Lẳng Lơ Tao Nhã

Tiêu Pháp lắc đầu cười nói:

- Người như vậy không thể nói lý. Chung thái giám đó hôm trước còn nhờ phó sứ đến cầu ta viết bia cho sinh từ, lão cho rằng người trong thiên hạ đều vô liêm sỉ giống lão ư, đã bị ta từ chối ngay từ đầu rồi!

Lão nhìn Trương Nguyên, Tông Dực Thiện rồi nói tiếp:

- Hai ngươi sống ở Chức Tạo thự, chớ có gần mực thì đen đấy.

Trương Nguyên nói:

- Học trò cho rằng đọc sách thông tuệ cũng là ở chỗ cảm hóa người khác, tuy gần mực thì đen nhưng quân tử chân chính há lại không thể lấy sự cao thượng của bản thân để giáo hóa người khác ư?

Tiêu Pháp mỉm cười, cảm thấy Trương Nguyên ngay thẳng đến mức đáng yêu, thiếu niên không biết thế sự gian nan rồi, đạo lý là không sai nhưng Phu Tử chu du Liệt quốc, Mạnh Tử du thuyết chư hầu, lấy hiền đức của hai vị thánh này còn không thể bán được ý chí của họ, một thiếu niên 16 tuổi như ngươi lại muốn cảm hóa một thái giám tham lam mù quáng, ngươi muốn cảm hóa bằng cách nào?

Trương Nguyên nói:

- Phàm mọi việc đều tùy ở sự chỉ dẫn, Chung thái giám háo danh, học trò sẽ lấy danh tiếng hiếu nghĩa lương thiện để chỉ dẫn cho lão. Chung thái giám đó nghe lời học trò, bằng lòng đem số tiền tám ngàn lượng bạc chuẩn bị để mở rộng xây dựng sinh từ dùng vào xây dựng một viện tế bần, để cứu tế những người dân nghèo gặp thiên tai.


Tiêu Pháp vui vẻ nói:

- Có việc này sao, thế thì tốt quá, đây là việc thiện lớn lao.

Trương Nguyên nói:

- Chung thái giám ngưỡng mộ thanh danh của lão sư, vẫn muốn nhờ lão sư viết cho một tấm bia ký.

Tiêu Pháp lắc đầu nói:

- Ta không thể làm bia ký sinh từ, lão phu sẽ bị người đời chê cười.

Trương Nguyên nói:

- Thầy chưa nhận chút lợi lộc nào từ Chung thái giám, lòng dạ lại trong sáng vô tư, sao phải sợ người khác nói. Huống hồ Chung thái giám lại không phải xin thầy viết bia ký sinh từ mà là viết bia ký cho viện tế bần. Chung thái giám thích hư danh, làm việc thiện cũng muốn để người khác biết tới, thầy sao không cố làm để thúc đẩy việc thiện này?


Tiêu Pháp trầm ngâm nói:

- Lão phu trước đến nay đều giữ mình trong sạch, vốn không muốn có bất kỳ liên quan nào với nội quan, nhưng Chung thái giám lần này là hành thiện, ta sẽ phá lệ một lần. Chỉ có điều là lão phu gần đây tinh thần không minh mẫn, lại không hứng thú viết văn tự xã giao, Trương Nguyên ngươi viết thay lão, viết xong đưa trước để lão phu xem.

Muốn mượn là mượn danh tiếng của Tiêu Pháp trạng nguyên, ông tổ văn học ấy chứ, văn tự xã giao để học trò viết thay cũng là chuyện rất bình thường thôi. Trạng Nguyên trở lại chỗ ở tại Chức Tạo thự, ngay trong đêm viết “ “ Bảo Thạch Sơn Chung thị Dưỡng tế Viện ký “ “ dài hơn 700 chữ, ngày hôm sau đem trình lên Tiêu Pháp xem, Tiêu Pháp thay đổi chút xíu, viết trên một tờ giấy Tuyên Thành khổ lớn, đồng thời đóng linh ấn, Tiêu Pháp tuy không nổi danh về thư pháp nhưng Khải thư lão viết rất đẹp, Tiêu Pháp nói:

- Bia ký này sau khi xây dựng xong viện tế bần mới được khắc lập, ngươi phải đốc thúc lão thái giám kia khởi công càng sớm càng tốt.

Trương Nguyên cầm “ “ Bảo Thạch Sơn Chung thị Dưỡng tế viện ký “ “ đi gặp Chung thái giám, Chung thái giám vô cùng vui sướng, lập tức quyên ra tám ngàn lượng bạc trắng, chọn địa điểm dưới núi Bảo Thạch để xây viện tế bần, lại đi Hàng Châu quyên góp tiền, các quan liêu và phú thương tơ lụa bây giờ còn phải nịnh bợ Chung thái giám, chỉ trong nửa tháng, tiền quyên góp thu được một vạn tám ngàn lượng bạc, do Chức tạo thự và phủ Hàng Châu cùng xây dựng viện tế bần, phái người chuyên quản lý viện, hết thảy đâu vào đấy tiến hành xây dựng một khu nhà to đẹp hùng vĩ ở phía tây chùa Long Môn huyện Hoa Đình phủ Tùng Giang, cửa vũ hồng to rộng, cột trụ trạm khắc, lan can uốn khúc, vô cùng đẹp đẽ. Đây chính là phủ đệ của đại danh sĩ Đổng Kỳ Hưng Đổng Hàn Lâm. Dinh thự của Đổng thị không chỉ có chỗ này, bên cầu Trường Sinh ở Thành Tây, trước chùa Mã Kỳ ở góc tây bắc, còn có đầm Bạch Long ở ngoại ô. Dinh thự Đổng thị, Lâm Viên hơn mười chỗ, lầu gác đình đài đẹp ngang với cung điện.

Sau giờ ngọ ngày 15 tháng 9, Đổng Kỳ Hưng tuổi gần 60, áo bào rộng buộc nhẹ, dung mạo nho nhã đang vẽ tranh ở ‘Họa thiền thất’ (phòng vẽ tranh), họa thiền thất là một tòa lầu bằng gỗ hai tầng, cấu trúc tinh xảo đẹp đẽ, là nơi vẽ tranh của Đổng Kỳ Hưng, có hai tỳ nữ xinh đẹp trải giấy mài mực hầu hạ. Đổng Kỳ Hưng cầm bút chấm mực, vẽ một bức tranh về đỉnh Hoành Vân trong sương khói mùa thu. Đang tập trung để vẽ thì lại bị tiếng bước chân gấp gáp trên lầu quấy rầy. Đổng Kỳ Hưng vô cùng tức giận, khi đang vẽ lão không cho phép ai đến làm phiền, sẽ phá hỏng không khí trang nhã mà lão phải ấp ủ từ rất lâu. Vẽ tranh không phải cứ nhấc bút lên là vẽ được, phải có hứng thú vẽ tranh mới được. Không đợi tỳ nữ vừa hấp tấp chạy lên kịp mở miệng, lão quát:

- Vả vào miệng hai mươi cái đã rồi nói.

Ả tỳ nữ sắc mặt trắng bệch, đành phải tự vả vào miệng hai mươi cái hết bên trái lại bên phải, đánh đến nỗi mặt đỏ ửng cả lên, lúc này mới ấm ức bẩm báo:


- Lão gia, nhị công tử về rồi, nói là ở Hàng Châu bị người ta đánh.

Tay lão cầm bút vẽ hơi rung, ngòi bút khẽ chấm nhẹ một nốt trên bức tranh vẫn chưa hoàn thành. Đổng Kỳ Hưng cau mày, chán ghét nhìn chỗ bẩn trên bức họa. Bức họa vẽ núi Hoành Vân, núi Hoành Vân là danh thắng của Tùng Giang. Bức họa này chính là chuẩn bị để đem tặng Chu Kính Thao, chỗ bẩn lại ngay dưới ngôi nhà tranh, giống như một bãi phân trâu.

Bức họa đã sắp hoàn thành, lại bị phá hỏng thật đáng tiếc. Đổng Kỳ Hưng không vội truy hỏi vụ con trai Đổng Tổ Thường bị đánh ở Hàng Châu, mà kiên trì chấm phá thêm vào bãi cứt trâu, vẽ đống phân thành một con chó đang nằm, lại thêm vào một hàng rào trúc, giống như chó sủa cổng tre, lúc này mới hạ bút xuống, hỏi ả tỳ nữ vừa tự vả miệng mình đến nỗi hai má đỏ rực kia:

- Nhị công tử bị thương nặng không? Người đang ở đâu?

Ả tỳ nữ dè dặt đáp:

- Bẩm lão gia, nhị công tử được khênh về, giờ đang nghỉ ở Song Hạc đường.

- A, là được khiêng về!

Đổng Kỳ Hưng vừa sợ vừa giận. Lão có năm con trai, con thứ Đổng Tổ Thường tuy không học vấn không nghề nghiệp nhưng lại được lão sủng ái nhất, bởi vậy mới tìm trăm phương ngàn kế để mua công danh sinh đồ cho Đổng Tổ Thường. Lần này cử y đi Hàng Châu học, cũng là để cho y nuôi dưỡng danh vọng, chuẩn bị cho kỳ thi hương năm tới ở Nam Kinh. Thi hương tuy khó khăn nghiêm ngặt nhưng cũng không phải là không có lỗ hổng để chui, nào ngờ hôm nay lại bị thương nặng được khiêng về, khiến Đổng Kỳ Hưng hết mực thương con làm sao không giận!

Vội vã tới Song Hạc đường, Đổng Kỳ Hưng thở hổn hển, liên tiếp gọi thất thanh:


- Thường nhi, con sao rồi?

Đổng Tổ Thường nửa nằm nửa ngồi trên một chiếc ghế cao sĩ, vài tỳ thiếp vây xung quanh, thấy cha bước vào, Đổng Tổ Thường cúi thấp người nói:

- Con bất hiếu, không thể dập đầu thi lễ với thân phụ đại nhân được, lần này thiếu chút nữa thì bỏ xác xứ người rồi!

Nói rồi nước mắt chảy ròng ròng, đầu tháng y bị Trương Nguyên đá cho một cước rồi tát cho hai cái ở chùa Tịnh Từ, Nam Bình Hàng Châu. Vết thương tuy không nặng nhưng ấm ức không chịu nổi, trên thuyền khách về Tùng Giang liền phát bệnh, phải để người hầu khiêng về tuy hơi có chút khoa trương, chủ yếu là để tranh thủ sự thông cảm của cha y, để cha y quyết tâm rửa mối nhục này cho y.

Đổng Kỳ Hưng thấy đứa con quả nhiên gầy đi rất nhiều, sắc mặt xám ngoét, lão vừa đau lòng vừa phẫn nộ, ra lệnh cho người làm lập tức đi tìm danh y Hoa Đình là Liễu Bát Lang đến thăm khám cho Đổng Tổ Thường, một mặt ngồi xuống cái đỉnh ba chân ở bên cạnh ghế cao sĩ mà Đổng Tổ Thường đang ngồi, kéo tay con trai, cố bình tĩnh, hỏi:

- Rốt cục đã xảy ra chuyện gì, sao lại ra nông nỗi này, là ai đã đánh con?

Đổng Tổ Thường lửa giận lại lập tức bùng lên, quên mất mình bị khiêng về lẽ ra nên tỏ ra vẻ sắp hấp hối mới phải, lớn tiếng nói:

- Chính là Trương Nguyên ở Sơn Âm, cháu nội của Trương Nhữ Sương, chính hắn đã dẫn một đám người hầu đánh con, cha phải làm chủ cho con, nếu không con chết không nhắm mắt.

Đổng Tổ Thường diễn đạt không lưu loát, giống như y sắp chết rồi, đây là lời trăng trối lúc lâm chung của y vậy.

Đầu năm Đổng Tổ Thường từ Sơn Âm xem hội đèn trở về, nói là bị cháu nội của Trương Túc Chi đá cho một cước, thắt lưng bầm tím, Đổng Kỳ Hưng nhìn thấy đau lòng vô cùng, nhưng hỏi rõ ngọn nguồn thì là con mình vô lễ trước. Đương nhiên, Đổng Kỳ Hưng cho rằng tên tiểu tử Trương Nguyên đánh người còn đáng ghét hơn. Với lão, con trai lão có lỗi đi chăng nữa thì cũng là lỗi nhỏ, hoàn toàn có thể tha thứ được, hơn nữa Đổng Kỳ Hưng lão không biết dạy con sao, há phải để cho người ngoài dạy, tuy nhiên nể mặt Trương Túc Chi, lão đành phải nín nhịn, còn viết một bức thư tạ lỗi, vốn nghĩ rằng việc này coi như xong, cũng không nghĩ rằng sẽ cố ý đi trả thù. Không ngờ hôm nay con trai lão lại bị tên Trương Nguyên đó đánh, mà đánh đến mức bị trọng thương. Sự tức giận của Đổng Kỳ Hưng có thể tưởng tượng ra được, lão ân hận ngày đó mềm yếu, sao lại có thể tạ lỗi với Trương Nhữ Sương, lúc đó đáng ra phải truy cứu tội đánh người của Trương Nguyên. Giờ đây Đổng thị của lão mà nhường một bước thì Trương thị ngược lại sẽ được đằng chân lân đằng đầu, lại còn đánh con lão ra nông nỗi này.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui