Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 59: Thủy chiến (4)
- Không thể xuất quân được. Nếu thủy quân tiến ra truy quét địch, thì địch sẽ tấn công ngay vào đầm Thị Lị Bị Nại này, chiếm cảng và trực tiếp tấn công Đại Định.- Lữ Liêm không đồng ý việc để thủy quân ra khơi đánh với những tên cướp biển, lính đánh thuê mà quân Chiêm thuê tới.
- Tướng quân, chúng ta nếu không thể trấn an người dân, thể hiện sức mạnh đủ để bảo vệ người dân, vậy một khi quân địch tiến vào, người dân tất không liều chết chống cự. Địch tự do thoải mái đổ bộ lên trên đất của ta, xây dựng căn cứ, rồi kéo quân từ đó chiếm đất, vây thành, cuối cùng Đại Định thành một tòa cô thành mất!- Trương Văn So khuyên can- Các vị đại nhân, các vị nói xem thế nào?
- Đại nhân Trương Văn So, ngài suy nghĩ sâu xa là không sai. Nhưng mối nguy sát nách không lo, lo họa xa xôi cũng chẳng ích gì.- Ebisu cắt lời Trương Văn So. Bắt thủy quân xuất chiến lúc này là bắt họ tự sát. Quân số bị áp đảo, sĩ khí bị đè, ra đánh với đối thủ là thua chắc.
- Hỏa khí của các cậu chẳng lẽ để trưng thôi sao!
- Đối phương cũng có hỏa khí, ngài quên hay sao?
Không như quân Chiêm, quân đánh thuê đã có hỏa khí, và tại các hòn đảo xa xôi, nơi lưu huỳnh, phân dơi,... tương đối đầy đủ, hỏa khí của các đạo quân đánh thuê rõ ràng là nhiều hơn. Kể cả nó không lợi hại bằng, nhưng kiến cắn chết voi.
- Trương Văn So, hay là ta xin thêm viện binh, lúc này địch tấn công dồn dập, Hoài Nhân có thể gặp nguy, nếu còn chần chờ thì Hoài Nhân sẽ mất, khi có các nơi đều gặp chuyện!- Lữ Liêm nghĩ tới xin viện binh, nhưng Trương Văn So lắc đầu, vì hiện tại quân các vùng như Tân Bình, Thuận Hóa cũng chỉ có thể thủ là chính.
- Tổng Trấn, ngài nghĩ họ có thể cho ta viện quân ư? Lũ lính đánh thuê, bọn cướp biển có thể vòng đường biển, từ ngoài biển tập kích chúng ta thì cũng có thể làm tương tự với Tân Bình, Thuận Hóa.- Lý Vĩnh Khuê nhắc nhở.- Họ chịu vì ta mà bị uy hiếp sao.
- Có khi họ chưa kịp nghĩ tới. Đợi tới khi quân họ kéo tới đây, đánh tan đám cướp biển đã rồi...
- Đó là một sự may rủi, không thể tính toán như thế. Ta phải tính trước nếu họ không tới trợ giúp.
- Vậy nên làm sao đây?- Lữ Liêm thiếu kiên nhẫn nhìn Lý Vĩnh Khuê.
- Chỉ có thể liều. Chúng ta giữ chặt đầm Thị Lị Bị Nại và thành Đại Định, ở phía nam giao cho tướng Đặng Toán và con trai, phía tây để Trần Huyện khống chế Trần Thanh Toàn, các nơi khác cố gắng giữ được thì giữ, giữ không nổi thì bỏ.
Lý Vĩnh Khuê chọn co cụm lại, phòng thủ chặt chẽ, khiến địch phải sốt ruột mà tấn công liều lĩnh. Chiến tranh chính là thắng là ở địch, bất bại ở ta, trước tiên phải làm bản thân không có sơ hở, rồi hoặc là tìm sơ hở của địch mà đánh vào, hoặc dụ địch để chúng tự lộ sơ hở, từ đó một đòn dứt điểm.
Ebisu, Phạm Thời Trực lập tức tán đồng ý kiến của Lý Vĩnh Khuê. Không phải hai kẻ này cao minh gì, chỉ đơn giản là bắt xuất binh lúc này với họ đều là tự sát. Thủy quân Hoài Nhân không thể ra khỏi đầm Thị Lị Bị Nại, thủy quân địch kiểm soát mặt biển, đánh ở đâu, đưa bao nhiêu quân tới, đổ bộ trước hay sau lưng.
..........................................................
Nhận được tin quân Hoài Nhân dùng kế tử thủ, co cụm phòng ngự, bỏ dần những vùng đất ven biển, mặc kệ người dân nơi đó chống chọi với cướp biển, Triều Trường Khanh vội gọi Trần Hựu Nhân và Ngô Duy Đức ( Triệu Duy Đức) ra bàn việc.
- Quân Hoài Nhân đã có ý bỏ đất co cụm phòng ngự rồi, báo với mọi người nhanh chóng chuẩn bị rút lui. Sắp xếp quân tư trang nhanh chóng.
- Tướng quân! Quân Hoài Nhân muốn bỏ dân bỏ đất ư? Như vậy khác gì đẩy người dân vào chỗ nước sôi lửa bỏng. Những kẻ tấn công vào đây không phải quân Chiêm, mà là bọn cướp biển, chúng sẽ không hề trấn an người dân, mà chỉ lo cướp bóc thôi.- Đức àm sao có thể chịu để người dân gặp nguy hiểm, y là con cháu họ Triệu, có lòng phục quốc, coi dân là con đỏ, nhìn họ lầm than thì không nỡ
- Thủy quân Chiêm đã vây hãm thủy quân Hoài Nhân trong đầm Thị Lị Bị Nại, chưa kể thủy quân Chiêm và đội cướp biển, lính đánh thuê quá áp đảo, có ra khỏi đầm Thị Lị Bị Nại cũng không làm được gì. Bỏ đi co cụm phòng ngự là đúng.- Triều Trường Khanh nhẫn nại giải thích một phen, Ngô Duy Đức thời gian qua cùng họ kháng địch, cũng coi như tâm giao, từng chiến đấu sinh tử với nhau, nên Khanh dần coi như huynh đệ.
- Lão tam, chú mày đúng là người quân tử, nhưng cũng nên biết tự lượng sức!- Trần Hựu Nhân cũng biết Đức có lòng tốt, chiến đấu thì dũng cảm, với người yếu thế thì quan tâm giúp đỡ,...
Đức cũng chỉ biết thở dài, vì y không phải người cầm đầu đội quân này, trong tay y chỉ có hơn 500 binh sĩ, nhưng họ cũng không một lnogf với y, nếu y có quân lệnh hoặc thể mang cho họ lợi lộc thì họ theo, chứ còn liều chết theo Đức, chỉ có chưa đầy 10 người, các thân vệ theo Đức tới đây.
- Đại ca, nhị ca, không bảo vệ người dân thì cũng thôi, nhưng đệ có thể ngầm báo cho dân chúng biết tin này không. Coi như để họ biết mà sớm lo liệu tình hình.
- Anh khuyên chú không nên làm thế. Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, nếu người dân biết việc quân đội bỏ họ, không bảo vệ nữa, rất có thể họ sẽ làm những việc không tốt, thậm chí tự họ còn làm loạn lên ấy chứ.- Triều Trường Khanh lắc đầu. Đây là một phần kinh nghiệm thực tế, hồi Nam Bàn phản loạn, bọn giặc cướp bị Vương Vĩnh chiêu mộ, rồi những tên lưu manh ở làng xóm đồng loạt làm loạn, muốn nhân thời loạn hôi của, kiếm chút tài sản,... Vì đang chống quân Nam Bàn, quan quân không đủ nhân lực quản việc ở các nơi, thành ra nhiều nơi lâm vào hỗn loạn.
- Nhưng cũng chả thể giấu mãi, giấy đâu gói được lửa.
- Giấy không gói được lửa, nhưng chúng ta khuất mắt trông coi.
Thái độ không chịu quản việc của hai người Triều Trường Khanh, Trần Hựu Nhân, Đức không đồng ý, nhưng cũng không tranh cãi. Cậu ta giả vờ đồng ý, thực chất ngầm tìm cách đưa tin cho người dân biết. Không phải nói với mọi người, khua chiêng gõ trống, mà là tìm tới những người có uy tín và trí tuệ mà cậu biết. Đây là những người đã tích cực hỗ trợ quân của cậu khi họ tới cứu viện.
- Chư vị, Đức lực bất tòng tâm, hổ thẹn, hi vọng các vị có thể tự liệu.
- Xin tướng quân an tâm, chúng tôi cũng không phải hạng vô trí. Đội ơn tướng quân đã nhân từ báo tin.
Người được Đức báo tin vội cảm ơn, đưa cho cậu ta chút tiền nhưng Đức gạt đi.
- Tôi làm người lính, đáng lẽ phải hộ quốc an dân, nay không làm được gì, ông cho tôi tiền là như làm nhục tôi vậy.
- Tướng quân... tôi
- Giữ số tiền này, cố gắng làm gì đó, thay phần tôi!
Đức rời đi, người đàn ông được cậu ta báo tin liền đanh mặt lại. Ông ta, Manda Hapham vốn là một tín đồ cấp cao trong Hiên Giáo. Trong cuộc nổi loạn của Hiên Giáo năm nào, ông ta cùng vài người khác được lệnh ở lại để chờ thời, trong suốt thời gian qua đã chứng kiến sự hủ bại không ngừng của quan lại Hoài Nhân cùng với tình cảnh Hiên Giáo càng ngày càng nát, giáo chúng bị áp bức, bóc lột tới tàn tệ. Nhưng kinh hoàng nhất là khi ông ta biết tin, giáo chủ và đa số quân Hiên Giáo rút lên miền núi đã bị quân Hoài Nhân giết sạch, bắt sạch, đem về làm nô lệ, bán cho nơi khác,... Với Manda, mọi thứ đã chấm dứt, ông cũng không còn định làm gì khác, cố gắng sống cho qua ngày, chờ lúc chết già.
Mọi sự thay đổi vào mấy tháng trước, một vài nhân vật trong Hiên Giáo quay lại bắt liên lạc với ông ta. Họ nói cho ông biết, phu nhân Amusi còn sống, và đã gây dựng một đạo quân hùng mạnh ở miền núi phía tây. Giờ họ xuống bắt liên lạc với ông để chuẩn bị đại sự. Manda chối từ, ông không còn muốn tham gia công việc này nữa. Đối phương cũng cố thuyết phục, nhưng thấy Manda tâm ý nguội lạnh, chỉ hi vọng ông không tố cáo họ rồi rời đi.
Hiện tại, sinh tử tồn vong, Manda biết nếu chỉ bo bo giữ mình, dựa vào năng lực riêng, ông không thể bảo vệ người nhà. Lão đi tìm người bắt liên lạc với Hiên Giáo. Nghe lão báo lại việc quân Hoài Nhân quyết định từ bỏ những vùng đất gần biển, mặc cho cướp biển tàn phá, những người của Hiên Giáo đều kinh sợ. Làm thế bao nhiêu tín đồ sẽ bị hại. Họ một mặt cấp báo tin tức về cho Amusi, mặt khác liên lạc mọi thành viên rải rác, cùng tính kế sách chung.
Trước tiên, tất cả đều đồng ý là phải khẩn cấp tìm cách chống lại những vụ tấn công của lũ cướp biển. Những tín đồ cao cấp cùng đứng ra kêu gọi người dân chung tay đối phó những tên cướp biển.Một làng thì không có cách chống, nhưng nhiều làng hợp tác thì có thể. Việc đại quân lui lại, họ không công bố, chỉ lấy cớ rằng đợi khi người ta tới cứu viện thì khác gì chờ được vạ thì má đã sưng, thôi tự mình chuẩn bị. Các làng quá gần biển thì phải lui lại, hội họp với nhiều làng khác, dân các làng biển mang theo lương thực, đồ dùng cần thiết để ở tạm. Ngoài ra, gấp rút chế tạo một số vũ khí để tự vệ: giáo, lao, quắm, khiên gỗ,...
Hành động kịp thời đã cứu các làng thoát khỏi sự bi thảm khi quân đội bỏ mặc và cướp biển tràn vào. Uy tín của những người đứng ra lãnh đạo việc sơ tán lập tức tăng vọt, mà đa phần họ lại là tay trong của Hiên Giáo. Rất nhanh, Hiên Giáo lại hoạt động lại mạnh mẽ. Nhưng do quan quân đã bỏ chạy hết, tin tức này không bị lộ, chỉ có những cao tầng của Hiên Giáo là nắm bắt được thôi.
- Phu nhân, đây chính là nhân họa mà được phúc!- Các thành viên cấp cao trong Hiên Giáo được Amusi triệu tập cho cuộc hop bàn luận kế sách đối ứng tình hình mời, ai nấy đều tỏ vẻ mừng rỡ, Amusi cũng cười không ngớt.
- Chư vị, tình hình tuy có tốt lên, nhưng nếu không chú ý, cũng chưa chắc có thể dùng được!- Amira chợt lên tiếng
- Tiểu thư Amira, người nói vậy là sao?
- Các vị, các làng đó sở dĩ người của giáo ta kiểm soát được, là vì đã bị bỏ mặc. Không còn sự bảo hộ của quan quân Hoài Nhân, cướp biển còn phải sợ ư. Chúng nhất định xông vào làm gỏi, cướp phá. Người dân vốn không phải binh sĩ, có thể chống cự được sao?
- Amira nói không sai. Người dân của ta, các tín đồ của chúng ta đang gặp nguy hiểm, giờ không phải lúc vui mừng. Thế Amira, con có ý tưởng gì không?
- Nếu như quân Hoài Nhân đã bỏ rơi họ, vậy quân ta hãy xuống đó, bảo vệ các tín đồ và người dân, cứu họ thoát cơn nguy khốn.
Mây xanh đỉnh núi sát liền nhau
Nam Bắc phân chia cửa ải đầu
Sống chết bao người còn khiếp đảm
Đi về mấy kẻ được nhìn nhau
Ẩn tàng cọp rắn đường gai phủ
Lởn vởn quỷ thần nhiễm khí đau
Xương trắng đìu hiu phơi gió buốc
Hán quân tài cán có gì đâu?
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...