Dương Thu Trì đã lâu không ngủ được một giấc yên lành, hiện giờ Tống Tình từ từ binh phục, lại biết nàng có tin vui, trong lòng hoan hỉ bội phần.
Càng vui, hắn càng muốn tự thân chiếu cố cho Tống Tình hơn, nhưng hiện giờ thân hình cốt cách của nàng như vậy quả thật quý báu rất nhiều, không thể nào đụng chạm sơ múi gì được, cho nên tối đến khi ngủ, tuy Dương Thu Trì đều ngủ với Tống Tình, nhưng áo quần không hề cởi.
Trong thời gian này, ca ca Vân Lăng của Vân Lộ mang theo mấy chục miêu binh được tuyển lựa cẩn thận đến Ba châu. Hai huynh muội họ được gặp nhau cảm thấy vô cùng cao hứng, Vân Lăng biết muội muội của mình được làm Thanh Khê công chúa, và bản thân cũng nhờ cái phúc của muội muội mà làm chức quan không nhỏ của cẩm y vệ, nên vui cười không khép miệng.
Để tiện cho công tác sau này, Dương Thu Trì đưa ra yêu bài cẩm y vệ chỉ huy sứ đặc sứ của mình cho Vân Lăng và Vân Lộ xem. Hai huynh muội càng hoan hỉ hơn, Vân Lăng thầm nghĩ có vị đặc sứ làm chỗ dựa này, phàm làm sự gì chỉ cần nghe theo hắn là được, có gì thì học hỏi thêm, chức quan này đương nhiên là ổn thỏa trăm đường.
Bắc trấn phủ ti thụ quyền cho Vân Lăng kiến tạo lại đội ngũ cẩm y vệ mới tại nhiệm sở, cho nên lần này Vân Lăng mang theo mấy chục Miêu binh thân tín tổ thành các cẩm y vệ cốt cán ở Bá hộ sở, ngoài ra, sau khi nghiêm cách điều tra, còn chiêu mộ thêm những người ở địa phương không có quan hệ gì với thuyền bang, và tổ tông tám đời có quan hệ rõ ràng vào làm cẩm y vệ.
Vân Lăng trước đây là thiếu trại chủ của Miêu trại, có năng lực tổ chức và lãnh đạo khá cao, lại lợi dụng thực lực kinh tế cường đại của cẩm y vệ, sử dụng biện pháp mua chuộc, dụ dỗ cùng các loại thủ đoạn khác, nên thượng nhiệm chẳng bao lâu mà đã kiến lập mạng lưới tình báo từ Bảo Ninh phủ đến các thành trấn thôn quê.
Dương Thu Trì hiện giờ là đồng tri của Bảo Ninh phủ kiêm tri châu của Ba châu, do đó trong nha môn của Bảo Ninh phủ có nội nha của hắn. Vị tri phủ Bảo Ninh tên là Triệu Tân Nhạc này rất biết làm quan, tuy về biểu hiện thì ông ta là thượng ti của Dương Thu Trì, nhưng rốt cuộc giữa hai người ai là thượng ti ông ta đương nhiên biết rất rõ, cho nên đối với vị bá tước trẻ tuổi Dương Thu Trì này đặc ý phụng thừa, nghĩ hết mọi cách để kết giao, cho nên nội nha của Dương Thu Trì bố trí trông gần giống như hoàng cung vậy.
Ngày ấy, sau khi được Hứa thần y và các danh y khác hội chẩn, nhận thấy thân thể Tống Tình tuy thập phần yếu ớt, nhưng đã không còn đáng ngại gì nữa, chỉ cần từ từ điều dưỡng, đặc biệt là bồi bổ cho bào thai trong bụng là ổn. Các thần y nhất trí nhận thấy Tống Tình có thể chịu được sự bạt thiệp đường dài đến Vũ Xương, và không thể chờ chậm hơn nữa, vì thời tiết càng lúc càng lạnh, trời lạnh mà khởi trình sẽ ảnh hưởng đến thân thể.
Dương Thu Trì tiếp nhận ý kiến của các danh y, quyết định hôm sau xuất phát.
Các vị danh y đã có sự cống hiến lớn đối với sự bình phục của Tống Tình, nên Dương Thu Trì cao hứng thưởng cho họ nhiều vàng bạc gấp nhiều lần so với tiền công chẩn trị, khiến cho họ đều rất cao hứng, luôn miệng cảm tạ cáo từ chia tay nhau về.
Công tác chuẩn bị cho việc xuất phát đã sớm chuẩn bị ổn thõa, Long sư gia chuyên môn cho làm một xe ngựa có phòng thật to và hào hoa, do quan đạo trong đoạn đường này rất bằng phẳng, nên có lẽ sẽ không dằn xóc gì quá đáng.
Sau khi thương lượng, mọi người quyết định Hồng Lăng sẽ lưu lại chiếu cố sinh hoạt của Dương Thu Trì, Tống Tình mang theo Sương nhi và Tuyết nhi làm thiếp thân nha hoàn trở về Vũ Xương.
Trong đêm trước khi xuất phát, Tống Tình nằm rúc trong lòng Dương Thu Trì mà ngủ. Nửa đêm, hắn bị cơn ho kịch liệt của nàng làm cho kinh tỉnh. Nhưng điều này hắn cũng đã quen rồi, nên vội vã vỗ ngực nhè nhẹ cho nàng.
Hồng Lăng ngụ ở gian ngoài rót một chén nước lê nấu chung với cây bối mẫu được giữ vào cho Tống Tình uống.
Sau một chén nước thuốc này, Tống Tình cảm thấy khỏe hơn, áy náy nói: "Lão gia, hay là lão gia cùng Hồng Lăng nha đầu ra ngoài ngủ, thiếp như vậy không thể nào khiến lão gia an giấc đâu."
Dương Thu Trì dùng tay khẽ che miệng Tống Tình: 'Ngày mai nàng về Vũ Xương rồi mà còn nói như vậy nữa, ta muốn ở cạnh bên nàng nhiều nhiều một chút, để không chừng lần tới ta về, con của chúng ta sẽ bú tay nhìn ta đấy."
Tống Tình nghe hắn nói mà vô cùng cảm động, phảng phất như đã nhìn thấy mình ẵm em bé vậy, không khỏi ấm lòng, nằm dựa hẳn vào lòng hắn nói: "Lão gia, chàng đối với Tình Tình thật tốt." Nói xong khẽ khóc rưng rưng.
"Đừng khóc, ngoan nào, danh y đã nói rồi, có thai không được khóc, nếu không sẽ không tốt cho em bé đâu."
Tống Tình gạt lệ, nói: "Thiếp chỉ cảm thấy lão gia đối với thiếp tốt như vậy, còn cứu mạng của thiếp nữa, thế mà thiếp chẳng những không giúp gì được cho lão gia, mà còn làm phiền lão gia nữa, trong lòng cứ cảm thấy không phải với chàng."
"Nha đầu ngốc!" Dương Thu Trì nựng nựng mặt nàng, "Nàng sau này ngoan ngoãn ở nhà, sinh tiểu bảo bối của chúng ta cho tốt thì so với mọi cái khác đều ổn hơn cả. Trở về nhớ ngoan lên chút, đừng có muốn gì làm này nữa a."
"Dạ, lão gia yên tâm đi... chỉ là... chỉ là Tình Tình không nỡ rời xa chàng.... hu hu hu hu..." Tống Tình nhịn không được lại bật khóc.
"Được rồi mà, ngoan, không được phép khóc nữa, nghe lời nào, ta sẽ nỗ lực phá án, tranh thủ sớm được điều trở về bên cạnh các nàng, đến lúc đó chúng ta chẳng phải là ở cùng một chỗ với nhau hay sao."
"Dạ." Tống Tình mắt ứa lệ gật gật đầu, "Hồng Lăng nha đầu cũng khó nhọc lắm, chàng đừng có đãi tệ với nó, chỉ hi vọng nó sẽ sớm ngày có mang với chàng."
"Nàng lại ghen nữa rồi?"
"Thiếp ghen thì có được gì? Chàng chẳng phải cưới hết tiểu thiếp này đến tiểu thiếp khác về nhà hay sao..."
"Ta không phải đã nói rồi hay sao, nàng và Chỉ Tuệ chỉ cần sinh con trai cho ta, ta sẽ không cưới ai nữa."
"Vậy Vân cô nương làm chi? Người ta đối với chàng một lòng tình nghĩa sâu nặng, lại cứu mạng của chàng, chàng dù sao cũng không thể cô phụ người ta a?"
Tống Tình có con, tức là đã có chỗ dựa, cho nên cũng không còn để hết lòng bảo hộ địa vị của bản thân trong lòng Dương Thu Trì nữa.
Nói đến điểm này, Dương Thu Trì nhất thời không biết nên đáp thế nào.
Tống Tình u buồn nói: "Vân cô nương rất tốt, thiếp đi về rồi sẽ nói với thái phu nhân và phu nhân, nếu tất cả họ đều đồng ý, chàng hãy cưới Vân cô nương đi."
Dương Thu Trì không muốn thảo luận vấn đề này, hỏi ngược lại: "Ta cưới nhiều tiểu thiếp về như vậy, không còn nhiều thời gian ở với nàng đâu nghe, nàng không lo lắng sao?"
Mặt Tống Tình áp vào ngực Dương Thu Trì, khe khẽ ho mấy tiếng, rồi đáp: "Dù gì thì Tình Tình hiện giờ cũng đã có hài tử của chúng ta rồi, sau này nếu chàng không thèm lý gì Tình Tình nữa, Tình Tình cũng có thể sống cả đời với con..."
"Nói gì mà ngốc thế!" Dương Thu Trì khẽ ký lên đầu nàng một cái, "Ta sao lại không muốn nàng nữa, cho dù là thiên hoang địa lão, ta cũng phải ở cùng một chỗ với nàng!"
"Ân...!" Tống Tình cảm kích nhìn hắn, "Tình Tình không hi vọng cùng lão gia thiên hoang địa lão, chỉ muốn sau này khi Tình Tình chết, còn có thể nhìn thấy lão gia, như vậy Tình Tình... Tình Tình mãn nguyện lắm rồi..."
Nói đến lời này, lòng Tống Tình chua xót, nước mắt cứ lăn dài...
Sáng sớm hôm sau, Tống Tình mang theo nha hoàn Sương nhi Tuyết nhi bịn rịn từ biệt Dương Thu Trì, Tống Vân Nhi và Hồng Lăng, rồi được Vân Lộ cùng 500 thiết kỵ hộ vệ khởi trình đến Vũ Xương ở Hồ Quảng.
Tống tiễn Tống Tình và Vân Lộ xong, mọi chuyện đều trở lại vẻ bình tĩnh thửơ nào...
....
Tháng mười, Ân Dương trấn tại Ba châu.
Ân Dương trấn là cổ trấn nghìn năm, rất có danh ở Ba châu. Bến tàu tại sông Ba của nó vào thời cực thịnh có thể nói là nguồn sinh hoạt của bá tánh trong trấn. Có thể nói, nước chính là linh hồn của cha ông đời đời của lão bá tánh trong trấn.
Ở đây có rất nhiều truyền thuyết rất mỹ lệ, ví dụ như phía trong của cầu lớn bắc qua Ân Dương này có một bãi sông gọi là bãi Tỳ bà, trên đó có 5 khối đá lớn ở cuối bãi, mỗi khối cao sáu đến bảy mét, tổ hợp thành hình đàn tỳ bà, khi thủy triều dâng lên, nước chảy qua giữa những khối đá này sẽ tạo ra những âm thanh như đàn tỳ bà vô cùng uyển chuyển ưu mỹ, chẳng khác nào âm thanh đến từ trên trời.
Ngoài ra, còn có truyền thuyết về Hồng Mai tiên tử hạ phàm ở Nghĩa Sơn sơn phía nam Ân Dương cổ trấn, rồi Bồ Đạo quan chém rắn sống ba vâng vâng... đều khiến người vô cùng ngưỡng mộ. Đặc biệt là vào tiết "Tiên nữ" tổ chức mỗi năm một lần ở đây, thường hấp dẫn nhân sĩ các phương tụ tập về.
Trời còn chưa sáng rõ, bến tàu cũ bốc mù sương khói, khiến cho người ta cảm thấy khắp người ướt nhèm.
Trên bến tàu ẩn ước đã có khá nhiều người. Một nam nhân khoảng bốn chục tuổi, thân hình thấp nhỏ, cúi lom khom vừa sờ đầu vừa đi dọc bến kiểm tra hàng hóa cần vận chuyển hôm nay.
Lúc này, ở trên bờ có một hài đồng khoảng sáu bảy tuổi lớn tiếng gọi: "Bành Tứ, cha ta gọi ngươi!"
Bành Tứ cúi đầu nhìn hàng hóa trên thuyền, không hề ngẩn lên, chỉ hàm hồ đáp: "Biết rồi, Thủy Ngưu Tử nói với cha ngươi là ta lập tức đến ngay!"
Cậu bé được gọi là Thủy Ngưu Tử đó không chịu ngưng, bước nhanh tới, hiện ra một cậu bé mặc áo tơ trắng dài khiến cho dáng vẻ trông lớn hơn tuổi, dưới chân cậu mang một hài bố màu xanh, đã bị nước trên đường sớm động ướt cả. Trên gương mặt thanh tú của nó, thứ khiến người ta chú ý nhất là đôi mắt to trong sáng, tóc trên đầu chỉ để lại một nhúm, khiến cho đôi tai trông có vẻ to hơn.
"Gọi không chịu động hả, ngươi muốn tạo phản sau?" Hài đồng nói xong chạy tới tung ra một cước.
Bành Tứ đang tập trung kiểm tra hàng hóa trước mặt, không chú ý, nên chân bị đá một cú thật đau. Y ngẩng đầu nhấc tay, làm một động tác định đánh người, nhưng nhanh chóng cười cúi thân xuống, đặt tay lên mặt Thủy ngưu tử, khe khẽ nựng một cái: "Tên trâu sình chết bằm nhà ngươi, coi lão tử làm sao thu thập ngươi này!"
Thủy Ngưu Tử trừng mắt nhìn Bành Tứ, gạt tay y ra, đập một quyền lên đầu Bành Tứ: "Ngươi là lão tử của ai?"
Một quyền này không nặng, nhưng lại đau khiến Bành Tứ cắn răng cắn lợi phục xuống đất ôm đầu kêu đau.
Thủy Ngưu Tử lại đá y một cái vào đít: "Cha ta không có ở đây, ngươi làm ra vẻ gấu vậy cho ai coi! Còn không mau bò lên cho lão tử coi!"
Bành Tứ sờ đầu lồm cồm bò dậy, nhanh chóng cười lấy lòng đứa bé này, cẩn thận bợ đỡ nó leo lên bậc thang: "Cậu đừng có đứng ở chỗ ẫm ướt thế này, lát nữa để cho cha cậu nhìn thấy được thì ta sẽ thảm lắm. Cậu mau trở về, cứ nói là ta kiểm xong hàng sẽ về ngay!"
Thủy Ngưu Tử lập tức lớn tiếng hô to về phía bến tàu: "Ê! Mau khom xuống cõng ta!" Lời vừa dứt, trong đám sương mù chợt có một cậu thiếu niên khoảng mười lăm tuổi chạy ra, y phục trên người rất đơn bạc, lại còn vá chằn vá đụp nhiều chỗ. Nó chạy đến cạnh cậu bé, nhanh chóng khom quỳ xuống: "Thiếu gia, mau lên đi!"
Đứa bé khinh bỉ nhìn thiếu niên ở bên cạnh, mắt xoay tròn, nói với Bành Tứ: "Bành Tứ, mau cởi y phục ra cho lão tử!" Bành Tứ ngồi dưới đất không hiểu ra sao, đang nghi hoặc thì hài đồng đã tát một bạt tai vào mặt y, vang lên một tiếng rõ to.
"Mắt ngươi đui rồi sao? Không thấy y phục của nó ướt hết rồi à? Ngươi để y phục ngươi lên người nó, như vậy y phục của ta sẽ không ướt nữa a! Ngu, thiệt là ngu hết một lũ! Cha ta sao lại tìm được cái tụi heo như các ngươi về làm chứ? Cả ngày chỉ biết đến ăn!" Đứa nhỏ nói năng mạt sát không ngừng.
Bành Tứ vội vã cởi áo ngoài, còn đặc biệt vuốt vuốt vài cái, cẩn thận quấn lên người cậu thiếu niên, sau đó đặt Thủy Ngưu Tử lên lưng cậu, đá một cú lên mông thiếu niên ấy: "Còn không mau cõng Thủy Ngưu Tử trờ về, trong ngày lạnh như thế này mà để cậu bị cóng, cẩn thận coi chừng Bành lão gia lột da ngươi!"
Thiếu niên cõng cậu bé đứng dậy, quay đầu nhìn Bành Tứ, trong mắt lộ ra một cổ hàn quang, sau đó cụp mắt xuống cõng thiếu gia Thủy Ngưu Tử đi.
Thủy Ngưu Tử chuyển thân nói với Bành Tứ: "Nói với ngươi nhiều lần rồi, danh tự của ta là Bành Gia Phúc, ngươi dám gọi tên lúc nhỏ của ta, ta cắt lưỡi của ngươi!"
Bành Tứ hơi khom lưng nhìn bọn họ cho đến khi biến mất trong sương mù, bấy giờ mới ái ui thêm một hồi, lại nhảy mũi một cái thật mạnh, day day lỗ mũi, mắng trầm: "Mẹ nó, hôm nay sao mà lạnh thế này a? Cái thằng con rùa đen đó còn dám trừng mắt nhìn ta, coi lão tử tìm cơ hội thu thập con rùa đen ngươi như thế nào này!"
Y chuyển thân đi hai bước, quát dừng một tên người làm nhỏ đang đi ngang, "Mau chóng cởi y phục của ngươi ra cho lão tử, lão tử sắp bị lạnh cóng thành một khúc gỗ rồi đây này."
Không chờ đối phương kịp phản ứng, Bành Tứ cởi ngay cái áo trên người kẻ ấy, mặc vào người, phát hiện đối phương vẫn còn ngơ ngẩn nhìn y, liền phun một bãi nước bọt vào mặt hắn: "Không muốn làm à? Vậy cút đi cho lão tử, người muốn kiếm đồng cắc từ chỗ lão tử đây còn nhiều lắm!"
Đối phương bấy giờ mới khom người bỏ đi. Bành Tứ cười, cái răng bịt vàng bị ánh thái dương chiếu sáng hiện ra rất bắt mắt.
Đêm đó, Bành Tứ đi dọc theo con đường nhỏ ven bờ sông đi về nơi ở của mình chỗ đầu bến tàu. Để tiện cho việc giám công, chỗ ở của Bành Tứ được an bày ở đầu bến. Lúc này y đã uống khá say, vừa đi vừa lắc lư qua lại. Đi đến bên cầu thang lên bến, đột nhiên y chống hai đầu gối, ụa khan mấy tiếng rồi lắc lư đi vài bước nữa, rồi cảm thấy đầu óc quay cuồng, ngã vật xuống đất...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...