Núi Vong Hồn FULL


Chốn hồng trần vốn tưởng hỗn độn nhưng lại luôn tuân theo một quy luật của riêng nó.

Phàm là đời này gặp được ai, gặp phải chuyện gì, đều là do nhân quả dẫn dắt.

giữa người sống và người chết, có thể gặp gỡ, giao tiếp là duyên phận.

Có những mối duyên bắt đầu theo cách thật bất ngờ, bất ngờ đến nỗi khi nhận ra thì cả đời ta chỉ có thể gắn liền với nó, không cách nào thoát ra được.Trên chuyến xe đi từ thủ đô Hà Nội lên vùng Tây Bắc, mọi hành khách đang im lặng theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình.

Gần cuối xe, có bốn cô gái trẻ chừng 18, 19 tuổi, đang thầm thì trò chuyện có vẻ rất hang say.Cô gái đang huyên thuyên nói chuyện là Dạ Ánh, sinh viên năm nhất của một trường đại học ở thủ đô.

Xuất thân trong một gia đình không giàu, nhưng cũng có thể xem như khá giả, thuộc dạng có của ăn, của để.

Sau khi thi đậu đại học, Ánh khăn gói từ Nghệ An ra Hà Nội, ở trong kí túc xá cùng với Nguyệt, Hằng và Thùy An.

Từ nhỏ, cô đã bị gia đình ngăn cấm đi đến những nơi nhiều âm khí như nghĩa địa, miếu hoang, rừng vắng… Người nhà cô dường như rất cố kị để cô tiếp xúc với tâm linh.

Nhất là mẹ, mỗi lần cô đề nghị muốn đi thăm mộ ông bà, mẹ cô đều gạt phắt đi.

Đặc biệt là những ngày tiết thanh minh, tiết trung nguyên, sau khi mặt trời lặn, cô tuyệt đối không thể ra ngoài.

Tuy nhiên, càng ngăn cấm càng làm con người ta tò mò.

Ngay từ nhỏ cô đã có hứng thú đặc biệt với những vấn đề tâm linh, những chuyện mà khoa học chưa lí giải được.

Trên xe, Ánh liên tục kể về những truyền thuyết rung rợn về ma rừng, ma ngải, bùa chú trấn yểm của người dân tộc miền núi với thái độ hưng phấn, tò mò.


Ba cô gái còn lại chăm chú lắng nghe có vẻ rất thích thú.Tuy mỗi đứa một tính cách, nhà cũng ở những vùng quê khác nhau, nhưng việc ở chung phòng hơn một học kì khiến họ thân thiết nhau như quen biết đã lâu.

Lần này, để ăn mừng việc cả bốn đều đạt học bổng cao trong học kì đầu tiên của đại học, các cô quyết định rủ nhau đi chơi xa.

Nghe nói phong cảnh Tây Bắc mùa xuân tháng ba rất đẹp, Hằng liền đề nghị bốn đứa tận dụng ngay một tuần nghỉ lễ để đi cho thỏa thích.

Ánh đồng ý ngay tắp lự.

Cô không phải vì phong cảnh tuyệt đẹp, mà vì những câu chuyện tâm linh được lưu truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, những mẩu chuyện khiến người ta nổi da gà, ám ảnh mỗi khi nghe.Thi xong, các cô vội thu xếp hành trang lên đường.

Cả bốn đều thống nhất lấy lí do ở lại trường để thi chứng chỉ tiếng Anh, báo với gia đình không về nhà trong kì nghỉ để tránh cho phụ huynh ngăn cấm.

Họ lên xe với gương mặt háo hức như những đứa trẻ chuẩn bị khám phá thế giới.Sáng sớm, chuyến xe dừng lại ở đầu chợ phiên.

Không làm các cô thất vọng, nơi đây trùng trùng điệp điệp màu hoa ban, hoa mận, màu mạ non mới nhú, tất cả tựa như một bức tranh được vẽ bằng những màu sắc tươi tắn, sống động nhất.

Cả bốn không thể kìm lại được, cùng nhau ồ lên: “Đẹp quá!”.Bản làng mà bốn người đến nằm ngay trong thung lũng, dịch vụ du lịch ở đây khá phát triển, trong chợ, ngoài người dân bản địa mặc trang phục truyền thống còn rất nhiều người thành phố, ăn mặc sang trọng, hợp mốt đi lại theo từng đoàn.

Theo những gì đã tìm hiểu từ trước, Nguyệt dẫn các bạn tìm đến một Homestay ở cuối bản, trông có vẻ cổ kính, yên tĩnh.

Đây là một khu nhà sàn mang đậm phong cách dân tộc, từ cách bày trí, nội thất đều giống như những ngôi nhà của người dân bản địa.

Chủ homestay là gia đình trưởng bản.

Khác xa với hình ảnh trưởng bản tà mị, am hiểu bùa chú trong những mẩu chuyện linh dị, ông chủ rất nhiệt tình hỏi thăm các cô về đường đi, có mệt không, có khó tìm nhà không… Trong các bài báo du lịch Tây Bắc, tác giả thường ca ngợi vẻ hiểu khách của người dân nơi đây, đến hôm nay Ánh mới hiểu được, thế nào là cảm giác thân thiết, tự nhiên như đã trở về nhà.Sau khi sắp xếp ổn thỏa chỗ ở, trưởng bản ra ngoài.


Trong phòng chỉ còn lại bốn đứa, Thùy An nói:- Này, chỗ này tốt mà rẻ quá nhỉ! Chỉ có hơn trăm ngàn một người một ngày.

Mà ở thoải mái quá trời luôn.

Tao hết muốn về rồi.- Thế mày ở đây luôn đi, để tao về Hà Nội hốt luôn anh trai khóa trên đang theo đuổi mày nhé? – Hằng đẩy nhẹ- Ơ hay cái con này, bạn bè mà chơi nhau thế à?Hai đứa nó lại tiếp tục lặn lộn đùa giỡn với nhau, lúc nào cũng vậy, hai đứa ở đâu thì nơi đó liền trở nên náo nhiệt.Ánh và Nguyệt đợi hai đứa giỡn đủ, tự động tách ra mới rủ cả nhóm cùng ra ngoài chơi.

Bây giờ mới có 9 giờ sáng, ánh mặt trời chưa gay gắt, chỉ đủ sưởi ấm vạn vật quanh đây.

Bọn họ cùng nhau xuống nhà ăn sáng, rồi chuẩn bị đồ đạc leo núi.Như kế hoạch đã đề ra, họ đến “núi Vong Hồn”, chỉ nghe tên thôi đã thấy lạnh gáy.

Từ đầu, mục đích đến đây của Ánh là vì địa điểm này.

Từ khi lên đại học, Ánh đã tham gia một diễn đàn du lịch tâm linh trên mạng xã hội.

Trong diễn đàn này, cô vô tình thấy một bài viết có chứa hình ảnh rất hấp dẫn.

Đó là một nhóm gồm chín cây hòe được bày trí theo một quy tắc phong thủy nào đó, ở giữa là cây cổ thụ cao lớn, tỏa bóng sum suê, xung quanh là tám cây nhỏ hơn, điều đặc biệt là, tán cây của tám cây này được liên kết với nhau, tạo thành một hình bát giác lớn giữa núi rừng, vây hãm cây cổ thụ ở giữa, trông thật quỷ dị.

Thông qua bài viết và một số bình luận phía dưới bài viết, cô biết được đây là núi Vong Hồn.

Sở dĩ có đặt tên như vậy vì có lời đồn, rừng cây đó thực chất là một trận pháp trấn yểm, bên trong là một con lệ quỷ ngàn năm, quấy nhiễu nhân gian nên bị pháp sư phong ấn, có người nói, thứ bị giam giữ bên dưới là linh hồn của những người chết trên núi, tránh cho họ biến thành ma rừng, tìm người thế mạng, lại có người cho rằng, những cây hòe đó giống như một bản làng cõi âm, là nơi trú ngụ của vong linh những người chết oan, chờ đợi ngày đầu thai … Lời nói mỗi người mỗi khác, vẽ ra đủ loại truyền thuyết ghê rợn.

Ánh tò mò muốn chứng kiến “kiệt tác” này một lần, nghiệm chứng các lời đồn trên mạng, nên bằng mọi cách sắp xếp đến đây.Nhưng đến nơi rồi mới biết, ngọn núi này khá yên bình.

Bước vào trong núi như bước chân vào một thế giới khác.


Ở đây không có hoa ban, hoa đào, cũng chẳng có tiếng người ríu rít đi làm nương rẫy như những ngọn núi lân cận.

Khắp nơi xung quanh là cây cổ thụ cao vút, tán cây chia thành nhiều tầng, che phủ dày đặc phía trên đầu.

Tuy nhiên khung cảnh bên dưới lại không có vẻ gì là âm u, ngược lại còn rất tươi sáng và mát mẻ.

Tiếng chim rừng hót ríu rít càng làm cho không khí vui tươi, sinh động hơn.

Nhóm cây hòe trong bài viết ở sườn phía Tây của ngọn núi.

Đúng là có chút kì lạ.

Những nơi khác trên núi, thảm thực vật phân bố dày đặc, mỗi tầng là một loại cây đặc trưng, chim chóc làm tổ rất nhiều, nhưng xung quanh nhóm cây hòe này chỉ có một vài loại cỏ dại mọc lan dưới đất, cả sườn núi trơ trọi chín cây hòe xếp thành một hình bát giác, xung quanh cũng không có bất cứ loài động vật nào, ngay cả chim chóc hình như cũng không muốn lại gần sườn tây của ngọn núi.

Ánh cảm nhận có một áp lực vô hình nào đó đè nén lên ngực lúc lại gần khu vực sườn tây, một cảm giác bất an kì lạ.

Hình như, cô lờ mờ nhìn thấy đươc, những làn khói màu đen lảng vảng xung quanh những gốc cây.

Các cô gái không thể đến gần nhóm cây đó, vì phía sườn tây đã bị giăng dây cấm vào.

Nghe một số người trên diễn đàn nói, sườn tây của ngọn núi khá dốc, đất đá trơn trượt, phía dưới lại là vực sâu nguy hiểm, đã từng có rất nhiều người vì mải mê chụp ảnh nên gặp tai nạn rơi xuống vách núi nên chính quyền địa phương phong tỏa khu vực này, chỉ cho phép tham quan, chiêm ngưỡng từ xa.Bốn cô gái đứng từ một dốc đá cao, quan sát chụp ảnh nhóm cây hòe một lúc rồi chuyển sang những nơi khác.

Cứ thế thoải mái leo núi, chụp ảnh, đến khi nhìn lại thì đã xế chiều.Chiều Tây Bắc, ánh mặt trời vàng óng đổ xuống sườn núi xa xa, ánh nắng đổ từ phía tây, chiếu qua tán lá thành những hình thù kì dị.

Dưới thung lũng, khói bếp lam nhạt lững lờ bay.

Phía xa xa, người dân đi làm nương về theo từng đoàn, trẻ em kéo nhau chạy trước, tiếng cười vang cả rừng núi rộng lớn.Ba đứa bạn còn ham vui, rủ nhau hái thêm mấy nhánh lan rừng, Ánh chạy theo những chú chim sơn ca đang hát vang trên nhánh cây cổ thụ, ra đến bìa rừng lúc nào không hay.

Phía bên kia đường mòn, cô bỗng thấy hai đứa trẻ.


Là hai bé gái tầm bảy, tám tuổi, mặc trên người trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa.

Đứa nhỏ mặc một chiếc váy áo màu trắng, ở viền thêu chỉ ngũ sắc mang phong cách thổ cẩm.

Đứa lớn hơn thì mặc đồ màu chàm, góc áo cũng thêu chỉ ngũ sắc thành hoa văn truyền thống của người dân tộc miền núi.

Nhìn thấy cô, hai đứa rất tự nhiên chạy lại, mỉm cười chào hỏi.

Đứa trẻ có vóc người thấp hơn tươi cười đưa cho cô một cành hoa mận trắng tinh, có lẽ được hái trên sườn đồi nào đó gần đây.- Tặng chị! Chị ơi, chị xinh quá.Đôi mắt con bé híp lại, cong cong nhìn rất vui vẻ.

Ánh cảm thấy rất thân thiết với chúng, lại nhìn quanh không thấy bố mẹ đâu, bèn tò mò hỏi;- Hai đứa không đi cùng người lớn sao?Đứa bé cao hơn thoáng ngạc nhiên, sững sờ nhìn cô, sau đó khôi phục gương mặt bình thản, khẽ lắc đầu.- Vậy chúng ta cùng nhau về bản có được không? Trời cũng tối rồi – Ánh nhìn hai đứa, chuẩn bị kéo tay chúng cùng đi.Bỗng đứa trẻ lớn hơn vội lui lại, lắc đầu.

Nhưng chưa kịp nói ra lời từ chối, thì đứa nhỏ hơn đã nắm tay nó kéo đi theo cô.

Vừa đi, nó vừa cười nói ríu rít:- Em tên là Mai, chị này là Miên.

Chị là người thành phố phải không ạ? Em thấy các anh chị từ dưới xuôi lên ai cũng đẹp.Ánh vui vẻ trả lời:- Ừ! Chị mới từ dưới xuôi lên sáng này.

Bé con, em cũng khéo miệng nhỉ?- Đâu có, em nói thật mà – Cô bé chu chu cái miệng nhỏ xíu, híp mắt.- Chị lại thấy mấy đứa em rất đáng yêu, sau này lớn lên chắc sẽ đẹp hơn cả chị.Bất chợt, cô để ý thấy cô bé lớn cứ im lặng theo sau nãy giờ liền quay lại hỏi:- Bé ơi, em không vui hả?Mai thấy thế, cười cười:- Không phải đâu, tại chị Miên mới đến nên chưa quen đấy ạ.“Không phải hai đứa ở cùng một bản sao? Hay quanh ngọn núi này còn bản làng nào khác à?” Ánh thầm nghĩ, nhưng chưa kịp hỏi thì phía cuối con đường có một người đàn ông xuất hiện, đưa tay vẫy vẫy hai đứa trẻ.

Ông ta mặc một chiếc áo sơ mi sọc xanh đen, quần âu đã sờn bạc, đôi giày da cũng đã cũ, nửa gương mặt được ánh nắng chiếu rọi, tươi cười.

Nhìn ông, Ánh liên tưởng đến ông ngoại mình, mỗi buổi chiều đón cô ở nhà trẻ, cũng sẽ đứng cùng ánh chiều tà, nở một nụ cười như vậy.

Ánh vô thức chạy theo hai đứa trẻ, lại gần mới phát hiện ông ta đang ghi chép gì đó vào một cuốn sổ nhỏ.

Nhìn thấy cô, ông gấp sổ, nhẹ gật đầu chào.- Tại sao khi hai đứa nhỏ đi qua chú có ghi chép lại, mà cháu thì không ạ?Đến khi định thần lại thì cô đã đem thắc mắc trong đầu nói ra thành lời mất rồi.Ông chú giật mình nhìn Ánh đăm đăm như thể cô vừa nói ra lời gì đáng sợ lắm.

Đôi mắt ông nhìn cô dò xét từ đầu đến chân, rồi ánh mắt ông dừng lại trên gương mặt cô, khẽ lẩm bẩm điều gì đó.- Cháu nhìn thấy hai đứa à?.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui