Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 12: Ngày kỷ niệm (2)
Ở bên trong làng, những cây gỗ lớn được kéo lên để làm trụ, trên mỗi cây có một tấm bạt, trải khắp cả khu đất trống lớn.
Nơi đó sẽ là chỗ để dân làng Hồng Bàng đứng dưới trong buổi lễ.
Ngày kia lễ sẽ bắt đầu, nhưng từ hôm nay mọi thứ đã chuẩn bị tương đối rồi.
Anh em Minh và Kiệt cùng các thương binh, cựu binh hoặc những người lính đang ở tại chính làng Hồng Bàng cùng tới khu rạp để nói chuyện.
Chưa tới ngày lễ, không có các loại thức ăn nước uống phục vụ sẵn, nhưng không ai thấy phiền, họ chỉ yêu cầu ít nước vối hoặc nước chè, ngồi uống rồi nói chuyện phiếm.
- Mọi người hai ba năm nay vẫn ổn chứ.
- Vẫn ổn hết, cái gì nó cũng có chính sách hết, không ai bị bỏ lại phía sau cả?
- Đúng vậy, như tôi đây, mất một chân vì bị thương, ấy thế mà về nhà chăn nuôi, được tạo điều kiện giúp đỡ, giờ đã có mấy chuồng lợn rồi đó chứ.
- Không chỉ nuôi lợn đâu, thằng cha đó còn đẻ như lợn, ba năm hai đứa rồi.
- Này, tôi què cái chân trái chứ có hỏng cái cần tăng dân số đâu.
Mà què chân thì còn chơi bời trò gì, còn mỗi trò đó thôi à!
Mấy người lính trêu nhau, rồi tất cả cùng cười ầm lên, cho dù là ngươi binh hạng trung và nặng, đời sống của họ cũng không tệ bởi các chính sách về thương binh tử sĩ mà Kiệt đề xuất và làng thông qua.
Chính sách đối đãi thương binh và người nhà tử sĩ là thứ giúp cho mỗi khi làng Hồng Bàng cần động binh, không ai sợ sệt mà luôn xung phong tuyến đầu, giúp làng Hồng Bàng có được thành quả lớn suốt thời gian qua.
Cuộc trò chuyện kéo dài tới tận giữa buổi chiều thì người nhà các thương binh ra kêu họ về ăn cơm, tất cả cũng ngượng ngùng quay đầu, nhớ ra Kiệt, Minh cũng còn phải ăn cơm, vội vã cáo từ ra về.
Hai anh em Kiệt, Minh lúc này cũng hơi đói, lại nói chuyện nguyên ngày cũng mệt, khởi hành về nhà dùng cơm.
Ăn uống xong, cả hai tranh thủ nghỉ ngơi chút cho lại sức, tới cuối buổi chiều thì ra tắm biển.
Ở trên núi hơn hai năm gần ba năm, tuy sông suối vẫn có, nhưng không được như biển cả, vừa có sóng vừa có vị mặn.
Cả hai bơi thỏa thích một phen, tới khi sẩm tối mới đi về.
Lúc này trên bờ, hai người thấy có hai kẻ lạ mặt ở đó, lính canh quan sát họ cẩn thận, tránh là kẻ có ý đồ xấu.
Nhưng hai kẻ đó chỉ ở đó, một tên còn ngồi và vẽ tranh.
Kiệt và Minh liếc qua, biết là Nguyễn Văn Đồ, còn kẻ kia thì chưa gặp.
Hai người được biết Đồ cũng là loại có thân phận bí ẩn gì đó, nên việc hắn tới làng Hồng Bàng này và ngồi vẽ tranh ở đây không phải là ngẫu nhiên.
- Giờ sao?
- Tiết kiệm thời gian cho hai bên, với cả cũng phải chiếm thế chủ động chứ? Kiệt cảm thấy bản thân không như Lưu Bị, ít học, không rõ đại thế, phải cầu cạnh người ta.
- Xin chào!- Hai thằng đi tới chỗ Đồ và người bạn, chào hỏi, nhìn qua bức tranh, thấy khung cảnh mà Nguyễn Văn Đồ vẽ cũng không tệ, rất có thần, phải như có màu tô thì đẹp hơn.
- Chà, ông bạn chỉ vẽ tranh đen trắng thôi à.
Có cần tôi giới thiệu cho ít máu vẽ với giấy vẽ chuyên dụng không!- Kiệt mào đầu khá tự nhiên
- Mực vẽ ở đây không tiện pha chế, nguyên liệu cũng ít nên tôi không dám dùng tùy tiện!- Nguyễn Văn Đồ cười cười thú nhận.
Không như ở hiện đại, màu vẽ ở thời đại này cũng khá đắt và màu vẽ tốt thì hiếm, chỉ những đô thị lớn mới có, thậm chí cả Thuận Hóa chưa chắc đã có nữa là tại Tân Bình này.
- Chà, thật đáng tiếc quá, bức tranh này mà được vẽ màu thì còn gì bằng!- Kiệt không hề khách sáo, bức tranh vẽ cảnh biển lúc hoàng hôn trong rất có thần, phấn bố cảnh và chiều sâu đều tuyệt, thậm chí dù chỉ dùng mực đen vẽ, cũng khá đẹp, nếu có màu tô vào thì khỏi nói.
- Hai người đã về sớm thế, tưởng ngày kia mới là lễ kỷ niệm.
- Cũng phải về trước để lo chuẩn bị chứ, tránh nước đến chân mới nhảy.
Chưa kể ba năm rồi chưa về quê, nhiều anh em cũng hi vọng được gặp gỡ bọn tôi để nói chuyện, cũng phải để họ được giãi bày tâm sự chứ.
Họ cũng vì bọn tôi mà bị như vậy, chúng tôi đáng lẽ mấy năm vừa qua nên thăm hỏi động viện, nhưng vì việc công phải thôi.
Nay có thời gian rỗi thì nên bù đắp.
So với chút mệt mỏi hay tốn thời gian của bọn tôi, các thương binh tử sĩ đó thiệt thòi quá nhiều.
- Quân coi thần như tay chân, thần coi vua là tim gan, quả nhiên không sai!- Triệu Duy Đức cảm khái
- Nói rất đúng!- Minh tán thưởng- Không biết cậu đây là
- Tôi là Ngô Duy Đức, một người bạn của Đồ.
- Triệu Duy Đức khai tên giả
- Vậy thì hoan nghênh lần đầu gặp mặt.
Hai bên chào hỏi qua loa, Triệu Duy Đức chợt hỏi:
- Vào làng Hồng Bàng được mấy hôm, tôi thấy nô lệ làm nông trong làng trời chưa sáng đã dậy ra đồng, trời tối muộn còn đi kiểm tra đồng, so với vô số tá điền ở nơi khác, còn chăm chỉ hơn.
Tất nhiên, người dân trong làng cũng chăm chỉ vậy.
Nhưng không biết là làng Hồng Bàng có bí quyết gì mà nô lệ hay tá điền của làng lại chăm tới thế.
Mà tá điền của nhà giàu như họ Đào không nói, đằng này nhà chỉ có vài mẫu ruộng, cũng nuôi được nô tỳ, tá điền nữa chứ.
- Đây là muốn học lỏm phải không? Chắc nhà có ruộng đất, là đại địa chủ hả? - Kiệt bông đùa- Mà thôi, không có tí ruộng đất thì nuôi sao nổi ông bạn!
Triệu Duy Đức không biết nên chối thế nào.
Triệu Duy Đức nhìn hai anh em Kiệt, Minh, nhìn tay, chai tay, vóc người là biết đối phương luyện võ, tự nhiên đối phương cũng nhìn ngược ra được.
Có câu bần văn phú võ hay Việt hóa hơn là giàu học võ khó học văn.
Đừng thấy tiền đi học, tiền giấy mực, tiền lo cho thầy đồ đã nhiều, muốn học được võ, còn tốn hơn, cần ăn uống thịt cá để cơ thể phát triển, cần thuốc đắp khi bị thương do luyện tập, tiền thật nhiều để thầy truyền bí kíp, tiền mua vũ khí đẻ tập luyện,...
- Đúng thế!- Triệu Duy Đức gật đầu
- Thực ra cũng không có gì quá đặc biệt, chỉ bởi tôi làm cho họ thấy cái lợi khi làm việc chăm chỉ mà thôi.
Làm việc chăm chỉ thì sớm thoát thân phận nô lệ, nếu làm đủ 10 năm ngoan ngoãn sẽ được thăng lên làm tá điền, sau 5 năm làm tá điền sẽ được coi như dân ngụ cư, phát cho đất để cấy cày, nộp một phần thuế cho làng và nộp thuế như mọi người, nhưng ruộng đất là của mình.
Cuối cùng thử thách 2 năm rồi làm dân làng.
- Vậy là tốn 17 năm, họ chịu sao?
- Ở nơi nào thì tôi chả rõ, nhưng ở Hồng Bàng, với việc lao động sử dụng máy móc, càng làm lâu, càng thành thục, càng ít tốn công.
Dù họ là một người đã 40 tới 50 tuổi, thì sau 17 năm, họ vẫn còn khỏe mạnh, chưa kể còn con cái các kiểu, được hưởng sự giáo dục, nền y tế tân tiến của Hồng Bàng.
Hi sinh đời bố củng cố đời con thì ai cũng có thể làm, xưa nay nước mắt chảy xuôi mà.
Rồi thì thưởng phạt nghiêm minh, người làm nhiều được nhiều, người lười bị đuổi đi.
Những thứ Kiệt nói nghe thì dễ dàng, nhưng nếu không có quyết tâm lớn thì khó thực hiện được.
Đơn cử như việc đầu tư vào máy móc, số tiền đầu tư ban đầu lớn, lại còn tiền duy tu bảo dưỡng, nhìn vào số vốn bỏ ra ban đầu có thể khiến nhiều người phát hoảng.
Ở làng Hồng Bàng thì có Kiệt đứng ra chỉ đạo, mọi người ban đầu dùng phương thức hợp tác xã để cùng chi tiền cho máy móc nên mới đạt được việc cơ giới hóa, về sau giàu lên nhờ cơ giới hóa, biết sức mạnh của máy móc thì cứ tập trung đầu tư vào đó, tự giác không cần chào mời.
Ở nơi khác nào có được thế, kẻ giàu thì chỉ muốn an nhàn như cũ, số ít có tài lực và trí lực làm thế thì không muốn để lộ ra, nên phương pháp bị che giấu hết, nên nơi khác khó phát triển được như này.
- Ra là vậy.
Đức xin lĩnh giáo.
- Có câu nói dễ làm khó, nếu như cậu có thể làm được như tôi kể, vậy bọn này cũng mừng.
Vì càng nhiều người làm theo kiểu sản xuất ấy, càng nhiều người cần máy móc, và như vậy là tôi có thêm khách hàng tiềm năng.
Triệu Duy Đức thấy Kiệt hơi tí là nói về kinh doanh, lời lãi, trong lòng thầm coi thường một chút, ngoài mặt vẫn cảm ơn không thôi.
Rồi y lại hỏi xem Kiệt có biết nơi nào bán máy móc để mua cho tiện, nhà y ở tận Hồng Giang.
- Vậy thì cậu nên làm tìm ở chỗ họ Bùi là tốt nhất.
Chúng tôi có quan hệ thân thiết với họ, nên các công nghệ chuyển giao hết cho, lại có bổ sung công nghệ mới, họ Bùi cũng biết đầu tiên.
So với những nơi khác, chỗ họ Bùi đảm bảo nhất.
- Họ Bùi ư? Mà nói như cậu Kiệt đây thì họ Bùi là phú thương có số má nơi đất bắc mà cũng không có thợ giỏi như bên các vị sao?
- Tôi có thể đảm bảo, về mặt kỹ thuật, làng Hồng Bàng luôn đứng đầu, ít nhất là tới bây giờ hàng chúng tôi làm ra, luôn được bắt chước, chứ chúng tôi chưa phải bắt chước ai.
- Chà chà!- Triệu Duy Đức cũng biết họ Hoàng và làng Hồng Bàng mạnh về kỹ thuật thật, họ tự tin thế cũng phải, nên chỉ biết xuýt xoa.
- Anh Kiệt, anh Minh!- Còn đang định gợi thêm chuyện để từng bước làm thân thêm, cuộc nói chuyện đã bị gián đoạn vì sự xuất hiện của một người khác.
Là Hoàng Văn Tâm.
Y đi tới chỗ hai người, khuôn mặt không lộ chút cảm xúc, nhưng nhịp thở gấp gáp, e rằng là có chuyện gấp chăng.
Kiệt và Minh chào từ biệt để qua nói chuyện, Đồ và Đức thì nhìn nhau, không biết là chuyện gì.
- Sao mà gấp tới tìm bọn này vậy?- Minh thấy thằng Tâm thở hổn hển vì chạy gấp tới nên đợi khi khuất hai ngươi Đức, Đồ là hỏi ngay
- Thưa anh, đoàn thuyền đi đánh bắt xa bờ hôm nay có bắt gặp đoàn thuyền lạ, không giống thuyền buôn.
Đặc biệt là có kẻ tinh mắt đã nhận ra con thuyền cướp biển từng tấn công họ ở trên biển Hoài Nhân.
Nhưng giờ nó giả làm thuyền buôn hay gì đó.
- Tin tới lúc nào?
- Ngay buổi chiều nay, khi thuyền ghé vào bờ bán bớt cá đánh bắt được.
Nhưng hai bên gặp nhau từ ba hôm trước.
Thưa anh, có cần chuẩn bị đề phòng gì không?
- Cứ báo với bên Lý Tuấn đi, không cần làm quá to chuyện.
Còn phần làng mình, ba năm vừa rồi không có bọn anh, không bê trễ chứ.
- Tuyệt không có việc ấy.
- Thế thì còn gì phải lo.
Cứ chuẩn bị tốt cho ngày kỷ niệm 27/7 đã..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...