49.
ÐỪNG HAM THẦN THÔNG DỊ ÐOAN(Vạn Phật Thành ngày 19 tháng 4 năm 1983)Trên thế giới này có nhiều chuyện kỳ quái, nhiều đến độ không thể nói hết được.
Vì sao mà có đủ sự việc kỳ quái như vậy? Bởi vì tâm lý con người "hiếu kỳ," thích sự kỳ quái.Con người có lòng hiếu kỳ nên thế giới mới có những việc kỳ quái xuất hiện.
Những thứ đó một khi xuất hiện thì mê hoặc tâm người, khiến mình không còn làm chủ chính mình nữa.
Một khi đã không có chủ, gia đình và quốc gia cũng sẽ rối loạn.
Ðã loạn, thì những quỷ quái đó mặc tình hiện thần thông, làm cho con người điên điên đảo đảo, chạy bên đông chạy bên tây, đi tìm chuyện kỳ diệu, thần thông, linh nghiệm.
Ðó đều là bị cảnh giới làm xoay chuyển rồi vậy.Tại sao mình bị cảnh giới xoay chuyển? Là bởi vì có tâm hiếu kỳ.
Tâm hiếu kỳ này vốn là tâm tham.
Những chuyện kỳ quái phát sinh trên trần gian này, nếu mình nghiên cứu sâu xa tận gốc rễ của nó, thì cũng do lòng tham này tạo ra.
Nếu không có lòng tham thì không cần thiết phải hiện ra những thứ kỳ quái, làm ra vẻ đặc biệt kỳ quái để cho người ta nhìn mình là linh nghiệm như vậy, tốt đẹp như vậy, khác thường như vậy.
Bởi vì con người có tâm tham nên bị những thứ kỳ quái đó hấp dẫn, lôi cuốn.Những điều kỳ quái khác thường đó đều là những việc không chánh đáng, đều thuộc về ma nghiệp.
Những việc chánh đáng là nghiệp của Phật.
Cho nên hiện tại có rất nhiều người mất đi chánh tri chánh kiến, cái biết cái nhìn đúng đắn.
Bạn giảng Pháp chân chánh thì họ nghe không lọt tai, giảng cách nào họ cũng không chấp nhận, thậm chí lời vào tai bên trái thì chạy ra tai bên phải.
Song nếu bạn nói những điều kỳ quái, đặc biệt thì họ vĩnh viễn nhớ không bao giờ quên, đó chứng minh là con người bị lòng tham tác quái!Vì sao mà họ không nhớ được điều chân chánh? Bởi vì họ cảm thấy không có gì lợi cho họ cả.
Kỳ thật điều chân chánh mới thật là lợi ích.
Những người trên thế gian này đa số nhận cái giả mà không chịu nhận cái chân thật, nhận kẻ cướp làm con của mình.
Vì vậy khi mình nói điều ngay thẳng, chân thật thì họ chẳng muốn nghe, nhưng khi nói những điều nịnh hót thì họ hết sức vui vẻ.
Thật là: "Trung ngôn nghịch nhĩ, lợi ư hành, Lương dược khổ khẩu, lợi ư bịnh." (Lời trung thật tuy khó nghe nhưng lợi cho việc làm, Thuốc tốt tuy đắng nhưng trị lành được bịnh.)Ða số người đời đều không muốn tiếp thọ lời trung ngôn, tức là lời nói ngay thẳng, cũng như không muốn uống thứ thuốc tốt, nhưng rất là đắng.
Nếu mà đưa cho họ thuốc đắng thì họ nhăn mặt làm ra vẻ khó chịu, nói rằng: "Ô! Thuốc này khó uống quá".
Nhưng thuốc khó uống như vậy thì bịnh mới lành được!Thời đại bây giờ người ta là vậy đó, giảng chuyện của Phật, của Bồ Tát thì không ai muốn nghe cả; nhưng nếu kể chuyện yêu ma quỷ quái thì họ lại thích nghe.
Thí dụ như nghe kể chuyện trai gái không giữ quy củ, sống hết sức phóng túng, thì người ta lại thích thú bởi vì chính họ cũng không muốn giữ quy củ.
Ðó là những ý tưởng hết sức hèn hạ, hết sức tệ hại.Cho nên, có những người tới Vạn Phật Thành rồi mà không ở lâu được là vì sao? Là vì họ không có tinh thần hy sinh, không có tư tưởng chân chính vì Pháp quên mình.
Người chân chính vì Pháp quên mình thì dù đuổi họ, họ cũng không đi; đánh chưởi họ, họ cũng chẳng chạy.
Họ cảm thấy rằng đây qủa thật là chỗ Chánh Pháp trụ thế, họ muốn tiếp cận với Chánh Pháp!Chúng ta ở đây đang nghiên cứu Năm Mươi Thứ Ấm Ma, đối với thời đại này thì hết sức hữu dụng.
Chúng ta muốn hoằng dương Phật Pháp thì phải có tinh thần đại hy sinh, đừng tham lợi ích tiện nghi gì cả.
Hễ có kẻ cúng dường phẩm vật mà mắt mình sáng rực, miệng mình cười toe toét, thì mình thật là chẳng ra gì!50.
MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊTChúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người.
Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh.
Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh.
Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn.
Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò.
Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình.
Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình.
Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng.
Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn.
Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương.
Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ.
Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào.
Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể.
Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả.
Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu.
Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó.
Có bài thơ rằng:"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhụcTử tế tư lượng nhân thực nhân." Nghiã là:"Ở trong chữ "nhục" có hai người,Người bên trong ăn người bên ngoài,Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người.
Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê.
Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng.
Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...