Lưu ý của tác giả:
Đây là một câu chuyện về hai người bạn học gặp lại nhau, không nói thêm gì khác, chỉ dò mìn:
1. Cảnh báo năng lượng cao: Truyện có tình tiết ngoại tình hoặc gần như ngoại tình, về tư tưởng và thể xác đều có, những ai có yêu cầu cao về đạo đức nhân vật tuyệt đối đừng đọc.
2. Công là đồng tính, thụ cơ bản là dị tính, đến song tính cũng không phải.
3. Thụ có kết hôn, vợ là pháo hôi, hơn nữa hình tượng còn không quá chính diện, những ai có yêu cầu cao về đạo đức của nhân vật nữ tuyệt đối đừng đọc.
4. Tất cả mọi người bất kể nhân vật chính hay phụ đều không hoàn mỹ, có thể tìm ra khuyết điểm, mỗi nhân vật đều có mâu thuẫn, nhân vật chính chưa chắc đã là chính diện, quan điểm của nhân vật không phải là quan điểm của tác giả. Mỗi người có cách lý giải nhân vật khác nhau, hy vọng độc giả giẫm mìn đừng chấm điểm thấp, cảm phiền yên lặng bấm thoát. Nếu có ý định đọc, xem như đồng ý không chấm điểm thấp, cảm ơn.
5. Miêu tả sinh hoạt nhiều, miêu tả tình cảm ít, công thụ hỗ động không nhiều lắm, ai thích truyện ngọt đừng click mở.
Một câu thôi, truyện này không thích hợp để đọc, độc giả dự định nhảy hố nên cân nhắc, có tổn thương gì tác giả không chịu trách nhiệm, vì sức khỏe và tinh thần, tốt nhất đừng đọc.
Nhắc nhở các bạn đọc trẻ tuổi một câu, hai nhân vật chính sinh năm 1981, có thể (suy nghĩ, cách sống - chú thích của editor) sẽ khác với mọi người, thật sự không nên miễn cưỡng đọc = =
Lời tác giả: Áng văn này hư cấu, Long Nham không có nghề thủ công loại này.
Chương 1: Tiết tử
Lúc còn học trung học, thành tích môn Ngữ văn của Hà Xuân Sinh rất kém, đặc biệt là những tiết cổ văn, hắn luôn thấy buồn ngủ. Hôm đó vừa tỉnh ngủ nghe thấy giáo viên đọc một câu: "Nhật xuất giang hoa hồng thắng hỏa, xuân lai giang thủy lục như lam." (*) Hắn mơ màng vắt óc nghĩ: Lục như lam, lục như lam, là cái kiểu so sánh gì vậy? Đầu ông cổ nhân này bị nước vào à? Đâu ra cái kiểu dùng một màu sắc để so sánh với một màu sắc khác? Hơn nữa, mù màu à? Lục là lục, lam là lam, chỉ có bà nội đã qua đời của hắn là không phân biệt được hai màu này thôi —— bài thơ này làm sao mà lưu truyền thiên cổ được vậy?
Hắn chửi thầm môn Ngữ văn đại khái là vì vậy, giống như Toán Lý Hóa, cứ như sách nhà trời viết ra, hắn ngủ một giấc tỉnh dậy lại không ngừng phỉ báng.
"Ai có thể giải thích ba chữ "lục như lam" bên trong bài từ này?" Giáo viên Ngữ văn dường như nhìn thấu các vị nhân huynh trong đầu hắn đang xoắn xuýt chuyện gì, bèn trực tiếp đặt câu hỏi: "Bạn học nào đã chuẩn bị bài thì giải thích cho mọi người một chút nhé?"
Từ á? Không phải thơ á? Từ chính là cái thể loại câu dài câu ngắn, đọc một câu không biết câu tiếp theo là gì, một thể loại thơ kỳ cục.
Sau đó là giọng của cậu bé kia, Hà Xuân Sinh chống cằm, nhìn vị bạn học bàn đầu kia đứng dậy, đồng phục màu xanh nước biển khoác trên thân thể nhỏ gầy gần như rộng thùng thình.
"Chữ lam này là cỏ lam, một loại cỏ ngày xưa dùng để nhuộm màu, bản thân màu xanh lục, thế nhưng thuốc nhuộm làm ra lại có màu xanh lam." (**) Cổ áo đồng phục màu lam chỉnh tề, phía trên là cái gáy trắng trẻo, tóc rất ngắn, trên cổ có một ít lông tơ chưa cạo sạch, theo nhịp điệu nói chuyện, đầu và cổ cậu nhóc nhẹ nhàng lắc lư.
À, là món đồ đó sao?
Hà Xuân Sinh cau mày.
Lúc đó, tâm trạng hắn luôn luôn bực dọc, cha đau yếu, nghề thủ công không đủ mưu sinh, bạn học lo chuyện bao đồng, giáo viên chỉ toàn sáo rỗng, hắn thường thường cau mày, trên vầng trán thiếu niên tối tăm trường kỳ khắc một chữ "xuyên" ( 川).
- -----
Chú thích:
(*) Nhật xuất giang hoa hồng thắng hỏa
Xuân lai giang thủy lục như lam
Trích từ bài từ “Ức Giang Nam 1” của Bạch Cư Dị
Nguyên văn:
江南好,
風景舊曾諳。
日出江花紅勝火,
春來江水綠如藍,
能不憶江南。
Phiên âm:
Giang Nam hảo,
Phong cảnh cựu tằng am.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Giang Nam.
Mạn phép dịch nghĩa theo cách hiểu của mình:
Giang Nam đẹp,
Phong cảnh như đã từng biết.
Mặt trời mọc, hoa bên sông đỏ hơn lửa,
Mùa xuân đến, nước sông xanh biếc như chàm,
Sao lại không nhớ Giang Nam?
(**) Cỏ lam (蓝草): Một loại cỏ dùng làm nguyên liệu nhuộm vải theo phương pháp thủ công, thành phẩm gọi là vải dược ban. Vải này có nhiều màu sắc, thông dụng nhất là màu xanh lam.
Cỏ lam
//
Bùn chàm nhuộm vải, cụm từ "nhúng chàm" bắt nguồn từ đây.
Vải thành phẩm