Thời điểm quyết định hôn sự, Tần Uyển mới mười bốn tuổi.
Nhà cửa xây xong, Tần Uyển đã mười lăm.
Nhưng Tần gia giữ nàng ba năm mới thật sự có ý định gả nàng ra ngoài, lúc thành hôn, nàng đã sắp mười chín.
Ba năm đó, nàng vẫn vô ưu vô lự ở Tần gia, trái ngược với Đường Du hết sức khổ sở.
Tần lão thừa tướng lấy ra hết sở học cả đời tự mình dạy dỗ tôn nữ tế tưng lai, hơn nữa không ngừng muốn hắn vượt qua thử thách văn chương, ngay cả võ cũng không được bỏ bê.
Đứng trước uy nghiêm của Tần lão thừa tướng, Đường Du không dám nghi ngờ, mãi tới nửa năm sau mới dần nhận ra vấn đề, cẩn thận thăm dò: "Không phải ngài nói nếu cháu cưới A Uyển thì không được chìm nổi trong quan trường sao? Ngài muốn thử cháu à?"
"Đương nhiên là thử ngươi.
Cháu gái này của ta từ nhỏ lớn lên ở tướng phủ, ngươi đã cưới nó, bản thân cũng nên có chút tiền đồ đúng không? Cũng không thể để người ta mắng phu quân của nó là bùn nhão không trét nổi lên tường, dựa lưng vào tướng phủ đúng không?"
Lời này có lý.
Vì thế sau vô vàn khổ luyện, năm nghênh thú Tần Uyển Đường Du đã thi đậu công danh, vào Hàn Lâm Viện làm việc.
Tần Uyển không hề quên chuyện của Chúc Tình Ỷ xử lý chuyện của mình trong phủ xong liền định đưa nàng ấy đến Giang Nam, kết quả Chúc Tình Ỷ trông mong nhìn nàng: "Ta không đi, cứ ăn bám muội mãi thế này được không?"
"...!Được thì được." Tần Uyển quan sát nàng ấy, "Nhưng tại sao chứ? Tỷ không muốn có một căn nhà của riêng mình hả?"
Chúc Tình Ỷ lắc đầu: "Ở đâu chẳng phải ở? Ta thấy ta với muội rất hợp nhau nên quyết định ở lại với muội.
Hơn nữa nếu sau này muội có hài tử, ta có thể giúp muội trông coi, bằng không với người như muội ngày nào cũng chạy tới Hàn Lâm Viện gặp Đường đại nhân, ai quản hài tử?"
"..." Tần Uyển nghẹn lời.
Nửa vế trước của Chúc Tình Ỷ là thật, hai người qua lại hai đời, "hợp nhau" là chuyện đương nhiên, nhưng Chúc Tình Ỷ bảo muốn giúp nàng trông hài tửu thì có hơi vô nghĩa.
Nàng biết rất rõ việc Chúc Tình Ỷ căn bản không thích hài tử, nếu hài tử ngoan ngoãn, thỉnh thoảng giao cho nàng ấy còn được, nếu bắt nàng ấy trông chừng thì không bằng giết nàng ấy đi.
Tần Uyển nói thẳng: "Tỷ muốn thì cứ ở lại, chuyện hài tử không phiền tỷ."
Hai mắt Chúc Tình Ỷ quả nhiên sáng lên: "Vậy càng tốt, đa tạ!"
Tần Uyển không còn gì để nói.
Lại trôi qua một năm, Tần Uyển có hỉ.
Vì an thai, nàng không còn chạy tới Hàn Lâm Viện gặp Đường Du nửa, buổi trưa Đường Du luôn dành thời gian về gặp nàng, lúc không bận thì đều ở nhà xử lý công vụ, điều này khiến các đồng liêu đều bất lực: "Không chán à?"
Đường Du không hề xấu hổ: "Không chán, cứ thế này ba đời cũng không chán."
Đông đi xuân tới, đầu hạ Tần Uyển lâm bồn.
Hôm đó Đường Du vốn đang ở ngoài chợ, vừa nghe hạ nhân tới báo liền chạy về, vọt tới mép giường nắm chặt tay Tần Uyển, nói: "Dù là nam hay nữ, gọi Cao Cao (*) được không?"
(*) cao (糕) nghĩa là bánh
"..." Tần Uyển vốn đang đau đến sắc mặt trắng bệch, nghe vậy không còn quan tâm gì cả, khó hiểu hỏi hắn, "Tại sao gọi là Cao Cao? Bánh gì?"
"Bánh điểm tâm." Đường Du khẩn thiết nói, "Lúc ta đi mua điểm tâm cho nàng thì bị gọi về, nàng xem, là duyên phận đấy."
"Này là duyên phận gì!" Một cơn đau lại ập tới, Tần Uyển nhép hắn.
Hắn lại nói: "Vậy gọi là Điểm Điểm? Điểm tâm được không?"
Tần Uyển bật cười.
Sau đó là cười đến sốc hông.
Cũng may đứa nhỏ tri kỷ, buổi sáng Tần Uyển thai động, buổi chiều tiếng khóc của hài tử đã cất lên.
Là một nữ hài tử rất ngoan, khóc một hồi liền thiếp đi trong vòng tay của nhũ mẫu.
Tần Uyển cũng ngủ một giấc, tỉnh lại dụi mắt, liền nói với Đường Du: "Gọi Cao Cao đi."
Đường Du đang ngồi bên mép giường chờ nàng tỉnh, nghe vậy "A" một tiếng: "Ta chọc nàng thôi, sợ nàng sinh con quá căng thẳng."
Nhưng nàng lại nói: "Cao Cao cũng được.
Chàng xem, Đường Cao (*), Đường Cao, vừa nghe đã thấy ngọt ngào."
"Trò đùa này có phải hơi quá rồi không..."
"Đùa cái gì mà đùa, thiếp thích đấy!" Tần Uyển rất nghiêm túc, vì thế cái tên này được quyết định như vậy, là Đường Cao.
Tin nàng bình an sinh con truyền tới Tần phủ, cả nhà đều vui mừng, nhất là Tần lão thừa tướng, ông cảm động đến lão lệ tung hoành, chủ yếu là vì chúng tôn bối hai năm nay của ông cũng có hài tử, kết quả đều chỉ sinh được nam hài.
Ví dụ như thân huynh trưởng Tần Khác của Tần Uyển, năm trước vừa có cặp nhi tử song sinh khiến tâm trạng Tần lão thừa tướng hết sức phức tạp.
Đường Hoành và phu nhân cũng rất vui.
Đường gia không nhiều người, vì Tần Uyển mà hai phu thê cầu nguyện rất lâu.
Tối hôm đó, Đường phu nhân tới nhà, tự mình chăm sóc Tần Uyển trong thời gian ở cữ.
Hai nhà mang hết đồ tốt đưa tới trước mặt Tần Uyển, Tần Uyển dù trưởng thành trong cẩm y ngọc thực cũng phải chấn động: "Ăn hết đống này có phải bổ quá không?"'
Đường phu nhân bật cười: "Không sao không sao, con muốn ăn thì cứ ăn, không muốn ăn thì để đó, thoải mái là được."
Có hài tử, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn.
Trong nhà vốn có nhũ mẫu và bọn hạ nhân chăm sóc, hơn nữa Đường Du cũng có chút kinh nghiệm và kiên nhẫn chăm hài tử, từ lúc hài tử ngủ cả ngày đến khi biết bò Tần Uyển cảm thấy rất nhanh, lại vào hạ, nàng mới đột nhiên phát hiện Cao Cao đã sắp một tuổi.
Đường Du là phụ thân rất tốt, hắn hoàn toàn không giống Tề Hiên mặc kệ hài tử, cuối cùng đến khi chết bọn nhỏ cũng không hề đau buồn cho phụ thân mình.
Chỉ cần rảnh rỗi, một nửa thời gian Đường Du sẽ dành ở bên Tần Uyển, nửa còn lại dành cho Cao Cao.
Cao Cao cứ thế rất thích bám lấy hắn, hai tiếng "cha" và "nương" biết gọi cùng lúc, gọi hết sức ngọt ngào.
Lại một năm trôi qua, Đường Cao tròn hai tuổi, cũng hiểu chuyện, Đường Du hào hứng dẫn nó đi chơi xích đu.
Xích đu vốn rất hữu ích, trước đây hai người thường tới đây ngồi cùng nhau, xuân thì ngắm hoa, thu thì ngắm trăng, hiện giờ đã lâu không dùng đến.
Nhưng xích đu đến nay vẫn không hề vô dụng.
Thật ra bọn họ vốn đã để một cái dành riêng cho Cao Cao, nhưng nó thích chơi cùng cha mẹ, cứ thay phiên ngồi trên đùi họ.
Mỗi lần Cao Cao ngồi lên xích đu, Đường Du đều xụ mặt trêu chọc: "Tới tìm cha làm gì? Đi đẩy xích đu cho nương của con đi."
Lần này Cao Cao cũng tức giận, nhìn hắn chằm chằm.
Sau đó Cao Cao lớn hơn một chút, hắn lại có thủ đoạn chọc giận hài tử mới, hay cố ý ăn đường cao trước mặt nó.
Lúc đầu Cao Cao thường giận đến khóc lớn, còn chạy đi tìm Tần Uyển cáo trạng, hoặc là đánh hắn, nhưng rất nhanh nó đã học được cách phản kích, bởi vì nó phát hiện có một món ăn tên "quế hoa đường du miêu (**)".
Từ đó trong phủ xuất hiện cảnh Đường Du ăn bánh trước mặt đường cao, Đường Cao ăn quế hoa đường du miêu trước mặt Đường Du.
Tần Uyển không thể thiên vị giúp bên nào, chỉ biết về nhà mẹ đẻ lặng lẽ cảm thán: "Cũng may cha mẹ đặt tên hay cho con, nếu không con đã gặp xui xẻo rồi!"
...
Đến thu, Đường Du thăng quan, từ Hàn Lâm Viện chuyển đến Binh Bộ, còn hiếm khi được nghỉ, có thể nghỉ ngơi hơn một tháng.
Tần Uyển vốn định ở nhà chờ, không ngờ hôm sau trời còn chưa sáng, hắn đã hào hứng gọi nàng xuống giường.
Nàng còn buồn ngủ, hai mắt mở không nổi, hắn không gọi nàng dậy được, trực tiếp cuộn chăn bông bế nàng lên xe ngựa.
Nàng vừa tò mò không biết hắn muốn làm gì, vừa mơ màng thiếp đi.
Đến khi tỉnh lại, xe ngựa vừa ra khỏi kinh thành, nàng xoa đôi mắt ngồi dậy mới phát hiện: "Hả? Cao Cao đâu?"
Đường Du ngồi bên cạnh đọc sách: "Đưa về Tần phủ rồi, ta nhờ ca tẩu của nàng hỗ trợ chăm sóc một thời gian."
"Hả?" Tần Uyển ngạc nhiên, "Sao lại vậy? Chúng ta đi đâu? Sao không dẫn theo nó?"
"Chậc." Đường Du buông sách, duỗi tay ôm nàng, "Ta khó có dịp được nghỉ, đúng lúc tìm được nơi non xanh nước biếc cùng mừng sinh thần của nàng, không cho nó theo quấy rối không tốt sao?"
"...!Tốt thì tốt." Tần Uyển ngơ ngẩn, "Nhưng chàng vứt bỏ nó như vậy, đến lúc nói không chừng nó không chỉ ăn quế hoa đường du miêu đâu, còn đưa chàng xuống bếp luôn đấy!"
Đường Du bật cười: "Ta mà sợ nó? Ta cũng biết làm làm đường cao, lát nữa đến nơi sẽ làm cho nàng ăn."
Tần Uyển: "..."
Ấu trĩ!
Đời trước sao nàng không biết hắn lại ấu trĩ như vậy!
Sau đó nàng nghiêm túc nói: "Thiếp muốn nhiều đường."
(*) Đường cao: món ăn vặt truyền thống đặc trưng được làm từ bột mì, đường trắng, đường nâu, có nguồn gốc từ Hà Bắc, khi chiên lên ăn ngay có vị ngọt, ngon, giòn và hấp dẫn..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...