Minh triều lên thay thế Nguyên Mông, năm xưa Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân tiêu diệt Bắc Nguyên, đuổi con cháu Thành Cát Tư Hãn về đại thảo nguyên mênh mông, từ đấy Trung Nguyên phồn hoa giàu có không còn liên quan gì tới người Mông Cổ nữa.
Người Mông trên từ vương công quý tộc, dưới tới bách tính bình dân, tất cả đều vùng vẫy trong gió cát khô cằn, những chính vì thế làm thức tỉnh lang tính của bọn họ, trở lại thành thục với cung ngựa.
Đó là quà tặng của ông trời, đó là di truyền của Thành Cát Tư Hãn đã từng lạc lối trong giấc mộng ở Trung Nguyên, cuối cùng đã tìm về được trên thảo nguyên vô tận.
Kết quả Đại Minh nhiều đời viễn trinh đều không sao tiêu diệt được bọn chúng, còn thi thoảng bị quấy nhiễu, uy hiếp nghiêm trọn sự thống trị của đế quốc.
Cho tới đời Thành Tổ, hao phí tài lực cực lớn, đông từ Áp Lục giang, tây tới Gia Dục Quan, thiết lập Liêu Đông, Tuyên Phủ, Đại Đồng, Duyên Tuy, Ninh Hạ, Cam Túc, Kế Châu, Sơn Tây, Cố Nguyên, tổng cộng chín tòa biên thành, đền phòng người Mông Cổ tiến công, đó chính là cửu biên mà mọi người hay nói.
Chín tòa biên thành này, nhìn thấy cột khói của nhau, vệ sở nổi liền nhau, tạo nên phòng tuyến biên cương phía bắc của Đại Minh, tầm quan trọng của nó không nói cũng biết.
Trong đó Tuyên Phủ lại càng là trọng yếu trong trọng yếu, bởi vì nó là cứ điểm ngoại vị trọng yếu nhất phía tây bắc kinh sư. Nếu như một khi Tuyên Phủ thất thủ, kinh thành chỉ còn lại lá chắn duy nhất là Cư Dung Quan, tình thế nguy ngập vô cùng.
Thực tế kẻ xâm nhập chỉ cần đột phá phòng tuyến Tuyên Phủ thì công chiếm Cư Dung Quan không khó khăn gì hết.
Cho nên trên danh nghĩa Tuyên Phủ là phòng tuyến bên ngoài kinh kỳ, thực chất nó là phòng tuyến cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh, cũng là tấm lá chắn quan trọng nhất, cho nên gọi là "điểm yếu cửu biên là Tuyên Phủ" ,"chìa khóa vào kinh thành", là biên trấn người thống trị các triều coi trọng nhất.
Thành trì của nó trải qua hơn trăm năm xây dựng cải tạo cao đạt tới ba trượng năm xích, hoàn toàn dùng đất nện và gạch nung mà thành, trang bị bảo vệ thành toàn viện, thành cao nước sâu, khí thế hùng vĩ, Đại Đồng thậm chí Tây An phía tây của nó cũng không có được quy mô như vậy.
Trong thành thường trú ba mươi vạn người, trong đó trên 20 vạn quân hộ, nói là một tòa thành, chẳng bằng nói là một cứ điểm quân sự có công năng tác chiến độc lập thỏa đáng hơn.
Chính vì sự tồn tại của Tuyên Phủ, làm người Mông Cổ không dám xâm nhập vào nội địa, cho dù có tìm được đường tới quấy nhiễu kinh thành thì chẳng qua cũng chỉ là hư trương thanh thế, chỉ sợ bị Tuyên Phủ xuất binh, chặn mất đường lui, thường thường chỉ chạm tới là chạy, ý nghĩa chính trị hơn xa thu hoạch thực tế.
Cho nên người thống trị Mông Cổ bao đời, bất kể là Dã Tiên, Tiểu Vương Tử hay là Yêm Đáp Hãn đều coi Tuyên Phủ như cái gai trong mắt, dằm trong thị, hết sức khao khát nhổ bật nó.
Chỉ cần hạ được Tuyên Phủ, kinh thành Đại Minh chẳng khác gì nữ nhân bị lột sạch y phục, chỉ đành ngoan ngoãn chịu dày vò. Khôi phục lại vinh quang tổ tiên, chiếm lại kinh thành phồn hoa, không còn là vọng tưởng nữa.
Nhưng cho dù là mạnh mẽ như Dã Tiên , thậm chí đã bắt sống được hoàng đế Đại Minh, cũng chưa bao giờ công phá được Tuyên Phủ.
Một tòa thành Tuyên Phủ ngoan cố, đã chặn đứng con đường phục hưng của biết bao đại hãn Mông Cổ, đem hùng tâm tráng chí của chúng biến thành oan niệm, nhứ lặp đi lặp lại mãi bên tai người kế thừa tiếp theo, làm người kế thừa nhận địa vị và tài phú, cũng tiếp nhận luôn oán niệm đó.
Hoàng Thai Cát, trong tiếng Mông có nghĩa là "thái tử, người kế thừa", hắn là trưởng tử của A Lặc Thản Hãn truyền kỳ, tất nhiên có sự cố chấp làm người thường không sao tưởng tượng được với hai chữ Tuyên Phủ.
Cho nên khi sứ giả của Dương Thuận, thông qua Tiêu Cần tìm được hắn, ngay tức khắc hắn trở nên kích động, thậm chí hắn cảm thấy được Trường Sinh Thiên phù hộ, muốn hắn trở thành đại hãn Mông Cổ còn vĩ đại hơn phụ thân.
Kích động qua đi, hắn bình tĩnh lại, cùng tâm phúc thương lượng thật cẩn thận, phát hiện ra, bằng vào bổ lạc của mình, cho dù có nội ứng ngoại hợp, cũng không dám tùy tiện khiêu chiến con quái thú Tuyên Phú, chỉ đành phái người đi liên hệ với Chi Ba Nhạc Đặc Bộ do nhị đệ Bố Ngạn Thai Cát suất lĩnh, Úy Ngột Thận Bộ do tứ đệ Bính Thỏ Thai Cát suất lĩnh, Ba Lâm Bộ do ngũ đệ Bả Lâm Thai Cát suất lĩnh.
Còn về phần các bộ lạc do các huynh đệ thúc thúc khác, bởi vì quá xa sợ đêm dài lắm mộng cho nên không thông báo.
Ba tên Thai Cát kia cũng có oán niệm ngùn ngụt với Tuyên Phủ, nghe được tin tức là phóng ngựa tới. Bốn tên Thai Cát hợp kế, gom được một vạn rưỡi bộ đội tinh nhuệ, dũng sĩ Mông Cổ một chọi mười, thế là gần đủ rồi.
Lão ngũ Bả Lâm Thai Cát hỏi:
- Hay là mời phụ hãn tới tọa trấn.
Kế quả là bị ba tên ca ca nhất trí lườm cho, Bố Ngạn Thai Cát chửi mắng:
- Nếu như phụ hãn tới, khi ấy người ta chỉ nói, A Lặc Thản Hãn công chiếm Tuyên Phủ, làm gì còn nhắc tới tên chúng ta.
- Đúng, đây là công tích của chúng ta, phụ hãn đã đủ vinh diệu rồi, không cần nữa.
Bính Thỏ Thai Cát cũng nói.
- Nhưng đệ sợ chẳng may tổn thất quá nặng, phụ hãn sẽ trách phạt chúng ta.
Bả Lâm Thai Cát xưa nay cẩn thận , sợ Yêm Đáp như sợ hổ.
- Yên tâm, lần này chúng ta dùng kế.
Hoàng Thai Cát an ủi hắn:
- Không cường công là không có tổn thất.
- Vậy thì kế ở đâu ra?
Ba Lâm Thai Cát không yên tâm, hỏi tới. Hoàng Thai Cát vốn định làm bộ làm tịch, nhưng hai tên Thai Cát kia cũng tò mò:
- Đúng thế đại ca, huynh đừng giấu nữa.
Hắn chỉ đành khai:
- Tiêu quốc sư nói như thế.
- Rốt cuộc là có diệu kế gì?
- Chưa hỏi.
- ....
-..
- .
Bị ba tên đệ đệ cường liệt yêu cầu, Hoàng Thai Cát tìm Tiêu Cần tới.
Tiêu Cần nhìn khoảng trên bốn mươi, mặc một bộ áo bào trắng, trên trán quấn vải màu hạnh hoàng, người cao mà gày gỏ, mặt cũng dài, mắt như sói, mũi như mỏ ưng, cánh môi mỏng mím chặt, nhìn cái là biết ngay tên gia hỏa này khó đối phó.
Hắn là người đọc sách, nhưng tắm mình trong phong sương tái ngoại lâu năm, sớm đã quét sạch khí tức thư sinh văn nhược, nhìn hắn càng giống một chiến sĩ hơn.
- Trường Sinh Thiên vĩnh viến chiếu cố cho Hoàng Thai Cát và ba vị Thai Cát.
Tiêu Cần khom người thi lễ.
Mặc dù hắn là người Hán, nhưng tiếng Mông nói cực tốt, phong tục tập quán của người Mông Cổ cũng thuộc nằm lòng, thậm chí tinh thông lịch sử của gia tộc Hoàng Kim và giáo nghĩa Tát Mã. Cho nên người Mông Cổ rất có thiện cảm với hắn, bốn vị Thai Cát cũng không ngoại lệ. Hoàng Thai Cát gật đầu nói:
- Thần hộ thủ của Bản Thăng, Quốc sư Tiêu đại nhân của A Lặc Thản Hãn, bốn vị huynh đệ chúng tôi tới đây, muốn nghe kế hoạch thần kỳ của ngài.
Tiêu Cần cũng không giấu diếm làm gì:
- Trải qua nhiều năm gây dựng trong thành Tuyên Phủ, ta đã phát triển được hơn một nghìn tín đồ, trong đó có kẻ mới nhập giáo chính là quan thủ thành phía bắc.
Bốn tên Thai Cát nghe thế mừng rỡ nói:
- Nói như vậy chúng ta không cần tốn chút sức lực nào cũng có thể vào thành rồi sao?
Tiêu Cần cười:
- Người Hán có một câu "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", ta có thể bày mưu tính kế thật kín kẽ, nhưng vẫn phải cầu Trường Sinh Thiên phù hộ.
- Vậy nhất định là không có vấn đề gì, chúng ta là con cháu của Thành Cát Tư Hãn, con cưng của Trường Sinh Thiên, không phù hộ chúng ta thì phù hộ ai?
Bốn tên Thai Cát mừng rỡ:
- Tiêu quốc sư mau đi liên lạc, chúng tôi ở đây điều động nhân mã, xuất binh càng nhanh càng tốt.
Thế là bốn tên Thai Cát tràn trề tự tin, Bả Lâm Thai Cát cũng không nhắc tới chuyện thông báo cho phụ hãn nữa.
- Được rồi.
Tiêu Cẩn đáp lời, ra khỏi trướng đi chuẩn bị.
***
Cùng một từ có thể phiên âm là Thai hoặc Đài, chính xác hơn phải dịch là Đài Cát, nhưng đọc thế hơi giống đài các, líu lưới quá, nên mình dịch là Thai Cát cho nó tách bạch.
Người Mông Cổ dũng mãnh hiếu chiến, ngoài tái là dân, nhập tái thành binh, mỗi năm chăn thả gia súc vào hai mùa xuân hạ, sinh sôi nảy nở. Tới mùa thu đông thì cỏ gia súc đã cắt hết, gia súc nhốt vào trong chuồng nuôi, chỉ còn lại chuyện của nữ nhân và trẻ nhỏ, nam nhân thì suốt ngày uống rượu ăn thị, cưỡi ngựa bắn cung, mong ngóng đi cướp tài bảo và nữ nhân của ngư Hán.
Khi bọn chúng nhận được lệnh động viên của thủ lĩnh thì lập tức mang theo cung tên, cưỡi lên tuấn mã, được nữ nhân và hài tử tiễn biệt, ai tới doanh trại của người đó, tập trung trước đại trướng của thủ lĩnh mình. Chỉ dùng thời gian hai ngày, hán tử Mông Cổ phân tán trong chu vi trăm dặm đã tập hợp giữa doanh trại, chuẩn bị đợi lệnh xuất phát.
Hoàng Thai Cát và ta tên đệ đệ mặc giáp da của tổ tiên để lại, cưỡi trên tuấn mã cao lớn, nhìn dũng sĩ Mông Cổ đông nghìn nghịn dưới sườn dốc, bốn huynh đệ không kìm được nhiệt huyết sôi trào.
Vào thời khắc đó, cả bốn có cảm giác như được Thành Cát Tư Hãn nhập thể, cảm thấy bản thân bất khả chiến bại, đồng thời có thể chinh phục hết thảy.
Hoàng Thai Cát giục ngựa đi ra, nói với dũng sĩ Mông Cổ mặt đầy nhiệt huyết:
- Hôm nay, Thai Cát của A Lặc Thản Hãn chúng ta,, sẽ dẫn võ sĩ dũng mãnh nhất của thảo nguyên, đi sáng tạo ra một lịch sử! Sau trận chiến này, nội địa giàu có của Minh triều, sẽ do chúng ta mặc sức rong ruổi, thậm chí thủ đô Minh Quốc cũng sẽ thành bãi thả gia súc của chúng ta.
Nghe thấy tiếng thở nặng nề phía dưới, nhìn thấy những đôi mắt tràn ngập dục vọng, Hoàng Thai Cát mứng thầm :" Những lời này đúng là có tác dụng..." Thì ra lời diễn thuyết của hắn do Tiêu Cẩn viết sẵn, phải phí mất sức ba bò chín trâu mới dạy được hắn học thuộc lòng.
Ai ngờ trong lúc đắc ý, cao hứng lên quên béng mất lời tiếp theo, trong ánh mắt chờ đợi đám thủ hạ phía dưới, Hoàng Thai Cát xấu hổ lắm, nhưng không nhở ra nổi phải nói tiếp cái gì, đành nhỏ giọng cầu cứu:
- Giúp ta đi chứ.
Thế nên mới nói, săn hổ cần có thân huynh đệ, ba tên Thai Cát không hề do dự mỗi tên thêm vào một câu.
- Cướp hết nữ nhân của bọn chúng.
- Cướp hết tiền tài của bọn chúng.
- Thành Cát Tư Hãn.
- Thành Cát Tư Hãn.
Đám đông phía dưới hô theo.
Hoàng Thai Cát khó khăn lắm mới xuống đài được, vội hô:
- Xuất phát.
Thế là bốn huynh đệ suất lĩnh hơn vạn kỵ binh Mông Cổ, ùn ùn kéo về phía Tuyên Phủ.
~~~~~~~~~~~~~~
Biên ải Đại Minh loạn lạc nghiêm trọng, mỗi năm ba phần tư thu nhập quốc khố đều đổ vào quân trấn cửu biên, mặc dù không thể mang lại thắng lợi cho ra hồn, nhưng không phải là không có chút tác dụng nào.
Cùng ngày người Mông Cổ tập kế quy mô lớn, Hoàng Thai Cát dẫn quân xuất phát, tình báo động tĩnh tạm thời chưa rõ, đã truyền tới trong thành Tuyên Phủ, đặt lên trên bàn Hình tướng quân.
Hình tướng quân tên đầy đủ là Hình Ngọc, là quan tổng binh của Tuyên Phủ, mang ấn Trấn Sóc tướng quân, cho nên cái xưng hiệu "tướng quân" này chẳng phải là hư danh, kỳ thực rất là đáng nể.
Toàn quốc bấy giờ có 26 tổng binh, mà tổng binh mang ấn chỉ có 8 người. Trong đó tướng quân mang quy cách chữ "trấn" ở đầu cao hơn "chinh", "bình". Là đường đường võ tướng nhị phẩm.
Khi tổng đốc Dương Thuận tổng quản quân chính tạm nghỉ, hắn là trưởng quan quân sự lớn nhất.
Hình Ngọc nhận thức rất rõ tầm nghiêm trọng của vấn đề, mang tình báo này tới dịch quán. Đại Minh triều lấy văn ngự võ, mặc dù Dương Thuận đã nghỉ, nhưng còn có mấy vị khâm sai nữa! Đương nhiên hắn phải báo cáo xin chỉ thị rồi.
Tới dịch quán, Thẩm Mặc và Chu Thập Tam không có mặt, chỉ có Chu Bí và Đồ Lập, hắn mặt kệ ai là người bên nào, đem tình báo bẩm cho hai người đó.
Cả hai không khỏi kêu khổ trong lòng :" Sợ cái gì, tới cái đó!", hiện giờ Dương Thuận bị Thẩm Mặc giam lỏng, quân chính Tuyên Phủ quân long vô thủ, nếu như vì thế dẫn tới chiến sự bất lợi, khi đó hoàng thượng truy cứu, họ Thẩm tất nhiên gánh vác phần lớn, nhưng bọn họ cũng là khâm sai, chẳng khá hơn là bao.
Chu Bí hỏi Hình Ngọc:
- Liệu có phải là bọn chúng đi nơi khác không, nhiều chỗ như thế, lại tới đúng Tuyên Phủ chúng ta sao?
Đồ Lập cũng ôm tư tưởng may mắn:
- Đúng thế, đúng thế, cũng có thể tới các thôn trấn của Ưng Châu, Vân Trung cướp bóc thì sao?
- Chắc chắn là Tuyên Phủ.
Hình Ngọc sốt ruột nói:
- Các vị đại nhân không biết, người Mông Cổ ích kỷ tham lam thành tính, nếu như là cướp bóc bình thường thì tuyệt đối sẽ không liên hợp lại với nhau. Có thể làm bọn chúng cam nguyện quy tụ lại một chỗ thì chỉ khi muốn nuốt chửng mục tiêu nào đó , mà trong chu vi hai trăm dặm quanh đanh, chỉ có một mình Tuyên phủ.
Hai người thấy Hình Ngọc nói chắc nịch như thế, không thể không tin, cùng đồng thanh hỏi:
- Vậy hiện giờ phải làm sao?
Hình Ngọc đáp:
- Hai vị đại nhân cũng không cần phải quá lo, Tuyên Phủ ta có đối sách toàn vẹn, chỉ là thiếu tổng đốc đại nhân chỉ huy trung tâm, văn võ bá quan khó lòng phối hợp.
Rồi ôm quyền nói:
- Mong khâm sai đại nhân chủ trì đại cục , suất lĩnh chúng tôi chuẩn bị chiến đấu.
Hai tên nghe xong mặt tái mét, đều cự tuyệt ngay:
- Như thế không được, bọn ta có hiểu cái gì đâu, người ngoài nghề sao chỉ huy người trong nghề được.
Thái độ vô cùng khiêm tốn, kiên quyết không gánh lấy cái trách nhiệm này, Đồ Lập còn cười cổ vũ Hình Ngọc:
- Ta thấy Hình tướng quân rất có tài mà, ông tự mình chỉ huy không được sao?
Hình Ngọc nhếch mép cười khổ:
- Đại Minh ta lấy văn ngự võ, mạt tướng là võ tướng, không thể điều động nổi các quan văn đại lão gia.
Hắn ta cũng đang trợn mắt nói dối, trong Tuyên Phủ văn võ bá quan đã sớm thành một tập đoàn, văn lấy Trần Phủ Đài làm đầu, võ tất nhiên do hắn định đoạt, nếu phương diện quân sự có mệnh lệnh, không một ai là không dám nghe.
Nhưng hắn hết sức giảo hoạt, chỉ sợ chiến bại phải gánh trách nhiệm, cho nên kiên quyết không gánh lấy vai trò này.
Tận mắt chứng kiến bi kịch tổng đốc các đời, quan viên bất kể là văn hay võ ở Tuyên Phủ đều tin một câu nói :" Kẻ nào lên trước đó đó chết sớm nhất."
Thấy Hình Ngọc bày ra cái vẻ heo chết không sợ nước nóng, hai người Chu Đồ còn mong hắn lĩnh binh thủ thành, tất nhiên không thể cướng ép, chỉ đành đồng ý tìm người lãnh đạo, thế mới khuyên được Hình Ngọc đi chuẩn bị trước.
Đợi Hình Ngọc đi rồi, hai người Chu Đồ ngồi đần ra một lúc, sau đó là cùng lên tiếng:
- Ngươi làm đi.
Nói xong cười khổ, biết rằng không ai dám gánh vác trách nhiệm này.
- Hay là chúng ta bốc thăm, bốc thăm được ai thì người đó làm?
Chu Bí đề nghị.
Đồ Lập là người dễ thuyết phục, gật đầu:
- Được.
Liền viết viết giấy, vò thành nắm, Chu Bí lấy một tờ, mở ra xem, không khỏi biến sắc, rồi cười lớn lảng đi:
- Cách này không hay, chúng ta nghĩ cách khác đi.
Rõ ràng là muốn chơi xấu, Đồ Lập cũng chẳng còn cách nào, trừng mắt với hắn, bảo:
- Ngươi nghĩ cách đi.
Chu Bí cười bồi:
- Đứng giận, ta có cách rồi.
- Cách gì?
Chu Bí nói nhỏ:
- Làm theo cách của Lộ Giai đi, thả Dương Thuận ra.
- Không ổn không ổn.
Đồ Lập phản đối:
- Dương Thuận đã là người đợi xử tội rồi, thả hắn thống lĩnh đại quân, lỡ xảy ra chuyện gì, không chỉ hai ta không chạy nổi, cho dù tiểu các lão cũng bị liên lụy.
- Ta lại thấy Lộ Giai nói đúng, đây là cơ hội tốt lập công chuộc tội, chỉ cần chặn được người Mông Cổ, chúng ta trở về thổi phồng lên, để các đại nhân trong kinh cho rằng, Tuyên Phủ không có Dương Thuận là không được, tất nhiên sẽ có người đứng ra nói đỡ cho hắn.
Chu Bí hậm hực nói:
- Sau đó thêm dầu thêm mỡ, tố cáo Thẩm Mặc lấy danh nghĩa khâm sai bắt giam tổng đốc, thiếu chút nữa tạo thành đại hạ, hai chiêu cùng dùng, không lo hoàng thượng không chột dạ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...