, trước khi anh cố tình tạo ình một vẻ gần như lãnh đạm chỉ vì lầm tưởng rằng cơ may duy nhất để vươn lên trong xã hội là chối bỏ gốc gác xuất thân. Thật khó cho con trai người giúp việc khi muốn chinh phục New York hoa lệ!

Chỉ đến gần đây, anh mới nhận ra mình rốt cuộc đã nhận từ mẹ nhiều hơn là anh vẫn hình dung. Bà đã truyền cho anh lòng dũng cảm và đức hy sinh, một năng lực để dám đối diện với thực tế dù có xảy ra chuyện gì đi nữa.
Nhưng anh đã để bà qua đời không một lời cám ơn về món quà đó. Những năm cuối đời của bà, tức là lúc cuộc sống của anh bắt đầu dư dả, anh đã có thể xích lại gần bà và tận hưởng thành công cùng người mẹ đã tần tảo nuôi mình. Anh đã có thể nói với bà rằng: “Mẹ thấy đấy, mẹ con mình đã thoát khỏi cảnh nghèo ổ rồi, mẹ đã không hy sinh vô ích. Con đang rất hạnh phúc”. Thay vào đó, anh đã không còn đến thăm nom bà đều đặn như trước nữa. Quá bận rộn trong cuộc chiến của riêng mình, anh bằng lòng với việc chu cấp tiền hàng tháng để bà có thể an hưởng tuổi già mà không phải lao động vất vả. Và những lần anh ghé thăm bà đều chóng vánh như cơn gió thoảng. Anh nói vài câu cho phải phép trước khi ra đi và để lại một xấp tiền (mỗi lúc một dày hơn) thay lời xin lỗi vì đã là đứa con bất hiếu.
Hôm nay, anh cảm thấy tội lỗi vô cùng khi nghĩ đến những dịp đã bỏ lỡ, nhưng đó không phải là kỷ niệm duy nhất khiến lương tâm anh day dứt.
Đó hầu như là bí mật chỉ hai mẹ con anh biết với nhau. Một quãng thời gian dài họ không bao giờ nhắc lại nhưng vẫn nhớ về nó tới tận phút lìa đời.
Lúc đó, anh vừa bước sang tuổi mười ba. Chuyện xảy ra vào mùa hè năm 1977, khoảng đầu tháng Tám, trong kì nghỉ hè cuối cùng của anh với Mallory, tại Nantucket(mùa hè mà anh đã có dịp hôn môi cô lần đầu tiên…. nhưng đó lại là chuyện khác).
Hồi năm ngoái, sau khi vượt qua các kì thi trắc nghiệm với kết quả xuất sắc, anh đã đỗ vào trường Wallace School danh giá của Manhattan.
Ngay cả khi trường áp dụng chế độ cấp học bổng với một số ít học sinh đạt kết quả xuất sắc với mức hỗ trợ là một nửa học phí thì nửa còn lại vẫn thuộc phần đóng góp của phụ huynh. Đối với Eleanor Del Amico, đó là một khoản tiền quá lớn. Nathan hiểu anh đang đòi hỏi ở mẹ một sự hy sinh quá sức, bởi lẽ trường yêu cầu phải đóng đủ học phí ngay trước kì học đầu tiên. Nhưng anh đã giải thích với bà rằng đó là một sự đầu tư cho tương lai: cơ hội duy nhất để anh không trở thành một tên cu li hay thợ lau cửa kính.
Mùa hè năm đó: Eleanor không còn một xu dính túi: mùa đông trước, bệnh viêm phế quản mãn tính buộc bà phải nhập viện điều trị mất vài ngày và tiêu tốn những khoản lớn. Đầu tháng, bà đã xin Wexler ứng trước lương để nộp học phí cho con trai. Nhưng Jeffrey luôn cứng nhắc với những nguyên tắc chặt chẽ của mình, đã dứt khoát từ chối.
“Đó chính là tâm địa bẩn thỉu của họ, mẹ anh đã nói với anh như vậy, con đã cứu mạng con gái họ và họ từ chối giúp con những chuyện đơn giản nhất.”
Bà đã không lầm, dù Nathan không muốn bà nhắc lại chuyện ấy - chuyện xảy ra cách đó đã nhiều năm - để cố gắng cầu xin ông chủ điều gì đó.
Chính trong hoàn cảnh này, chiếc lắc tay nạm ngọc trai nằm trong tráp đựng đồ trang sức của Lisa Wexler đã không cánh mà bay.

Nathan không hiểu tại sao nhưng mọi nghi ngờ chẳng mấy chốc đều chĩa về phía mẹ cậu và… chính bản thân cậu. Jeffrey Wexler đã tra hỏi cả hai mẹ con như thể đã chắc chắn về tội lỗi của họ. Ông ta thậm chí đã lục soát cả hai mẹ con, bắt họ đứng úp mặt vào tường, hai tay giơ cao. Vào thời đó, Nathan còn chưa học luật và chưa hề biết rằng những hành động tương tự là phạm pháp. Vì người phụ nữ giúp việc nhất quyết không nhận đã lấy chiếc vòng, Jeffrey đã lục lọi trong phòng bà, mở tung từng ngăn kéo, dốc ngược từng vali, hệt như một cuộc khám xét. Vì vẫn chẳng tìm thấy gì, ông đã dọa báo cảnh sát, tưởng rằng điều đó sẽ khiến Eleanor khiếp sợ. Nhưng bà vẫn một mực cự tuyệt, gần như quỳ gối trước ông chủ: “Không phải tôi, thưa ông Wexler, xin thề là tôi không ăn cắp vật gì cả.”
Cuối cùng cậu chuyện khép lại bằng một sự thải hồi. Trái với ý của vợ, Jeffrey đã không nhờ cảnh sát can thiệp mà chọn giải pháp cho Eleanor thôi việc không kèm theo một khoản phụ cấp nào. Ngay giữa mùa hè, mất hết danh dự và hầu như không còn một xu dính túi, Nathan cùng mẹ đã lại đi về phía cái nóng của New York.
Đó là nỗi nhục nhã tệ nhất trong đời anh: đã bắt gặp ánh mắt của Mallory, giữa lúc bị ép sát vào tường để khám người như một tên trộm. Anh cảm thấy bị hạ nhục và khinh rẻ đến tột độ. Nỗi hổ thẹn ấy vẫn theo anh đến tận ngày hôm nay, khắc sâu vào một góc tâm trí, nhưng nó cũng trở thành một động lực mạnh mẽ, như thể từ ngày hôm đó anh đã biết, rằng anh không bao giờ đủ cao thượng để quên đi mối nhục này. Chiếm được thế thượng phong là chưa đủ đối với anh. Anh muốn nhiều hơn thế nữa: đánh bại Jeffrey với vụ kiện tệ hại này, buộc ông ta phải trả giá cho nỗi nhục ngày nào của anh và chấp nhận nhượng lại cho anh căn hộ trong tòa nhà San Remo, món bất động sản trị giá nhiều triệu đô la. Anh biết rõ sự đối đầu này khiến cho Mallory buồn lòng. Nhưng ngay cả viễn cảnh giết chết người mình yêu cũng không ngăn cản được anh. Đôi khi người ta sẵn sàng đánh đổi tất cả với mong muốn đạt được điều gì đó.
Tuy nhiên, điều nhức nhối nhất, đó là rốt cuộc anh đã tin Wexler hơn là tin mẹ mình. Anh chưa bao giờ nhắc lại chuyện lắc tay với bà, nhưng sau khi suy xét vấn đề theo mọi hướng, anh đã đi tới chỗ tin rằng mẹ mình đã ăn cắp món trang sức đó thật. Và bà làm như vậy là vì anh. Tháng mười năm 1977, tiền học phí của đã may mắn được thanh toán và phút cuối, điều này đã cho phép anh tiếp tục theo học trong trường. Lúc bấy giờ, anh đã không tìm hiểu tại sao một phép lạ như thế lại có thể xảy ra. Nhưng vào những ngày sầu muộn, sự thật khủng khiếp này lại vang lên: mẹ anh đã trở thành một kẻ bất lương, đó là vì anh.
Bonnie vừa mở hé một bên mắt. Hai bố con chỉ còn cách đích vài trăm mét.
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng núi Berkshires, Stockbridge là một thành phố nhỏ xinh đẹp được những người thổ dân Mohican tạo nên trước khi những nhà truyền giáo xuất hiện, quấy phá cuộc sống bình yên của họ và khăng khăng biến họ thành tín đồ Cơ Đốc giáo. Gia đình Wexler sở hữu một dạng khu trại chăn nuôi ngay tại cửa ngõ thành phố. Thực ra đó là một ngôi nhà nghỉ nơi thôn dã rất duyên dáng với một đàn ngựa, trong đó có một con thuộc giống ngựa lùn được Bonnie rất mực cưng chiều.
Nathan nhấn còi ôtô trước cánh cổng có lắp đặt camera giám sát. Vài giây sau, hai cánh cổng mở toang, nhường lối cho chiếc xe địa hình tiến vào trên một lối đi rải sỏi. Anh đỗ xe gần ngôi nhà gỗ xinh xắn, nơi ở của vợ chồng người gác cổng. Lần cuối cùng tới đây, anh thậm chí đã không bước xuống xe.
Lần này thì khác.
Goodrich đã khuyên anh hòa giải mọi việc để tìm đến sự thanh thản trước khi chết. Vậy thì anh sẽ nghe theo lời khuyên của lão chứ sao! Jeffrey sẽ chỉ có được lời khuyên đó sau khi đã xì tiền ra. Nathan đã quyết định sẽ tiết lộ cho ông ta biết điều mà anh chưa từng nói cho ai biết. Một điều gì đó có khả năng tàn phá danh tiếng anh và vĩnh viễn gạch tên anh khỏi danh sách luật sư đoàn.
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui