Lần Đầu Tiên Chúng Tôi Gặp Nhau Đại Loại Là Thế Này

Tôi chìm trong cảm giác nặng nề và rút ra hai kết luận:

Thứ nhất,
tôi và anh ấy hết rồi. Tính anh ấy trầm, tính tôi xấu. Hai kiểu người
như chúng tôi vốn chẳng có cách nào ở bên nhau được.

Thứ hai, một người ngốc nghếch như tôi không biết chuyện thế nào đã vội làm hỏng chuyện rồi.

Tiếp tục
chui vào trong chăn, nín nhịn hồi lâu rồi nước mắt cũng trào ra, tôi
nghĩ đợi tới lúc tôi sắp chết chắc vẫn phải cảm ơn anh ấy, nếu không thì cả đời này tôi không biết hôn là gì. Cứ nghĩ lung tung tới cảnh tôi sắp chết rồi vừa khóc vừa ngủ lúc nào không hay.
Anh ấy đi mà không nói gì cả, nói cách khác, không có động tĩnh gì cả vì tôi cũng không biết là anh ấy đi hay chưa nữa.

Tôi lặng lẽ nhẩm tính ngày, anh ấy nói đi hai tuần, rồi nói mười ngày, trung bình
cứ tính mười hai ngày đi, tôi khoanh tròn ngày anh ấy có khả năng về vào trên lịch, sợ có người hỏi nên tôi giả vờ thêm chữ VIP bên cạnh. Sau đó lại cảm thấy thừa thãi, quan tâm anh ấy về ngày nào làm cái gì chứ, thế là lại lấy tẩy tẩy đi, kết quả lại đen thêm một khoảng. Giống như kết
cục mà tôi đã giải quyết chuyện này với anh ấy vậy, một mớ bùng nhùng.
Đúng là châm biếm.

Hai tuần
trôi qua rất nhanh, sau đó lại một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày
trôi qua… cuối cùng cũng đã lật cái tháng đầy mảng đen khoanh tròn ấy
sang một trang khác.


Anh ấy cũng không liên lạc với tôi.

Lại lật sang một trang lịch mới.

Theo mái
tóc dài chấm vai, tâm trạng tôi cũng dần dần bước ra khỏi đáy thung
lũng. Tôi cất sợi dây chuyền và chiếc điện thoại vỡ vào tận đáy tủ quần
áo, nơi mà chẳng ai tìm thấy được.

Lúc việc bận, tôi tăng ca.

Lúc không bận tôi về nhà sớm, rất ít khi ra bờ biển, cảm thấy nơi đó vô cùng lạnh lẽo.

Cuối cùng cuộc sống cũng trở về nhịp độ bình thường.

Cõ lẽ vẫn có một chút thay đổi, đó là buổi tối tôi không bao giờ tắt máy nữa.

Một ngày cuối tuần bình thường, sáng sớm mẹ tôi đột nhiên lục tủ bếp. Tôi hỏi:

“Mẹ, mẹ tìm gì thế?”.

“À, tìm cái cặp lồng cơm to thế này”. Mẹ tôi dùng tay ước chừng.

“Chị họ con sắp sinh em bé, mẹ định mang canh vào cho chị ấy”.

Cặp lồng
cơm! Tôi nhớ rồi. Hôm đó tôi để trên xe của anh ấy. Người chết nợ không
mất, tình hết cặp lồng không mất. Tôi phải lấy cặp lồng về.

“Con để ở nhà bạn rồi”.

Mẹ tôi nghe xong liền nói: “Hèn chi tìm không thấy, mau đi lấy về đây”. Thế là lần đầu tiên tôi nhắn tin cho
anh ấy: “Xin hỏi cặp lồng cơm của tôi có ở chỗ anh không? Có thể lấy về
không? ****(tên tôi)”.
Một lát sau có tin nhắn trở lại: “Có, đến lấy đi”.


“Con đi lấy cặp lồng đây”.

“Nhớ cảm ơn người ta đã giữ cặp lồng giúp con đấy”.

Mẹ tôi thật là thấu tình đạt lý, sắp hai tháng đến nơi rồi, không chừng cặp lồng cũng bị người ta dùng hỏng rồi ấy chứ.

Tôi chạy thẳng tới nơi anh ấy thuê, sắp tới nơi rồi mới nhớ ra, không biết anh ấy còn ở đây nữa không, thôi kệ, đã tới nơi rồi.

Chạy tới khu nhà rồi tôi mới phát hiện ra không biết anh ấy ở phòng nào, không biết phải ấn số phòng bao nhiêu nữa.

Tôi sờ điện thoại trong túi, lúc này mới phát hiện ra mình đang mặc quần yếm ở nhà, và không mang theo điện thoại.

Cái điện thoại ấy, bất kể đi đến đâu cũng chậm hơn tôi một bước, tôi ra ngoài, nó ở nhà, tôi về nhà, nó ở công ty.

Không cách nào khác, tôi đi một vòng quanh tòa nhà, phát hiện ra xe của anh ấy. Ha ha, quả nhiên để tôi túm được rồi.

Nhìn ngắm cánh cửa sổ của các nhà một hồi, tôi không thể đoán ra được anh ấy ở nhà nào.

Tôi dòm vào cửa sổ phòng bếp của tầng một, dường như không phải.

Chuyện này cũng không làm khó được tôi.

Tôi chạy tới khoảng đất trống trước nhà, hít một hơi dài, gào to: “***! Tôi tới lấy cặp lồng”.

Có ba bốn
nhà cùng thò cổ xuống nhìn, tôi nghĩ to miệng gào tên người ta sẽ có ảnh hưởng không tốt lắm với hàng xóm, nên tôi gọi luôn:


“Tôi tới lấy cặp lồng cơm”.

Tiếp đó gào mấy câu nữa. Nghe thấy có tiếng người hồi đáp đang vọng lại xung quanh:

“Tới rồi… tới rồi… tới rồi”.

Tầng hai có một người đàn ông thò cổ ra hỏi: “Lấy bình nước à?”.

Tôi sững lại rồi vội giải thích: “Không phải, là cặp lồng cơm”.

“Cặp lồng?”.

“Uh. Không phải của nhà anh”.

Tôi cảm
thấy làm phiền nhà người ta lúc sáng sớm thật ngại quá. Đang chuẩn bị
giải thích với anh này thì nghe thấy một giọng nói lạnh lùng vang lên:
“Đừng gào nữa, 402”.

Mặc dù
không thấy người nhưng nghe giọng nói cũng đoán được anh ấy không vui vẻ gì. Tôi vội vàng chào anh ở tầng hai rồi chạy lên trên bấm chuông cửa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui