Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 76: Tướng mới của Hiên Giáo (4)
Viên tỳ tướng dưới trướng Trần Huyện dẫn người đi như mọi khi, đầu đầy mồ hôi, hắn biết kẻ địch có thể đánh, nhưng không được tổ chức phòng bị nghiêm, địch đánh vào còn phải dụ địch đi theo, khiến địch tham công không bỏ,...!Vừa đi, viên tỳ tường vừa lau mồ hôi.
Chợt, một tiếng rít vang lên, đã chuẩn bị trước, hắn nhoài người nấp kỹ, quả thực có mấy mũi tên may tới.
- Giết!- Những tiếng hò hét bằng tiếng dân Chiêm cũ, pha tiếng Bách Việt vang lên, quân địch có tới vài trăm người, bắt đầu hò hét, tấn công từ mọi hướng.
Viên tỳ tướng lập tức phát tín hiệu cứu viện, chỉ huy quân của mình trước tiên tổ chức đánh trả.
Kẻ địch không phải kẻ ngu, vừa thấy chúng đã rút thì khác gì bảo đây là bẫy.
Hắn phải thủ một chút, rồi sau mới ra lệnh lui.
Đoàn quân vừa đánh vừa lui, lại không bỏ lại xe hàng nào.
Quân lính rất bất mãn, mang theo hàng là gánh nặng, giảm số người có thể chiến đấu.
- Chà, dụ địch tệ quá!- Nhìn cảnh này từ xa, Trần Thanh Toàn khịt mũi, hắn lệnh cho đội quân dưới trướng tiếp tục truy kích, đánh rát hơn nữa, đúng như những gì đám người kia mong muốn.
Quân Hoài Nhân vừa đánh vừa lui, lắm lúc vứt lại vài thùng hàng để nhẹ mà chạy nhanh hơn, hoặc khiến địch mất thời gian một chút.
Cuối cùng, viên tỳ tướng cũng hoàn thành nhiệm vụ, dẫn dụ kẻ địch tới nơi đặt sẵn phục binh.
Hắn lệnh quân mình dựng xe hàng lại tạo thành lớp rào tạm để địch tới công, như vậy kẻ địch càng bị phân tán đội hình.
Một lát sau, quân địch bắt đầu tấn công, dựa vào những chiếc xe hàng thay hàng rào, quân Hoài Nhân né những mũi lao, tên được phóng tới, và núp từ sau bắn trả.
Sau hai lượt cung tên, đao thuẫn thủ xông lên trước đấu với địch, lính cầm giáo đợi sau thùng hàng, địch tới thì đâm bất ngờ ra, cung thủ tạm ngừng bắn, chờ xem địch đánh kiểu gì, nếu chúng bị đẩy lùi hoặc có thêm viện binh thì bắn chặn, còn không thì thôi.
Trần Thanh Toàn biết đối phương muốn kéo để đợi viện quân tới khép vây, nên lập tức xuất trận.
Toàn cầm kiếm, dẫn đội thân binh hơn 30 người xông lên thật nhanh, đây là thân binh mới mộ từ quân Hiên Giáo, cùng hắn trải qua mấy trận chiến đánh phục kích quân Trần Huyện cho tới nay, cũng coi như có thể cùng sống chết.
Chủ tướng xông lên trước, kích thích tinh thần ba quân tướng sĩ cùng lên, sức như sóng vỗ bờ, viên tỳ tướng vốn đã không có lòng chiến đấu tới cùng, gặp nạn lập tức tay chân rối loạn, không kịp điều binh tạo thế thủ thích hợp với việc địch xung kích thẳng vào, chưa kể vừa nãy y còn bắt lính phải vừa chạy vừa kéo xe lương, binh sĩ cũng thấm mệt, và lòng họ cũng ghét y ngu xuẩn, nên lính không tin tướng, không ai liều chết đánh tới cùng.
Kết quả, đội quân dụ địch nhanh chóng bị áp đảo về khí thế, chính Trần Thanh Toàn phá trung quân, lao vào đánh giáp lá và với tên tỳ tướng.
Thấy địch tới đánh với mình, bản năng cầu sinh trỗi dậy, viên tỳ tướng lấy hết sức mà chiến, dù sao cũng không phải cái bị thịt.
TRần Thanh Toàn đánh với y vài hiệp, liệu rằng không thể giết y để trấn nhiếp quân địch, từ đó giành thắng lợi, lập tức quyết định chuyển sách lược.
- Đốt!- Toàn quát một tiếng, lính của y lôi ra một vật.
Đó là Chiết Hỏa Tử.
Thứ này bản chất không phải bật lửa, mà là công cụ giữ than cháy âm ỉ.
Được cho là ai đó phát minh đầu thời Đường, nó gồm ống tre trúc khoét ruột, nhồi xơ thực vật nhỏ vụn hay giấy mịn, sợi bông...vv...trộn với chất kích cháy như lưu huỳnh, diêm tiêu, phốt pho...vv...!Nhà giàu còn cho thêm long não và nhựa thông để tạo mùi thơm.
Sau khi đốt sơ, người ta dập lửa nhưng không hoàn toàn mà để lại một ít than cháy rồi đậy nắp (có lỗ thông khí).
Lúc dùng chỉ cần mở ra thổi mạnh là được than hồng hay thậm chí bùng thành ngọn lửa.
Phức tạp là ở khâu chế biến xơ nhồi và pha trộn chất kích cháy, để giữ than âm ỉ được trong thời gian dài.
Do vậy giá khá cao và không phải ai cũng sử dụng.
Lần này vì phải khẩn cấp, nên giá cao cũng chơi.
Có thể nói, đánh trận chính là đốt tiền vậy.
Lửa được ném vào xe lương, lập tức bốc cháy, tạo khói, quân của Toàn cũng thừa thế rút.
Thấy lương bị đốt, viên tỳ tướng vội cho người dập lửa, lương thực giá trị vô cùng, còn địch đã vào đây là bị quân ta bao vây, diệt lúc nào cũng được.
Kẻ địch không toàn lực đuổi theo, quân của Toàn cũng không vội chạy, bọn họ đâu phải tới đánh cướp lương thảo rồi chạy, còn phải dụ địch nữa chứ.
Trần Huyện thấy khói lửa bốc lên, đốc quân lao ra vây quân Trần Thanh Toàn từ các hướng để đánh.
Toàn thấy địch bao vây, lập tức lệnh toàn quân tản ra gấp, chạy được ai thì chạy.
Thấy kẻ địch chạy tan tác không hàng lối, quân Trần Huyện lập tức truy kích nhưng thu hoạch không đáng kể, do đạo quân này đã được Trần Thanh Toàn truyền dạy rất kỹ cách chiến đấu của quân phỉ Động Hổ Vằn, gặp đại quân thì lẩn như trạch ngay, không ham chiến đấu.
Quan quân Tây Bình khi trước và quân của Trần Huyện không đuổi theo gấp được, vì vỡ đội hình, chẳng may có biến thì sao.
Truy một lúc, Trần Huyện ra lệnh thu đội, lần này không thể đánh cho địch một đòn đau, thật không cam tâm, nhưng cũng không còn cách nào khác.
Đang tiu nghỉu, chợt có người báo rằng ở cứ điểm số 4 đang bị đánh rát, đã phát đốt lửa xin cứu viện.
Nghe vậy, Trần Huyện nhảy số, lẽ nào địch thực tế tương kế tựu kế, cố tình để mình phục kích mà khiến quân mình kéo ra đây, để rồi nhân đó tập kích cứ điểm kia.
- Lập tức đi cứu viện ngay!
Trần Huyện lệnh toàn quân đi ngay để cứu viện, nhưng đang đi, hắn chợt nghĩ, nếu địch đã lập mưu, chắc trên đường sẽ có phục binh, gấp tiến lên mà rơi vào bẫy phục kích thì sao đây.
Trái lo phải nghĩ, Trần Huyện nhất thời do dự, không đi mà cứ điểm bị phá thì binh sĩ tất cho bản thân nhút nhát, đi mà bị phục kích, hao binh tổn tướng thì ắt cho là ngu xuẩn, bãi binh quyền.
Còn đang mải nghĩ, lại có người báo tin là cứ điểm 3 xin chi viện, Trần Huyện biết không thể trù trừ hơn, quyết định dẫn quân đi ngay, nhưng không hướng tới cứ điểm 3, mà là cứ điểm 2, lại cho người chia ra gọi hai cứ điểm còn lại cử quân tới.
Kẻ địch bấy lâu đánh 4 cứ điểm, phải chia quân ra, giờ muốn đột phá một nơi, tất phải tập trung quân hơn ở điểm ấy, các nơi khác tất bao vây mỏng đi.
Nếu cả 4 đạo quân cùng lúc xuất kích ( quân của Trần Huyện và quân từ 3 cứ điểm), nhất định địch phải tìm cách lui.
Đang khẩn cấp tiến về hướng cứ điểm thứ 2, chợt từ đâu một loạt tên phóng tới, đánh giết ngay mấy người lính ở hàng đầu.
Trần Huyện kinh sợ, vội lấy khiên che chắn rồi lệnh đáp trả.
Cung tiễn thủ đáp trả, đao thuẫn thủ giơ khiên che chắn, Trần Huyện ở sau những tấm khiên đang hoang mang.
Rõ ràng hắn chọn bừa 1 trong 3 cứ điểm chưa bị tấn công, vậy tại sao địch còn phát hiện ra, không lẽ chúng thừa mứa quân tới mức đặt phục binh khắp cả.
- Đại nhân, hình như kẻ tấn công là bọn cướp lương vừa chạy trốn.
- Cái gì?
Nghe báo lại, Trần Huyện tĩnh trí hơn, địch không quá đông đảo tới mức như hắn lo là được.
Trấn tĩnh rồi, Trần Huyện chỉ huy phản kích, cố gắng chiếm lĩnh lại thế trận, kẻ địch này là lũ ban nãy vừa bị lùa chạy như vịt, có gì đáng sợ chứ.
Ý tưởng không tồi, thực tế trái ngược, lần này Trần Thanh Toàn chỉ huy chiến đấu rất ngoan cường, tuy không tử thủ, nhưng không rút lui dễ dàng, đồng thời nếu bị đánh tan thì mau chóng tập hợp quân đội lại, đánh đuổi quân của Trần Huyện, kéo dài thời gian để Lương Văn Vâm, Đinh Văn, Đinh Võ xử lý cứ điểm thứ 3 nọ.
Trần Huyện rất chật vật mới tới được cứ điểm số 2, y cho người phá vây mà vào, lệnh cứ điểm này chia một phần quân ra để cùng bản thân ra ứng cứu cứ điểm số 3.
Tuy vẫn bị vây, nhưng tướng lệnh đã ban, tướng chỉ huy cứ điểm không thể không chia ra 70 quân để hội quân với Trần Huyện, nhiều hơn thì không thể.
Đạo quân mới lập tức lên đường.
- Khốn kiếp, chúng đông quân hơn rồi, có tới gần 400 quân, các hướng khác có lẽ cũng góp thêm được khoảng hơn 100 quân.- Lính trinh sát báo với Trần Thanh Toàn, xin ý kiến.
Quân địch đông hơn, lại từ trong cứ điểm lấy thêm vũ khí mang theo nhiều hơn, tấn công nữa nhất định thương vong lớn.
- Có khói báo hiệu rồi!- Toàn còn đang mải nghĩ thì một thành viên trong đội vội chỉ cho Trần Thanh Toàn, liếc nhìn cột khói từ phía đại bản doanh quân mình, Trần Thanh Toàn hiểu ý, lập tức cho chỉnh đốn đội ngũ, chọn người to mồm, hét lớn cho đám quân của Trần Hiệu rằng cứ điểm kia đã bị phá.
Tiếng la hét khiến quân Trần Huyện hoang mang, tất cả đều nhìn chủ tướng, nếu như mà kẻ địch thực phá xong cứ điểm, quân ta kéo tới, khác gì vô ích mà có khi còn rơi vào hiểm cảnh.
Đã đi nửa đường, Trần Huyện cũng không thể ra lệnh quay lại, lệnh cho quân trinh sát đi gấp để xem tình huống, đồng thời chuyển hướng đi hướng lên cứ điểm số 4, để nếu cứ điểm 3 mất thì lên cứ điểm 4 rồi quay về.
Trinh sát quay lại báo rằng cứ điểm 3 bị phá thật, nhưng có người đang thoát ra, xin ứng cứu.
Trần Huyện vội dẫn quân đi qua ứng cứu.
Thấy quân địch đông đảo, bên Lương Văn Vâm không cố nữa, đánh cứ điểm số 3, quân của họ cũng thương vong không nhẹ, mà ta nói thực thì quân của Hiên Giáo vẫn chưa được mức tinh binh, cứ an toàn củ chắc là hơn.
Đón được gần 100 tàn quân từ cứ điểm số 3, Trần Huyện lui ngay về cứ điểm số 4 chỉnh đốn lực lượng, bàn tính việc về sau.
Hắn cũng gọi người chỉ huy cao nhất còn sống ở cứ điểm số 3 để hỏi về trận chiến.
Người này cũng không dám giấu gì hết, thuật lại cẩn thận.
Quân Hoài Nhân lúc đầu vẫn tấn công hết sức bình thường, nhưng sau đó từ các hướng báo lại mật độ quân địch dày hơn, tướng giữ cứ điểm biết là bất thường, vội xin cứu viện.
Đối phương dùng quân số đông đảo đánh phá các hướng, vốn dĩ như vậy cũng chưa quá nguy hiểm, thậm chí họ còn tính nếu tử thủ có thể giữ qua đêm nay, nhưng ở hướng tây, có đạo quân đặc biệt, chuyên dùng cung, nỏ.
Đám này chia thành 2 kiểu bắn, một bọn bắn liên hồi, tạo những trận mưa tên ép quân trấn thủ cứ điểm không thể ló mặt ra, đáp trả, giúp bộ binh chúng vượt dần, lấn dần đất.
Nhưng đạo thứ hai mới nguy, đó là những tay thiện xạ, chuyên bắn vào những cai đội, bắnh ạ những người này, binh sĩ không có người chỉ huy, sự rối loạn tăng cao, mà các cai đội còn sống đều vì sợ mà co quắp lại, không nhiệt tình đốc chiến.
Cuối cùng, kẻ địch dùng một đội quân dũng mãnh đột phá cửa tây, từng bước chiếm lĩnh cứ điểm.
Trần Huyện nhíu mày, tướng địch bày binh bố trận rất giỏi, dùng mưu kế không chê vào đâu được, quá khó chơi.
Nếu cứ thế này, y không tài nào đấu lại được.
Trần Huyện suy nghĩ một đêm, lập tức viết thư báo về.
Y đã tận lực, tài không bằng người mà thôi..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...