Lẳng Lơ Tao Nhã

Liễu Như Thị và Tiền Khiêm Ích ước hẹn cùng nhảy xuống hồ hi sinh cho tổ quốc, Tiền Khiêm Ích nói nước hồ lạnh quá. (Liễu Như Thị là một kỹ nữ sống cuối thời nhà Minh đầu Thanh, gả cho quan Tiền Khiêm Ích, sau này khi Tiền Khiêm Ích muốn đầu hàng nhà Thanh thì Liễu Như Thị đã không đồng ý và khuyên chồng tham gia vào các phong trào kháng Thanh phục Minh. Vì thế tuy xuất thân là một kỹ nữ nhưng lại được mọi người rất kính trọng, khi chồng chết, nàng đã tự vẫn theo), Lý Hương Quân tức giận mắng Nguyễn Đại Việt (Lý Hương Quân là một kỹ nữ nổi tiếng vì sự chung tình. Vì đã gây thù chuốc oán với Nguyễn Đại Việt nên bị gã tìm mọi cách trả thù, nhưng đến lúc chết nàng vẫn một lòng nhớ tới tình lang, thà chết chứ không phản bội lại người yêu), Vương Nguyệt mắng giặc mà chết. Cho nên, không nên có thành kiến với bất cứ người nào.

Trương Đại lại càng không cảm thấy nuối tiếc, vui vẻ nói:

- Hay quá, lần này đi Nam Kinh chúng ta không phải tịch mịch nữa rồi.

Nữ tử Cựu viện, thơ họa đều giỏi, kết giao với rất nhiều nhân vật nổi danh khắp Ngô Việt đảng xã, có thể nói đó là tình yêu nam nữ kiêm cả tình nghĩa bạn bè thầy trò. Trương Đại thật sự cũng muốn có loại tình cảm vừa là bạn bè thầy trò, vừa là tình cảm nam nữ như vậy, nhưng rõ ràng là các tiểu thư khuê các không thể chấp nhận loại tình cảm như thế. Nếu có, thì đó cũng là tình yêu vụng trộm, là loại tình cảm trái với đạo đức, sẽ mất hết danh dự. Mà kết giao với danh kỹ, bản thân sẽ mang tiếng xấu là người phong lưu, đối nhân xử thế phải đoan trang đứng đắn mới được ca ngợi, tập tục ở Vãn Minh chính là như vậy.

Trương Nguyên trêu trọc nói:

- Ngày xưa có Nhị Đào giết Tam Sĩ, hiện tại có mỹ nhân ngồi chung thuyền, ba huynh đệ chúng ta chắc phải đánh nhau vỡ đầu rồi.

Trương Đại cười to nói:


- Người đẹp yêu ai, đó là quyền tự do của cô ấy, làm sao có thể ép buộc được. Ta không phải là loại người phàm phu tục tử như vậy. Tuy nhiên về phần Yến Khách thì khó nói. Giới Tử không phải đệ đã đánh cược với Yến Khách xem ai dành được sự ưu ái của hoa khôi Lý Tuyết Y ở Cựu viện sao. Theo ta thấy thì Lý Tuyết Y còn kém xa Vương Vi cô nương.

Trương Nguyên nói:

- Đấy cũng là nói vui vậy thôi, người nghiêm chỉnh ai lại đi đánh cược việc đó. Đổng Kỳ Xương đang hận đệ đến tận xương tủy rồi, đệ còn sống nhàn nhã, tự tại nữa thì chẳng phải là không biết sống chết là gì sao. Ngày mai chúng ta sẽ đi Hoa Đình trước đã rồi tính tiếp.

Trương Đại gật đầu nói:

- Việc này đương nhiên phải để đánh đổ Đổng Kỳ Xương xong mới nói tiếp được, đánh đổ Đổng Kỳ Xương mới là việc chính.

Đoàn người đi đến trang viên Lục thị, ăn tối ở trong trang viên, rồi đi bộ trở về thị trấn Thanh Phổ. Tiệc rượu mừng của Trương Ngạc rất náo nhiệt. Bọn Trương Nguyên gặp bọn Liễu Kính Đình, Hồng Đạo Thái, Kim Bá Tông và mấy sinh đồ ở Thanh Phổ cũng đang trở về uống rượu mừng ở ngay đầu đường. Trương Ngạc hỏi Trương Đại và Trương Nguyên về việc hôm nay đến thăm Trần Mi Công như thế nào. Trương Đại nói:


- Mấy hôm nữa ta sẽ kể lại tỉ mỉ cho đệ nghe, bây giờ có chuyện quan trọng mà gấp gáp hơn.

Sau đó Trương Đại liền kể lại những việc mà người hầu của Trần Mi Công đã thăm dò được ở Đổng phủ cho mọi người nghe.

Hồng Đạo Thái cả kinh nói:

- Việc này không ổn rồi, gã Bặc Thế Trình đó là sinh đồ ở Thượng Hải, chắc hẳn cũng nhận ra bọn Kim Lang Chi, Đổng Tổ Thường chắc chắn sẽ bắt bọn Kim Lang Chi đến để tra hỏi.

Kim Bá Tông nói:

- Lang huynh, Ông huynh, Tưởng huynh ba người bọn họ cũng đều là người có công danh cả. Ngay cả quan phủ, quan huyện cũng không thể tra tấn, Đổng thị không dám bắt bọ họ đâu.


Trương Ngạc bĩu môi nói:

- Vậy là Bá Tông huynh đã nhầm rồi, giống như ta đánh Bặc Thế Trình, muốn đánh liền đánh thôi. Đổng Tổ Thường hung hăng càn quấy còn hơn cả ta, có thể y sẽ có cách thức tra tấn riêng, chắc chắn bọn Kim Lang Chi sẽ phải chịu khổ rồi, chúng ta phải nhanh nhanh nghĩ cách cứu bọn họ.

Trương Nguyên nói:

- Sáng sớm mai, chúng ta đến Hoa Đình, bảo thêm mấy gã chư sinh ở Thanh Phổ đi cùng, lấy danh nghĩa là trừng trị bọn thanh niên đánh thuê để đến nha môn phủ Tùng Giang xin chỉ thị.

Đám người Hồng Đạo Thái gật đầu đồng ý, rồi từ biệt ở đầu đường để đi kêu gọi các chư sinh. Sinh đồ ở Vãn Minh không phải lo cơm ăn áo mặc hàng ngày, những người tự cho rằng mình không có khả năng thi đỗ nên chuyển sang bàn bạc chuyện làm ăn thì đã đi lo gây dựng được sự nghiệp. Còn lại những sinh đồ vẫn muốn tiến thêm một bước vào khoa cử, thậm chí hai bước, nhưng cả ngày làm bát cổ cũng nhàm chán, thi hương lại ba năm mới tổ chức một lần, các thầy giáo ở Huyện học phụ trách bài vở của sinh đồ lại không nghiêm khắc như giai đoạn đầu của quốc triều, cho nên bọn sinh đồ rất nhàn rỗi, rảnh rỗi thì lại rất dễ sinh hư. Bọn sinh đồ ngoài việc tụ tập viết văn chế giễu ra, thì việc tụ tập gây rối cũng là niềm vui của bọn họ. Hai lần gây sức ép thành công với Vương huyện lệnh ở huyện nha làm cho bọn họ cảm nhận được thế lực của mình, cho nên đối với việc đến nha môn phủ Tùng Giang đưa yêu sách thì rất là hăng hái.

Sáng ngày 16 tháng 5, ba người Kim Lang Chi, Ông Nguyên Thăng, Tưởng Sĩ Kiều đi thuyền đến bến đò phía bắc của thị trấn Hoa Đình. Tưởng Sĩ Kiều và Ông Nguyên Thăng sống cùng nhau ở đường lớn Thành Hoàng miếu, nhà của Kim Lang Chi ở sau đền thờ những hiền tài phía nam thành, hẹn hai người Ông Nguyên Thăng và Tưởng Sĩ Kiều giờ ngọ ngày mai gặp nhau ở lầu Vọng Hải, sau đó thì chắp tay nói lời từ biệt, Kim Lang Chi về đến nhà, bái kiến cha mẹ, rồi đến gặp vợ con, cả nhà vui vui vẻ vẻ. Đêm hôm đó Kim Lang Chi đem bài “Thơ họa khó luận tiếng lòng” mà anh ta sao chép ở Cư Nhiên học đường sao chép lại thành hai bản.

Buổi sáng hôm sau Kim Lang Chi mang theo hai bản này đến gặp người bạn tốt là Phạm Sưởng. Phạm Sưởng cũng coi như là có quan hệ thông gia với Đổng thị. Cung thị - vợ của Phạm Sưởng và Phương thị - vợ của Đổng Tổ Hòa là chị em họ. Trong ba đứa con đã lập gia đình của Đổng Kỳ Xương thì người con giữa là Đổng Tổ Hòa được xem như là người khá khiêm tốn, không hống hách giống Đổng Tổ Nguyên và Đổng Tổ Thường. Quan hệ của Phạm Sưởng và Đổng Tổ Hòa khá tốt, nhưng Phạm Sưởng lại có thù oán với Đổng Tổ Thường. Phạm Sưởng có một người tỳ nữ dung mạo xinh đẹp là Ngọc Mặc, có một lần đi theo Phạm Sưởng đến Đổng phủ, Đổng Tổ Thường nhìn thấy muốn hỏi Phạm Sưởng để mua Ngọc Mặc. Phạm Sưởng không thiếu tiền, nên tất nhiên là không chịu bán, vì thế Đổng Tổ Thường liền oán giận nói một câu: “Rượu mời không muốn lại muốn uống rượu phạt” rồi rời đi. Không lâu sau, Ngọc Mặc liền biến mất, có người nói là bị Đổng Tổ Thường bắt cóc vào trong phủ của mình. Phạm sưởng liền đến hỏi, lại bị Đổng Tổ Thường chửi bới thậm tệ một trận, rồi sai nô bộc đuổi Phạm Sưởng ra khỏi phủ. Phạm Sưởng đến cầu kiến Đổng Kỳ Xương thì Đổng Kỳ Xương không thèm tiếp y. Phạm Sưởng tức giận đi đến nha huyện Hoa Đình tố cáo, chưa nói đến việc Phạm Sưởng không có bằng chứng, cho dù có bằng chứng thì quan huyện Hoa Đình cũng không thể vì một tỳ nữ của Phạm Sưởng mà đến phủ đệ của Đổng Tổ Thường điều tra được. Việc đấy cũng không giải quyết được, sau này lại biết được tỳ nữ Ngọc Mặc bị Đổng Tổ Thường mang biếu cha là Đổng Kỳ Xương rồi. Kim Lang Chi biết việc này nên mới liên lạc với Phạm Sưởng.

Phạm Sưởng cũng căm hận cha con Đổng thị, nên nhìn thấy bài văn “ Thư họa khó luận tiếng lòng”, liền vỗ tay tán thưởng, hỏi là ai đã làm bài văn này? Kim Lang Chi đã nói sự thật cho Phạm Sưởng biết. Phạm Sưởng đã nghe danh Trương Nguyên từ lâu rồi, “tập văn bát cổ của Trương Giới Tử” của nhà in Phất Thủy Sơn và quyển “tuyển chọn ý kiến bình luận về một trăm hai mươi bài văn bát cổ Tùng Giang của Trương Giới Tử” của cửa hàng in sách Dương thị ở Thanh Phổ, y đều mua. Y thật sự khâm phục Trương Nguyên, bội phục nhất chính là việc Trương Nguyên dám đánh Đổng Tổ Thường, vui vẻ nói:


- Trương Giới Tử ở Sơn Âm đã đến chưa? Hay lắm, vậy lần này phải náo loạn một trận, phải làm cho cha con Đổng thị thân bại danh liệt mới được.

Giữa trưa hôm đó, Phạm Sưởng và Kim Lang Chi cùng đến lầu Vọng Hải gặp Ông Nguyên Thăng và Tưởng Sĩ Kiều, họ đều là tú tài, bình thường cũng có quen biết nhau nhưng cũng chỉ là quen biết sơ sơ chứ không đến nỗi quá thân thiết. Nhưng sau vụ Đổng thị này thì quan hệ đột nhiên trở nên chặt chẽ, vừa uống rượu vừa nói đến những chuyện xấu xa của Đổng thị, nói với tất cả lòng căm phẫn của mình. Chợt thấy tên tiểu nhị của tửu lầu mang thức ăn lên đột nhiên quỳ xuống nói:

- Mấy vị tướng công (cách gọi người đàn ông thành niên thời xưa) quen biết Trương công tử ở Sơn Âm ư, tiểu nhân tên là Lai Phúc, tháng trước có đến Sơn Âm.

Kim Lang Chi thấy tên tiểu nhị này tuy vóc người cao lớn, tai to mặt lớn, nhưng lại có chút thô kệch và vụng về, hỏi:

- Ngươi đến Sơn Âm làm gì?

Lai Phúc căm uất nói:

- Tiểu nhân vốn là người sống ở cạnh cầu Trường Sinh, là một thợ thủ công, vì đất đai bị Đổng Tổ Nguyên chiếm đoạt với giá rẻ, mẹ tiểu nhân trong cơn tức giận đã bị đột quỵ, một tháng trước thì qua đời. Tiểu nhân có oan mà không biết kêu ai. Nghe nói Trương công tử ở Sơn Âm dám đánh Đổng Tổ Thường liền tìm đến để cậy nhờ. Trương công tử nói công tử sẽ đến Hoa Đình, bảo tiểu nhân về trước, chờ công tử điều tra được tiểu nhân thật sự là người lương thiện thì sẽ giúp đỡ tiểu nhân. Tiểu nhân mới trở về từ bảy ngày trước, nhất thời không có chỗ an thân nên đến tửu lầu này làm thuê.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui