Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite


Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 4: Biến động tại Hồng Châu (4)
- Lý Đại Thủy thực không tồi, không quá vồ vập tranh quyền, nhưng cũng không bị động chờ thời, trước mắt coi như được!- Hoằng Hạo nhìn qua báo cáo những việc Lý Đại Thủy làm gần gây, gật đầu tán thành
- Đại nhân, người được ngài chọn lẽ tất nhiên phải như thế chứ!- Một viên quan thân cận nịnh hót, rồi đám đông phụ họa theo.
- Báo!- Từ bên ngoài phòng làm việc của quan tổng binh, một người lính chạy vào, nét mặt có vẻ khá lo lắng.

Hoằng Hạo nhìn thoáng qua, lệnh cho mọi người tạm lui, chỉ giữ lại vài người thân tín, gồm các mưu sĩ như Đào Thân, Cố Đằng, Triệu Thừa, Lâm Điêu, Từ Đại Giang cùng với các thân vệ, tướng lĩnh như La Mân, Đỗ Tri, Lăng Thụ, Lôi Đống, Thường Hữu, ngoài ra còn có mấy đứa con như Hoằng Thao, Hoằng Lược, Hoằng Mưu, Hoằng Trí.

- Thưa đại nhân, người của ta giám sát Phủ Nam Giao Quốc Công có báo lại, con cháu họ Triệu bỗng có người mất tích đã hơn nửa tháng.- Người lính đi vào báo cáo.

Tuy rằng họ Triệu được phong tước quốc công, mà lão quốc công hiện thời Triệu Văn Đương là kẻ ngoan ngoãn, đứa con trai độc nhất ham mê tửu sắc, không phải kẻ có thể làm nên chuyện, nhưng theo lẽ thường, việc giám sát vẫn được duy trì, thậm chí càng tiêu tốn nhiều tiền bạc hơn bởi Triệu Văn Mãnh tửu sắc nhiều nhưng cũng sinh được nhiều con, nếu trong đó có kẻ có chí lớn thì thật không may.

Và quả nhiên là có chuyện thật.
- Có người mất tích à.

Kẻ đó là ai?
- Là Triệu Duy Đức, con trai của Triệu Văn Mãnh, năm nay 18 tuổi, hắn là tên nhãi thích múa gươm múa giáo cả ngày.

Hồi nửa tháng trước, hắn tự dưng nổi hứng đòi đi săn, tên này giỏi săn bắn, có võ nghệ, không ai quá lo lắng mà chỉ cử vài binh sĩ theo bảo vệ hắn, hơn nữa hắn chỉ đi vào khu rừng phía tây bắc săn bắn, thông thường là sáng đi tối về, nhiều nhất là hai ngày gì đó.

Nhưng rồi ba bốn ngày hắn chưa có về, chúng tôi lập tức cho tìm kiếm, nhưng không phát hiện manh mối gì.

- Vậy những kẻ được cử đi cùng Triệu Duy Đức thì sao?- Mưu sĩ Lâm Điêu bắt vào trọng điểm.

Triệu Duy Đức không đi một mình, có binh sĩ đi cùng
- Hoàn toàn biến mất không dấu vết.

Vợ con của chúng cũng nói lại rằng chúng không về nhà từ ngày đi cùng Triêu Duy Đức.
- Tổng binh, vậy thì có hai khả năng.

Thứ nhất là Triệu Duy Đức và đám người gặp nạn, chết sạch, thú dữ như hổ hay lũ đạo tặc, không thể nói là không có song nguy cơ thấp, không lẽ chết sạch hay sao.

Thứ hai, Triệu Duy Đức đã trốn đi, binh sĩ có kẻ trợ giúp hắn.

Tôi nghiêng về trường hợp thứ hai nhiều hơn, khi đó, ta chuẩn bị có một tên giặc lớn.- Lâm Điêu lý luận
- Cũng không thể bỏ qua trường hợp đầu!- Cố Đằng nhún vai,- Cứ cho tìm kiếm cẩn thận, chẳng may lại vào thì tốt, mà không cũng biết thêm được chút dấu vết, tìm ra xem ai đã giúp tên nhãi kia trốn đi.
Rất rõ ràng, muốn làm vụ này mà không để lại chút manh mối thì một mình Triệu Duy Đức không làm nổi, phải có người hỗ trợ.

Lần ra được kẻ hỗ trợ, không chừng có thể thu hoạch được nhiều thứ hay ho.

La Mân, Lôi Đống lập tức đứng lên nhận nhiệm vụ truy tìm, hai người một kẻ vào rừng tìm kiếm, kẻ khác đi kiểm tra lại gia cảnh những người lính.

Truyện Võng Du
- Đại nhân, việc Triệu Duy Đức bỏ trốn cần phải tra, nhưng cũng còn việc khác quan trọng không kém!- Mưu sĩ Đào Thân đợi Hoằng Hạo phân phó xong, liền đứng lên

- Lão Đào, đã có chứng cớ chắc chắn là tên nhãi đó bỏ trốn đâu mà, cần cẩn thận tra xét!- Văn vô đệ nhất võ vô đệ nhị, cùng là mưu sĩ với nhau, nên Cố Đằng coi Đào Thân như đối thủ vậy.
- Việc Triệu Duy Đức bỏ trốn, dù có là một sự nghi ngờ, cũng phải tính tới.

Có câu thấy trời sắp mưa lo cất áo, người đàn bà ở nhà còn biết lo xa thế, thân là người mang trọng trách, không nhìn xa trộng rộng thì sẽ mang vạ vào thân.

Nhìn xa trộng rộng là ở đâu, là ở nhìn thế, phải rõ ràng tại đại thế, kẻ nhìn ra được đại thếthì làm việc dễ như chẻ tre, kẻ không biết đại thế, từng bước gian nan.- Đào Thân cao giọng nói.

Đào Thân năm nay đã gần 70 tuổi, xuất thân từ gia đình quyền quý, từng làm nhiều chức vụ, sau này do trong nhà có người phạm tội bất kính, bị đày tới Nam Giao.

Hoằng Hạo biết tài, liền nghĩ cách mới ông ta về làm mưu sĩ, Đào Thân để trả ơn, dốc tài trí giúp Hoằng Hạo.
- Xin được nghe tường!- Hoằng Hạo thấy mưu sĩ Đào Thân tỏ rõ ý nghiêm trọng liền cẩn thận dò hỏi
- Tổng binh đại nhân, Nam Giao vốn là đất man di, bản triều giáo hóa đã 80 năm, cũng coi như dần dần quy tâm, nhưng trong nội 20 năm trở lại dây, quan lại tới đây không còn ý thức trách nhiệm vỗ về, chỉ coi nơi đây như cái kho đụn, lấy tiền của để hòng đi nơi khác, dân man di trong lòng tất oán thán, oán khí này một khi tụ tập đủ, chỉ e có thể lật núi nghiêng sông.

Lão phu đề nghị Tổng binh nên căn dặn các quan lại phải chú trọng việc cai trị, nghiêm cấm việc lạm thu, ban ân cho bọn ngụy quan, cường hào,...!Được như thế, thì dù có mười tên Triệu Duy Đức cũng không phải lo, bằng không, kẻ kiệt hiệt không chỉ có mình tên Triệu Duy Đức.
Hoằng Hạo nghe lời cảnh báo của Đào Thân, hơi xoa râu dưới cằm, ý của Đào Thân không phải không có lý, dân không thể sống còn sợ gì cái chết, nếu có đường sống, tất không dám liều, dân Nam Giao bị áp bức quá độ, nhất định có lòng phản, nên tên nhãi Triệu Duy Đức mới tìm đường đi, nếu làm theo lời Đào Thân, khiến dân man không có lòng phản, tên Triệu Duy Đức mất chỗ đứng chân, sẽ như bèo không có rễ, có lên rồi cũng sẽ xuống, không thể làm gì được.
Nhưng Hoằng Hạo cũng ngẫm lại, làm như lời Đào Thân thực rất khó, tuy ông ta là Tổng Binh, nhưng các quan viên tới làm Tri Phủ, Tổng Trấn, tướng quân các khu...!đều có xuất thân, chống lưng, ép họ nghe theo lệnh nghiêm cấm tham nhũng là khó khăn vô cùng.

Đã thế, tiền tham nhũng của đám kia cũng là để chuyển về túi các quan chức cấp cao, chống tham nhũng là đắc tội với các quan lại cấp cao vậy.

Sở dĩ các quan gia tăng vơ vét, là bởi Nam Giao là xứ man di, việc giám sát tham nhũng không nghiêm ngặt như trong quốc nội, Đại Hoa lập quốc, thường xuyên trừ quan tham định kỳ, dẫu cũng là để tiễu trừ phe cánh, xong cũng không thiếu quan thanh liêm thực thụ tấu lên, nên thay vì mạo hiểm vơ vét nhiều tại chính quốc, thì qua những nơi xa xôi như Nam Giao, Liêu Đông, Đại Hòa...!vơ vét.


CÁc quan trung ương cho những tên tiểu đệ qua đây làm quan, vơ vét một mẻ rồi đi về nơi khác làm quan to hơn.
- Lão Đào, ông lại nói chuyện không thực tế nữa rồi!- Cố Đằng chép miệng, điều Hoằng Hạo nghĩ tới, những mưu sĩ khác cũng nghĩ được, thế mà Đào Thân còn nói nữa.
- Tổng binh, Ngu Công dời núi là nhờ thần trợ giúp, nhưng thần cũng vì thấy Ngu Công ra sức mới cảm động, việc làm tuy gian nan, chí ít đã làm, còn hơn ngồi yên đợi chết!- Đào Thân vẫn kiên trì với ý kiến bản thân.

Thực tế việc cai trị Nam Giao không phải không có lợi nhuận, Nam Giao gần biển, có lợi về muối, nấu muối đem bán vào những vùng như Quý Châu, Vân Nam thu hoạch cũng khá, hay là thu thuế nông nghiệp thì tại Nam Giao một năm có 2 vụ lúa, rồi còn các thứ lợi từ các loại hàng quý hiếm.

Như tiếp tục vơ vét không giới hạn, nhất định không thể lâu dài.
- Tôi đồng ý với lời của Đào tiên sinh!- Triệu Thừa lên tiếng, đưa ra phương án trung dung và có thể thực hiện- Có điều, về cách nói, Tổng binh nên khéo léo hơn.

Thứ nhất, quân Chiêm Thành chuẩn bị tấn công, trong chiến tranh vật giá leo thang, nếu không khống chế, tất hậu phương rối loạn, tiền tuyến thiếu vật tư, có chuyện gì thì cả Nam Giao cùng có tội.

Thứ hai, đánh thắng Chiêm Thành, của nả nơi ấy tha hồ lấy đi mà không ai có thể nói gì.

Như thế, các quan trên cũng có thể tông cảm cho một hai năm thiếu hụt tạm thời.
- Đại nhân.

Nếu đã làm, cũng nên làm cho chót.

Chiến tranh đang tới gần, cũng nên xin triều đình hoãn thu thuế, giảm thuế trong năm nay, năm sau, để có tích cóp thời chiến.

Có câu ba năm cày thì dư được một năm mà.

Rồi ở Nam Giao ta cho thua nửa suất thuế, số thuế đó để các quan viên dùng, vừa khiến họ có chút thu nhập, lại vừa an ổn lòng dân.


- Cố Đằng vội đưa thêm đề nghị, để chứng tỏ bản thân cũng không kém tài.
- Cảm ơn chư vị trợ giúp, ta đã hiểu, được, Hoằng Hạo ta trước tiên làm gương, nghiêm khắc quản lý quân đội, đồng thời viết bản tấu về triều nói rõ sự việc.- Hoằng Hạo nghiền ngẫm một lúc, cảm thấy như vậy là được, lập tức cho thi hành ngay.
- Tổng binh có thể nghe lời khuyên, lão phu rất vui mừng!- Đào Thân cũng không phải kẻ cố chấp, thấy phương án trung dung chí ít đã làm được một phần kiến nghị, không cưỡng ép hơn nữa.
Từ phủ Tổng binh, hàng loạt mệnh lệnh cùng tấu chương được đưa đi.

Trước tiên, với các doanh trại quân đội, Hoằng Hạo nghiêm lệnh quân lính phải trở lại rèn luyện, không được biếng nhác, trễ nải, làm việc cá nhân, thông qua đó chặn được hành vi nhũng nhiễu người dân của binh sĩ.

Với các tướng lĩnh, Hoằng hạo hết lời hứa hẹn việc cho họ cơ hội kiến công lập nghiệp thông qua trận chiến với Chiêm Thành trong tương lai, lại hứa hẹn chia sẻ lợi ích, để các tướng lĩnh tăng cường không chế binh sĩ.

Binh lính không nhiễu dân thôi, người dân lập tức dễ thở hơn nhiều rồi.

Với các quan phụ trách dân sự, tài chính và xử án, không thuộc quyền quản lý của Hoằng Hạo, y dùng bản tấu lên trên, viết về việc Chiêm Thành tụ binh, phao lên rằng Nam Giao sắp có chiến tranh, cần chuẩn bị đầy đủ, tăng cường giám sát để chuẩn bị lương tiền cho chiến tranh, theo đó, trong thời kỳ này, bất kỳ quan viên nào dám tham nhũng sẽ ăn đủ.

Vụ này Hoằng Hạo chiếm phần lý, không ai nói lại được.

Không chỉ lưu hành nội bộ, các mưu sĩ như Triệu Thừa, Cố Đằng còn cho người lan tin trong dân chúng việc làm của Hoằng Hạo, thêm mắm dặm muối, nào là quan Tổng binh vì muốn giúp dân Nam Giao nên đứng ra chống lại tham quan, kiểm soát binh sĩ, tìm cách giảm thuế má,...!khiến người dân cảm thấy y thực sự là vị quan tốt, ca ngợi khắp nơi.
Khi cao tầng của Đại Triều Hội hay tin, bản thân họ thầm chửi rủa Hoằng Hạo rất có tài, làm sự nghiệp phục Việt càng thêm gian nan gấp bội.

Còn may là, lúc này có một tin tốt truyền từ Trung Thị Phường tới cho Đại Triều Hội biết, họ Bùi hiện đang học tập nghề đánh bắt hải sản xa bờ, dựa theo thực tế hiện tại, việc đánh bắt hải sản xa bờ có thể cung cấp được quân lương, lương thực, cho nên việc tích lũy lương thảo từ trước có thể giảm bớt, tránh bớt sự chú ý của kẻ địch.

Biết lý do họ Bùi làm được công lao này là theo ý tưởng từ làng Hồng Bàng, các yếu nhân của Đại Triều Hội càng thêm tò mò về nơi đầy kỳ tích ấy, quyết tâm tìm hiểu sâu, lại nhắc nhở Trần Dạo chỉ đạo người học trò Nguyễn Văn Đồ đã tới đó phải nhanh chóng tìm cách tìm hiểu thêm, vừa phải dẫn Triệu Duy Đức vào làng Hồng Bàng, để tìm nơi khởi nghiệp.
"Nỗi nhớ này tung bay trong gió....
...!có một người không thể quên được!
Quãng đời còn lại chỉ có thể ôm nhau trong hồi ức.".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui