Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 64: Nguy thành (5)
Tiêu diệt 600 tên cướp chỉ với 300 binh sĩ, Amira không vì thế mà sinh lòng tự cao, đối phương là từ nhiều băng cướp hợp thành, khả năng phối hợp hạn chế, hỏa khí cũng ít mà lại dùng hầu hết để bắn phá cổng khu làng rồi, bị mình tập hậu là lấy mệt đánh với khỏe, chống sao nổi.
Rồi bên mình còn được tôi luyện với quân Hồng Bàng, bày kế dụ địch, nên diệt gọn.
Vì thế, cô nàng yêu cầu tất cả tướng lãnh không được coi trận chiến vừa rồi làm cơ sở so sánh, phải chuẩn bị hết khả năng cho cuộc đối đầu tiếp theo.
Tuy vẫn có vài người chưa thể quán triệt hoàn toàn, cũng nâng cao nhận thức, cho nên không có sai lầm quá lớn khi bọn cướp biển tấn công.
Lần tấn công này, là cuộc tấn công tổng lực của bọn cướp biển.
Chúng huy động mọi tay cướp biển, quân số lên tới 9000 tên.
Sở dĩ huy động quy mô lớn, là vì chúng đã biết về đội quân Hiên Giáo, quân Tây Bình, cuộc hội quân quy mô của họ.
Sau khi Hiên Giáo đánh bại 600 tên cướp biển, họ không bắt giết được hết, có kẻ trốn được, và mang tin này về sào huyệt lũ cướp biển.
Khi biết hơn 600 tên bị đánh tan và bắt giết, lũ cướp biển cũng phần nào để tâm.
Những tên cướp biển đầu sỏ chỉ huy 3 băng lớn quyết định cần thêm thông tin trước khi ra tay.
Chúng tung người vào bắc Hoài Nhân dò la.
Tuy rằng không thu hoạch được nhiều tin tức do người dân chuyển hết vào các khu tập trung, nhưng chúng không bỏ cuộc, đi bắt cóc một vài người moi tin, và chịu khó quan sát, để biết tới tin tức về quân Hiên Giáo xuất trận, cuộc họp các bô lão gần đây để xây dựng một đội quân lớn đối chọi với chúng.
Lũ cướp biển không ngu, kẻ địch có quân số ngang hoặc nhỉnh hơn, lại có ưu thế là tiếp vận tại chỗ, nếu chúng không thể đánh tan địch sớm, thì tổn thất rất nghiêm trọng: hỏa khí tiêu hao, nhân lực tiêu hao,...!Các băng cướp biển vốn không có cơ sở kinh tế, chỉ có lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, đem hàng hóa, người cướp được đem bán lấy tiền, đánh lâu không đạt được thành công, hoặc tổn thất vượt quá doanh thu thì chính là bại trận.
Đoàn thuyền cướp tới nhanh hơn quân Hiên Giáo và Tây Bình dự kiến nhiều, lực lượng cũng vượt qua họ dự tính, họ cứ nghĩ chúng sẽ tới từng đợt để họ có thể đánh lui dần chứ.
Phong hỏa đài và người báo tin chạy như bay mang tin tức tới cho các cấp chỉ huy.
Triều Trường Khanh cho gọi Nhân và Đức lại ban chuyện gấp.
- Kẻ địch nguy hiểm hơn ta tưởng, chúng có thể tụ quân lại đánh một đòn quyết định như này, thế vô cùng nguy ngập...!kế hoạch khi trước bàn với cô ả Hiên Giáo e rằng khó dùng lại được! Các đệ có ý kiến gì không?
- Theo ý kiến huynh là muốn gì?
- Ý của ta chính là nên co cụm phòng ngự, bỏ mặc các tiền đồn, khu tập trung, giữ gìn quân lực của ta.
- Lão đại, anh điên rồi, ta thừa biết địch sẽ không đơn giản bỏ qua.
Chúng tuy đánh cướp vì tiền bạc, nhưng cũng được bọn Chiêm Thành thuê mướn, ta với chúng sớm muốn phải đánh một trận.
Giờ ta để đồng minh bị tổn thất trước, thì tới lượt mình, ta cũng còn ai chia lửa đây.
Quân Hoài Nhân còn co cụm hơn cả ta.
Trần Hựu Nhân không phải không có đầu óc, nhất là khi hai bên gặp mặt, bàn bạc chiến thuật một cách toàn diện, Amira luôn nêu cao khẩu hiệu môi hở răng lạnh, giải thích tính quan trọng của việc hợp tác, nhấn mạnh hậu quả,...
- Ý ta không phải là bỏ rơi đồng minh.
Ta muốn giả yếu để dụ địch.
Ta sẽ để cho địch nghĩ quân ta thực sự bị dọa sợ bởi chúng, cho nên lui lại, chúng sẽ thoải mái tấn công khắp nơi mà không ngờ là ta ập tới tấn công bất ngờ.
Ta thông báo cho các nơi khác biết trước kế hoạch mà.
- Lão đại, tôi phản đối ý kiến này.- Đức đột ngột lên tiếng
- Hử?
- Ngài nghĩ xem, những cứ điểm phòng ngự dù bị bỏ rơi vẫn đánh rất anh dũng, bọn cướp biển liệu có ngờ vực.
Chúng đủ thông minh để lập tức tổng tấn công, thì cũng đủ thông minh để đoán ra kế ấy.
- Ta không thể lừa dối đồng minh được.
Họ là tân binh, tinh thần rất yếu, ta mà rút quân thì họ tự tan vỡ ngay.
- Tôi không đề xuất giấu tin, tôi đề xuất không rút quân, vẫn chiến đấu như thường.- Đức nói nhẹ nhàng
- Kẻ địch vô cùng mạnh và giỏi, đánh theo cách tiêu hao thì ta chết trước.
- Ta không chết trước, kế hoạch tấn công bất ngờ của lão đại thực ra vẫn diễn ra, nhưng ta làm cách khác.
Sau mỗi trận chiến, ta sẽ có vài người bị thương nhẹ phải không.
Họ sẽ được đưa đi chữa trị, tôi sẽ dẫn họ đi lén ra sau lưng địch, tấn công cảm tử, đốt kho lương, thậm chí nếu cần thì chém đầu tên chỉ huy,...
- Kế hoạch rất táo bạo.
Nhưng hay lắm!- Triều Trường Khanh- Có cần thông báo sách lược này cho đội bạn.
- Ta nên thông báo trực tiếp cho Amira thôi, kế hoạch tuyệt mật, càng ít người biết càng tốt.
Ngoài ra, ta cần xin thêm người.
- Hả?
- Ít nhất phải có 100 người thì mới đánh cảm tử hiệu quả được.
Nhưng nếu ta mất 100 lính giỏi thì khả năng tác chiến cũng giảm, xin tăng viện thêm lính dự bị trước là tốt nhất.
Kế hoạch của Đức rất hay, bên Amira cũng tính làm theo, nhưng cô lại nghĩ lại, dùng kế này nhiều thì e bị lộ, bởi địch khá thông minh.
Cũng may, có người đề xuất một phương án có sự cải tiến.
Thay vì cho quân vòng ra sau theo đường bộ, họ xin viện binh.
Thủy quân Tân Bình có thể giáp kích lũ cướp biển.
- Độc đáo đấy!
Amira cho người qua làng Hồng Bàng đánh tiếng, vì chỉ có làng Hồng Bàng mới có thể giúp họ liên lạc thủy sư Tân Bình.
Sau đó, Hiên Giáo tập trung toàn lực chỉ huy quân mình nghênh chiến bọn cướp, hoàn toàn mặc kệ thủy quân Tân Bình, họ bao giờ tới thì tới, không có liên lạc gì thêm, tránh lũ cướp biển để ý.
Cuộc chiến giữa hai phe từng bước được nâng cao, bọn cướp biển tập trung lực lượng tấn công từng cứ điểm một, dọa người trong cứ điểm phải sớm mà hàng, hễ mà ép chúng phải đánh lâu, thiệt hại nặng thì công phá được nơi nào là giết sạch, gà chó không tha.
May mà các cứ điểm chỉ còn tráng đinh, nên không ai mất tinh thần tới mức hàng địch ngay.
Cùng với các cứ điểm liều chết chống cự, quân tiếp viện bên ngoài không ngừng tổ chức tấn công để giảm áp lực cho các cứ điểm.
Quân Hiên Giáo có sự trợ giúp của dân bản địa, lại cũng có nhiều tướng lĩnh từng là dân bản địa, biết đường ngang ngõ tắt, băng rừng vượt suối, đi tắt đón đầu, đánh bất thần từ mọi nơi, khiến lũ cướp biển không thể không căng mình ra phòng bị.
So với phía bắc, nơi Hiên Giáo trú quân, phía nam, nơi chỉ có quân Tây Bình, các cuộc tấn công không hiểm bằng, đổi lại công sự và khí giới sắc bén hơn, nên họ thủ tốt.
Vì thế, lũ cướp biển ở đây dần mất cảnh giác cho một cuộc tập kích từ phía sau.
Triệu Duy Đức lựa đúng thời cơ, dẫn 100 tử sĩ cùng mình mang lương khô, dẫn theo người bản địa luồn qua địch, tới phía sau lưng chúng.
Trước tiên, y tìm vị trí các kho lương, nghiên cứu xem kho lương nào dễ đột kích nhất mà số lượng lương thực ở đó cũng nhiều.
Nếu là kho lương quá ít, thì cũng chả có chuyện gì, nếu chọn nơi quá nhiều kẻ canh giữ, đánh vào chưa chắc thành công, mà còn có thể bị giết sạch, hi sinh vô ích.
Sau nhiều đắn đo, y quyết định chọn một kho lương hạng trung, không chỉ bởi hai tiêu chí trên mà còn bởi y phát hiện hôm đó có một tay đầu lĩnh cướp biển đi về nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày công thành phá lũy mệt mỏi.
Đức thấy tên này khả năng là một tay lớn, vì tiền hô hậu ủng khá ghê.
Còn may, phía nam này chưa có cuộc đột kích từ phía sau nào, cho nên địch buông lỏng cảnh giác vô cùng, sau khi tên tướng cướp ôm gái là lũ đàn em cũng tản ra ăn uống nhậu nhẹt, không có chút canh phòng gì nữa.
Đức lệnh toàn quân lấy lương khô ra ăn, lấy áo quần đã chuẩn bị sẵn ra, đây là quần áo của bọn cướp, lấy từ thi thể những tên cướp biển bị bỏ lại, tất nhiên bình thường thì họ cũng mặc quần áo lũ cướp biển rồi, nhưng mấy hôm nay ăn gió nằm sương, bụi bặm, rách nát quá, Đức sợ bị lộ nên mới bảo đổi bộ khác.
Bộ này cũng có chút rách nát vì vết đao kiếm chém vào, nhưng đỡ bụi bặm hơn.
Hơn nữa, lần này tấn công là quyết tử, mặc bộ quần áo mới thì cũng đỡ.
Cả bọn bắt đầu đi về phía kho lương.
Không đến nửa thời gian uống một chén trà, trăm người tử sĩ trong bộ quần áo cướp biển đã tới trạm kiểm soát phía trước.
Một đội gồm tên tiểu tướng và hai gã lính đi lên, trông chúng không có gì nghi ngờ cả.
Phía nam không hề có chuyện bị tấn công từ phía sau, nên sự cảnh giác giảm đi.
Đức hướng phía kẻ kiểm soát mà quát:
- Còn không cho đi? Bọn ông hôm nay có việc gấp cần tới.
Tên tiểu tướng hất nhẹ tay, hơn 20 tên cướp biển liền tiến lên mở chướng ngại vật che ở đường lớn.
Đức và đoàn người lừng lững đi vào, qua được khoảng hơn 30 binh lính thì tên tiểu tướng cảm thấy đám binh này rất lạ mặt liền hỏi Cao Sơ:
- Các ngươi ở băng nào
- Bọn ta là…
Đức nhíu mày nhìn lại, tỏ vẻ không vui, toan trả lời, nhưng đột nhiên quát to:
- Động thủ.
Chưa dứt lời, y và hơn 30 tử sĩ rút gươm, dơ cao thanh đao sắt bén, không cần đợi cho lính canh kịp hoàn hồn, lưỡi đao lạnh sắc cứ thế đâm vào lồng ngực chúng.
Lũ cướp biển hoảng sợ trừng trừng con mắt, đang muốn ngẩng đầu lên trời mà thét dài thì liền bị Đức thò bóp chẹn cổ họng.
Các binh sĩ khác cũng lao vào, lấy số đông mà ngăn địch báo động.
Giải quyết xong trạm gác, cả bọn lập tức tăng tốc tiến vào kho lương.
Tiến vào, tất cả chi ra, 20 người tới chỗ kho lương, 20 người tới khu vực để khí giới dự phòng, còn lại 60 người theo Đức đi tới lều chủ tướng.
- Có việc gì?- Một tên gác gần đó thấy Đức dẫn đông người, lăm lăm khí giới, sát khí đằng đằng tiến lại thì thấy lạ, ngăn cản.
Đức lúc này thấy trại chủ tướng đủ gần, không thèm che giấu nữa, thò tay lấy tù và trong người, thổi một hơi rồi dẫn toàn quân ập vào.
Ở bên trong, tên tướng cướp và đàn em đang bù khú thì nghe tiếng tù và, rồi tiếng chém giết.
Tay này và đàn em ngạc nhiên ra xem, chỉ nhìn thấy đám quân sĩ sớm đã bị náo loạn hết rồi.
Trong đám quân sĩ hỗn loạn đó chỉ thấy có một viên tướng dáng người cao to, cường tráng c, trên tay hắn cầm một thanh đao dài, chẳng ai có thể ngăn cản hắn nhằm hướng này mà lao tới.
Sau lưng tên tướng sĩ đó, mấy chục tay tử sĩ tinh nhuệ cùng dùng những binh khí kì quái anh dũng liều chết đồng loạt lao về phía trước.
Lũ cướp biển lúc này mới lóc ngóc từ các lều trại đi ra, liều chết mà ngăn cản, nhưng thực chất là ngăn không nổi.
Dưới sức mạnh như vũ bão của tử sĩ, phòng thủ gấp gáp của bọn cướp dễ dàng bị sụp đổ.
Tên tướng cướp cũng có chút bản lĩnh, gào thét ra lệnh tổ chức lại, nhưng hành động của y khiến Đức chú ý, cậu ta chém phăng vài tên cản đường, rồi đột ngột chay về phải vài bước lấy đà, ném mạnh cây đao dài.
Cây đao bay tới cực nhanh, may mà tên tướng cướp có đàn em trung thành lao tới che chắn, mũi đao xuyên qua người gã đàn em, cắm vào vai tên tướng cướp, xác tên đàn em đè lên người gã.
Thấy tên tướng cướp bị đè ngã, Đức vội hô lớn
- Thằng giặc cầm đầu đã chết!
- Thằng giặc cầm đầu đã chết!
- Thằng giặc cầm đầu đã chết!
Nghe thấy tên giặc cầm đầu đã chết, đám tử sĩ chẳng hiểu rõ đầu đuôi, cứ thế hô hào hưởng ứng.
Lúc này Đức chỉ có tay không, nhưng bọn cướp biển lao tới chỗ hắn thì hoảng hốt, Đức thừa cơ giật lấy một cây đao trong tay tên cướp trước mặt, chém gục hắn rồi giơ cao cây đao, hô hào các tử sĩ tiến về phía trước, đám tàn quân cũng điên cuồng quơ đao, múa kiếm, kêu gào la hét đánh về phía bọn cướp ở phía đối diện.
Cùng lúc này, kho lương, kho binh khí đồng loạt phát hỏa, ánh lửa bốc tận trời.
Đang trong thế bị động chống trả vang lẫn tiếng hô vang mừng rỡ vang trời của đám tử sĩ, niềm tin của nhiều tên cướp biển bắt đầu dao động, chúng bỏ chạy bất chấp số lượng áp đảo.
Còn Đức, cậu ta dần đám tử sĩ nhào lên, bắt kịp tên tướng cướp vừa được đám đàn em lôi ra khỏi cái xác, chém cho y một cái, rồi chặt lấy đầu y..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...