Gần tối hôm sau, họ dừng lại ở London một thời gian ngắn, trong lúc Jordan đến thăm vài cơ sở kinh doanh của chàng ở đấy thì người đánh xe của họ đưa Alexandra đi một vòng lâu hàng giờ để nàng xem thành phố sinh động nhất trên thế giới này.
Ngày hôm sau, khi họ đến tàu của họ thì mặt trời đang lặn xuống chân trời. Alexandra say sưa ngắm cảnh tượng xảy ra trên hải cảng, lắng nghe từng âm thanh của nó, lòng hân hoan sung sướng, nàng nhìn những công nhân bốc vác đi lên đi xuống trên những tấm ván làm cầu, vai mang những chiếc cần xé nặng trên vai, trong khi đó, những chiếc cần trục khổng lồ đưa hàng từ bến tàu lên tàu. Những chiếc tàu chiến hùng mạnh với những chiếc cột buồm cao nghệu đang được chất thực phẩm lên tàu và sẵn sàng đến giải cứu cho những chiếc tàu khác đang bị bủa vây trong đất thuộc địa Mỹ, hay là tiếp tục chiến đấu với tàu Pháp trên biển. những thuỷ thủ vạm vỡ đi trên bến tàu tay ôm phụ nữ, mặt họ đỏ gay và mặc những chiếc áo khoác mà nếu so với áo khoác của Alexandra thì áo của nàng quá trang nhã.
Thuyền trưởng chiếc Fair Winds đích thân chào đón họ khi họ lên tàu. Họ được mời tham dự “bữa ăn đạm bạc” với ông ta trong phòng trên tàu của thuyền trưởng. Bữa ăn đạm bạc gồm có 14 món, mỗi món đều uống một thứ rượu vang khác nhau, và được nghe rất nhiều về chiến tranh giữa Anh với Pháp và Mỹ. Ở Morsham, khi Alexandra nghe chuyện chiến tranh đẫm máu giữa quân đội Anh với quân đội của Napoleon, nàng cảm thấy như chuyện ở đâu xa xôi và phi thực. Bây giờ các chiếc tàu chiến đậu quanh nàng, chiến tranh như thể nằm gần bên nàng, rất khủng khiếp.
Nhưng khi Jordan đưa nàng xuống phòng của họ, nàng say rượu vang do thuyền trưởng ép uống hơi nhiều, nên nàng cảm thấy đầu hơi choáng váng và buồn ngủ. Rương hòm của Jordan đã được đưa xuống phòng của họ. Alexandra cười hài lòng, tự hỏi không biết đêm nay nàng có định làm tình không. Từ buổi đi họp vào tối qua ở London về, chàng có vẻ xa cách, và khi họ dừng lại nghỉ đêm trong quán trọ ở phía Nam thành phố, chàng không làm tình với nàng. Nhưng chàng đã hôn nàng chúc ngủ ngon và ôm nàng vào lòng cho đến khi nàng ngủ.
- Anh làm người hầu cho em được chứ? - Jordan hỏi rồi không đợi nàng trả lời, chàng quay người nàng cởi hàng nút bọc lụa hồng ở phía sau áo nàng.
- Có phải chiếc thuyền chòng chành không? - Alexandra hỏi, tay vịn vào chiếc bàn nhỏ bên cạnh.
Jordan cười, giọng cười trầm và ấm.
- Đây là chiếc tàu chứ không phải thuyền, và chính em chòng chành, em yêu à... Chắc là do em uống hơi nhiều trong bữa ăn.
- Ông thuyền trưởng ép em thử mỗi thứ một chút, - nàng cãi - Ông ta dễ thương - nàng nói thêm, lòng hân hoan sung sướng.
- Sáng mai khi ngủ dậy em sẽ không cảm thấy như thế đâu - Jordan trêu.
Chàng quay lưng cho nàng thay áo quần, rồi đưa nàng vào giường, kéo chăn đắp lên tận cằm.
- Thưa Công tước - nàng hỏi - Anh không đi ngủ sao?
Alex không muốn gọi chàng bằng danh xưng như “thưa Đức ông” hay “thưa Công tước”, nhưng bà Công tước thừa kế đã dạy nàng rất nghiêm rằng nàng phải gọi thế, trừ phi và cho đến khi chồng nàng cho phép đừng gọi nữa. Mà nàng chưa nghe chàng nói gì hết.
- Anh đi lên trên boong hóng mát một lát - chàng nói, dừng lại để lấy khẩu súng nhỏ trong túi áo vest, nhét vào thắt lưng quần màu xanh đậm.
Alexandra ngủ ngay trước khi Jordan đi hết cái hành lang hẹp đến cầu thang lên boong trên cùng.
Đứng ở thành lan can, Jordan lấy trong túi ra điếu xì gà mảnh mai, loại chàng thường hút sau bữa ăn. Cắn đầu điếu thuốc, chàng đốt lửa hút, rồi đứng nhìn ra eo biển, nghĩ đến những vấn đề khó khăn phức tạp của Alexandra. Sau nhiều năm sống với những phụ nữ sành sỏi, vụ lợi nông cạn, và lên án tình dục căn cứ vào tư cách của các phụ nữ này, chàng đã cưới người con gái chân thật, thơ ngây, thông minh và độ lượng.
Và chàng không biết đối xử với nàng như thế nào.
Alexandra đã điên khùng, hào hiệp một cách viển vông khi nghĩ rằng chàng là người cao quí, dịu dàng và “đẹp”. Trong khi đó thì chàng nghĩ rằng chàng chán ngấy cuộc sống, đã vỡ mộng và đã suy thoái vẻ mặt đạo đức. Trong cuộc đời ngắn ngủi của chàng, chàng đã giết rất nhiều người, không đếm xuể, và đã ngủ với nhiều phụ nữ chàng không nhớ hết.
Alexandra tin tưởng vào sự cởi mở của cuộc đời, vào niềm tin và tình yêu, và nàng định lôi chàng tham gia vào niềm tin yêu cuộc sống của nàng. Chàng không muốn dính líu đến sự cởi mở, niềm tinh và tình yêu.
Nàng là người mơ mộng dịu hiền, còn chàng là người thực tiễn cứng rắn.
thực ra, nàng là người mơ mộng tin “điều kỳ diệu” sẽ xảy ra - điều này không làm cho chàng ngạc nhiên, vì nàng còn tin cả đất ướt vào mùa xuân cũng có mùi thơm.
Alexandra muốn làm cho chàng thấy cái thế giới nàng đã thấy: tươi mát, sinh động, nguyên trinh, nhưng chuyện này quá trễ rồi. Điều bây giờ chàng có thể làm được là cố duy trì cách sống ấy cho nàng lâu chừng nào hay chừng ấy. Còn chàng, chàng không thể chia sẻ thế giới tưởng tượng của nàng được. Chàng không muốn chia sẻ. chàng không thuộc vào thế giới đó. Ở Devon, nàng sẽ tránh khỏi cuộc sống phóng túng và sự phức tạp bấp bênh trong thế giới của chàng - thế giới mà chàng vẫn sống, thế giới mà chàng khỏi phai suy nghĩ đến những vấn đề như là tình yêu, thế giới mà chàng khỏi cần đến niềm tin, hay là phải bộc lộ nội tâm của mình với ai...
Chàng lo sợ nghĩ đến sự đau khổ của nàng khi nàng biết chàng không ở lại Devon với nàng, nhưng chàng không muốn ở lại đấy với nàng.
Trước mặt chàng, eo biển trải dài bất tận, mặt nước đen sẫm dưới ánh trăng vàng. Bực bội, Jordan ném điếu thuốc xuống biển, nhưng rồi chàng bỗng nhớ đấy là điếu thuốc cuối cùng. Chàng đã để quên hộp thuốc mạ vàng tại nhà Elise ở London vào tối hôm kia.
Qua những ngày ngồi tù túng trong xe và cố tìm ra giải pháp tốt đẹp để giải quyết vấn đề của Alex mà không ổn, chàng thấy lòng bồn chồn bất định, bèn quay người khỏi lan can trên boong tàu, đưa mắt nhìn xuống bến tàu, ánh sáng từ các quán rượu chiếu ra soi sáng bờ kè, những thủy thủ say rượu đi ngất ngưởng trên bờ, quàng vai những cô gái điếm.
Cách bờ kè chưa đầy 4m, hai người đàn ông chạy nhanh đến dưới bóng tối của chiếc tàu, ngồi núp trong đám dây thừng cuộn tròn khuất dưới tầm mắt của chàng.
Hy vọng mua được vài điếu xì gà ở phía bên kia bến tàu, Jordan đi xuống cầu thang tàu. hai bóng người xuất hiện khỏi đống dây, đi theo chàng.
Jordan biết bến tàu là nơi rất nguy hiểm vào ban đêm, nhất là khi nhóm người đi bắt lính rình rập ở đây, chúng sẽ bắt những ai sơ ý đến đây rồi đưa lên tàu chiến của Hoàng gia, và khi những nạn nhân bất tỉnh này tỉnh dậy, họ thấy họ được “hân hạnh” làm thủy thủ hàng tháng hay hàng năm trời - cho đến khi tàu về lại hải cảng. Mặt khác, Jordan có vũ khí, chàng thấy bến tàu chỉ toàn thủy thủ say rượu, và sau nhiều năm đã chiến đấu ở Tây Ban Nha, chàng thấy ít sợ khi chỉ đi trên bến tàu một đoạn đường ngắn từ tàu đến quán rượu.
Khi hai bóng đen đi theo chàng trên tấm ván cầu tàu, một tên thì thào với tên kia:
- Bước lui, đồ điên, để cho hắn đi xuống cầu tàu đã.
- Chúng ta còn đợi cái quái gì nữa! - Tên kia nói. Chúng đứng đợi chàng dưới mái hiên của quán rượu, nơi chàng vừa đi vào - Chúng ta phải đánh vào đầu hắn, ném xuống nước, việc này chúng ta có thể làm dễ dàng khi hắn còn ở trên tàu.
Tên đầu tiên cười mỉa mai.
- Tao đã có ý định này rất hay, dễ làm mà được việc.
Jordan từ trong quán rượu bước ra, chàng mua hai điếu xì gà lớn, bỏ vào túi áo khoác. Bây giờ có thuốc, chàng lại chưa muốn hút. Phía sau chàng, hai bóng đen đi theo, tấm ván kêu rắc một tiếng, Jordan căng thẳng. Chàng đưa tay vào túi, nhưng chưa đụng khẩu súng và người chưa quay lui, chàng đã bị đánh lên đầu, đau như búa bổ, và chàng ngất xỉu; rồi chàng trôi theo đường hầm tối tăm, cuối đường hầm le lói ánh sáng như kêu gọi chàng
Alexandra thức dậy lúc bình minh khi thủy thủ di động phía trên đầu nàng, họ chuẩn bị để tàu ra khơi. Mặc dù đầu vẫn còn choáng váng, nhưng nàng rất muốn lên boong xem cảnh người ta nhổ neo cho tàu ra biển. Chắc chồng nàng cũng có ý nghĩ như nàng, nàng nghĩ thế khi mặc cái áo dài mới giặt và khoác ra ngoài cái áo khoác len mềm màu đỏ nhạt. Chắc chàng đã dậy sớm và rời khỏi phòng.
Khi Alexandra lên boong tàu, chân trời hừng sáng màu hồng nhạt. Thuỷ thủ chăm chỉ làm việc, họ cuộn dây và chằng néo cột buồm và buồm. Trước mặt nàng, phó thuyền trưởng đứng dạng hai chân, quay lưng về phía nàng, anh ta ra lệnh cho thủy thủ leo lên cột buồm. nàng nhìn quanh tìm chồng, nhưng hình như nàng là người hành khách duy nhất ở trên boong tàu. Tối qua, lúc ăn, nàng nghe Jordan nói với thuyền trưởng Faraday rằng chàng rất thích xem cảnh tàu nhổ neo ở trên boong. Kéo váy lên cao, Alexandra đi đến gặp thuyền trưởng khi ông ta xuất hiện trên boong. Nàng hỏi:
- Thưa thuyền trưởng, ông có thấy chồng tôi đâu không?
Thấy vẻ khó chịu trên mặt ông ta, nàng giải thích lý do khiến nàng phải làm phiền ông.
- Anh ấy không có trong phòng mà cũng không có trên boong. Có chỗ nào nữa trên tàu có thể tìm ra anh ấy không?
- Không có chỗ nào nữa, thưa phu nhân. - ông ta nói với vẻ thờ ơ, mắt nhìn lên trời đang sáng, đoán thời gian bao lâu nữa thì trời sáng hẳn - Bây giờ xin bà tha lỗi...
Bàng hoàng, nàng cố quên sự lo sợ đang giày vò mình, Alexandra đi xuống phòng, đứng ở giữa phòng, nhìn quanh. Nàng đoán chắc có lẽ Jordan đi dạo một vòng trên bến tàu, nàng đến lấy cái áo khoác màu nhạt chàng vắt trên lưng ghế khi họ mới lên tàu vào đêm qua. Nàng mang đến móc vào tủ, cà má vào lớp vải hảo hạng mềm mại, hít vào hương thơm mùi nước hoa Jordan thường dùng. Khi nàng đưa tay lấy chiếc quần màu nâu đem đến tủ, nàng mỉm cười nghĩ đến chuyện chàng thường đem theo người hầu để phục vụ chàng. Quay lui, nàng tìm cái áo khoác màu xanh đen mà chàng đã mặc khi chàng lên trên boong tối hôm qua. Nàng không thấy cái áo khoác ấy ở đâu hết; nàng cũng không thấy số áo quần mà chàng đã mặc vào đêm qua khi nàng thấy chàng lần cuối.
Thuyền trưởng Faraday rất thông cảm với mối quan tâm của nàng, nhưng ông ta cho biết ông không thể để cho thủy triều rút ra mà không có tàu của ông đi theo. Alexandra bỗng có linh cảm rằng đã xảy ra tai họa cho chàng. Nàng tức giận, run bắn người, nhung nàng biết không thể nào van xin được con người đang đứng trước mặt nàng.
- Thưa thuyền trưởng Fadaraday - nàng nói, đứng thẳng người, hy vọng thái độ nói năng của nàng giống như thái độ đài các của bà nội Jordan - Nếu chồng tôi bị thương nằm ở đâu đấy trên tàu, thì trách nhiệm sẽ đổ lên đầu ông, không những chỉ vì anh ấy bị thương ở đây thôi, mà còn vì lỗi ông đã cho tàu ra khơi thay vì ông đưa ảnh lên khỏi tàu để giao cho bác sĩ chữa chạy. Ngoài ra - nàng nói, cố giữ cho giọng nói khỏi run - Nếu tôi không lầm khi nghe chồng tôi nói với tôi vào hôm qua rằng ảnh có phần hùn trong công ty làm chủ tàu này.
Thuyền trưởng Faraday và phó thuyền trưởng mặc đồng phục sĩ quan đứng nghiêm trên boong tàu vắng vẻ của chiếc Fair Winds bị câu lưu, nhìn cỗ xe ngựa màu đen dừng lại ở trước ván cầu.
- Chính bà ta đấy ư? - người phó thuyền trưởng hỏi, anh ta ngạc nhiên nhìn người phụ nữ mảnh mai lưng thẳng băng đang từ từ đi lên cầu tàu, tay để trên cánh tay của ngài George Bradburn, người có ảnh hưởng mạnh nhất trong Bộ Hải quân - Ông muốn nói người đàn bà tóc bạc ấy có đủ ảnh hưởng để làm cho ông Bộ trưởng bắt tàu chúng ta, nhốt hai chúng ta trên tàu à? Để bà ta đến đây nghe chúng ta trình bày thực hư à?
Alexandra vùng dậy khi nghe tiếng gõ cửa phòng, tim nàng đập thình thịch, vừa lo sợ vừa hy vọng như bao nhiêu lần khác trong 5 ngày qua, bất cứ khi nào có tiếng gõ cửa, nhưng không phải chàng Công tước đứng trước ngưỡng cửa, mà là bà nội của chàng, từ đám cưới đến giờ nàng không gặp bà.
- Có tin gì lạ không? - Alexandra thì thào hỏi, nàng quá quẫn trí nên không chào bà.
- Thuyền trưởng và phó thuyền trưởng không biết gì hết - Đức bà đáp ngắn gọn - cô hãy đi với tôi.
- Không! - nàng gần như điên loạn hơn hai ngày vừa rồi. Nàng lắc đầu và bước lui - Anh ấy muốn cháu ở lại...
Nữ Công tước đứng thẳng người nhìn cô gái xanh xao với ánh mắt nghiêm nghị, rồi bằng một giọng lạnh lùng:
- Cháu nội tôi chắc muốn cô phải cư xử đúng đắn và tự chủ cho xứng hợp là vợ của nó, nữ Công tước Hawthorne.
Câu trả lời như cái tát đánh vào mặt nàng và kết quả là đưa nàng trở lại bình thường. Chồng nàng “chắc” sẽ muốn nàng như thế. Cố lấy lại bình tĩnh, Alexandra bế con chó lên, vươn thẳng lưng, đi lên cạnh nữ Công tước và ngài George Bradburn đến xe, nhưng khi người đánh xe nắm khuỷu tay nàng để giúp nàng bước vào xe, Alexandra vùng lui, đưa mắt nhìn lần cuối vào dãy quán rượu và những nhà kho nằm dọc theo bến tàu. Chồng nàng đã ở đâu đây tại chỗ này. Bị bệnh hay bị thương tích. Chắc ảnh đã bị... nàng không muốn nghĩ đến những gì có thể xảy ra.
Mấy giờ sau, cỗ xe chạy chậm rãi qua các đường phố ở London, Alexandra quay mắt khỏi cửa sỗ để nhìn bà Công tước. Bà ngồi trước mặt nàng, lưng thẳng đơ, mặt lạnh lùng, và vô cảm đến nỗi Alexandra tự hỏi phải chăng bà không thể suy nghĩ đến cái gì hết. Trong bầu không khí im lặng nặng nề trong xe, giọng khàn khàn của Alexandra cất lên như tiếng hét:
- Chúng ta đi đâu?
Bà già im lặng một lát, cố tình như thể để nói cho nàng biết rằng bà rất ghét nói cho ai biết ý định của bà. Khi bà cất tiếng nói, giọng bà lạnh lùng.
- Đến nhà ở thành phố của tôi. Ramsey chắc đã đến đấy với một số nhân viên để giữ cho không khí được bình thường, và báo cho những ai gọi đến biết rằng chúng ta đang ở tại Rosemeade. Tin tức cháu nội tôi mất tích đã được báo chí đăng tải, tôi không muốn người ta gọi đến làm phiền.
Giọng trả lời gay gắt của bà Công tước có lẽ đã làm cho bộ trưởng Bradburn xúc động, vì lần đầu tiên ông lên tiếng để trấn an bà:
- Chúng tôi sẽ đi khắp nơi để tìm cho ra chuyện gì đã xảy đến cho Hawthorne - ông ta nhẹ nhàng nói - Cơ quan tình báo ở Boy Street đã phái hàng trăm nhân viên đi lùng sục khắp bến tàu, chính thức điều tra, và các luật sư của gia đình Hawthorne đã cùng hàng trăm thám tử khác, sử dụng mọi tiện nghi của họ để tìm cho ra manh mối. Không có thư đòi tiền chuộc, nên chúng tôi nghĩ đây không phải là một vụ bắt cóc tống tiền.
Alexandra cố kềm chế để khỏi khóc, vì nàng nghĩ bà Công tước sẽ khinh bỉ nàng khi thấy nàng khóc, nàng lên tiếng hỏi mà lòng sợ câu trả lời:
- Có hy vọng tìm ra được anh ấy còn... - nàng ngừng câu hỏi nửa chừng. Nàng không thể nói được từ “còn sống”.
- Tôi... - Ông ta ngần ngại - tôi không biết.
Lời của ông ta hàm ý cơ may không mấy hy vọng, nên khi nghe xong, mắt Alexandra mờ đi vì lệ, và nàng cố che giấu việc nàng khóc bằng cách áp má vào bộ lông của con chó, đồng thời cố nuốt sầu não làm nghẹn cổ họng nàng.
***
Suốt 4 ngày đằng đẵng., Alexandra sống trong nhà của bà Công tước với tình cảm bị bà ta xem như không có nàng, bà ta không nói với nàng, không nhìn đến nàng. đến ngày thứ 5, Alexandra đứng ở cửa sổ phòng ngủ nhìn ra, nàng thấy ngài George ra đi. Quá dao động đến nỗi không cần báo trước, nàng chạy xuống phòng khách, tìm gặp bà Công tước và lên tiếng hỏi bà:
- Cháu thấy ông bộ trưởng ra về. Ông ta nói gì?
Bà Công tước quắc mắt nhìn nàng, bất bình vì nàng vào phòng mà không báo trước.
- Chuyện đến thăm của Ngài george không liên quan gì đến cô - bà lạnh lùng đáp, rồi quay mằt nhìn chỗ khác như muốn đuổi nàng ra.
Câu trả lời của bà làm cho Alexandra hết kiên nhẫn, không kiềm chế được mình nữa. nàng bặm tai nói lớn, giọng run run vì quá tức giân:
- Dù bà nghĩ sao thì nghĩ, nhưng cháu không phải là một đứa bé ngu đần, thưa bà, và bây giờ chồng cháu là người quan trọng nhất đối với cháu, bà không thể, không được giấu diếm tin tức với cháu.
Khi bà Công tước chỉ nhìn nàng với ánh mắt lạnh như tiền, nàng chuyển sang giọng van nài:
- Xin bà vui lòng nói cho cháu nghe hơn là giấu cháu. Cháu rất đau khổ khi không biết... xin bà đừng giấu cháu. Cháu không làm phiền bà vì cuống cuống... Khi bố cháu mất mẹ cháu không được tỉnh táo, cháu phải coi sóc nhà cửa khi 14 tuổi, và khi ông ngoại cháu mất, cháu...
- Không có tin tức gì hết! - bà Công tước đáp - Khi nào có tin, tôi sẽ báo cho cô biết.
- Nhưng đã lâu quá rồi! - Alexandra nói lớn.
Bà Công tước nhìn nàng với vẻ khinh bỉ:
- Cô là diễn viên phải không? Tuy nhiên, cô đừng lo về chuyện đặc lợi của cô nữa. Việc đám cưới được thu xếp giữa cô với cháu nội tôi đã đem đến cho bà ấy số tiền để sống một các vương giả cho đến hết đời. Bà ta có quá nhiều, đủ sức để chia sẻ bớt cho cô.
Alexandra há hốc mồm kinh ngạc, nàng nhận ra bà Công tước nghĩ rằng nàng chỉ lo cho tưong lại của mình mà không nghĩ gì đến chồng, có lẽ bây giờ đã nằm dưới đáy biển.
Quá giận không thốt được nên lời, Alexandra nghe bà Công tước nói tiếp:
- Cô hãy cút đi khỏi mắt tôi. Tôi không thể chịu đựng thái độ cô giả vờ quan tâm đến số phận của cháu nội tôi, không chịu đựng nổi nữa. cô không biết gì về nó, nó không là gì của cô hết.
- Bà dám nói thế à! - Alexandra hét lớn - Tại sao bà dám nói những lời như thế với tôi. Bà không hiểu cảm tình của tôi đối với anh ấy ra sao đâu, vì bà không có tình cảm! Mà cho dù bà có đi nữa, thì bà cũng quá... quá già không nhớ tình yêu là như thế nào.
Bà Công tước từ từ đứng dậy, nhìn xuống Alex, nhưng nàng quá điên loạn, quá giận, không dừng lại được. nàng nói tiếp:
- Bà không thể tưởng tượng được tình yêu như thế nào đâu, bà không thấy được cảnh anh ấy nhìn tôi hay anh cười với tôi. Bà không biết được cảnh sung sướng của tôi khi nhìn vào mắt ảnh... - Alexandra khóc nấc lên nghẹn ngào, nước mắt trào ra chảy xuống hai má - Tôi không cần tiền của anh ấy. Tôi chỉ muốn được nhìn vào mắt ảnh và được thấy ảnh cười - Vì quá hoảng loạn, đầu gối Alexandra quị xuống, nàng gục đầu xuống nền nhà, khóc dưới chân bà Công tước - Tôi muốn được thấy cặp mắt xinh đẹp của ảnh - nàng khóc nức nở.
Bà Công tước ngần ngừ một lát rồi quay gót đi ra ngoài, để Alexandra một mình đau khổ khóc rung trong cảnh cô đơn. Mười phút sau, Ramsey đi vào phòng, bưng theo khay trà. Anh ta nói:
- Đức bà nói cô “xỉu vì đói”, cần giải khát cho khỏe.
Vẫn ngồi bệt trên nền nhà, hai tay để trên ghế nệm dài, mặt úp xuống hai tay, Alexandra từ từ ngẩng đầu lên, bình tĩnh lau nước mắt.
- Làm ơn mang đi. Tôi không chịu nổi cảnh thấy thức ăn.
Ramsey làm theo lệnh của bà Công tước, và không để ý đến lời yêu cầu của Alexandra, ông ta để cái khay xuống bàn rồi đứng thẳng người, và lần đầu tiên từ khi Alexandra gặp ông ta, người quản gia trông có vẻ hoang mang, khó chịu.
- Tôi không có ý định nói bép xép - ông ta lên tiếng sau một hồi im lặng - Nhưng tôi đã được Craddock, người thợ may của Đức bà cho biết rằng Đức bà không ăn từ 5 ngày nay. Tôi đã bưng khay thức ăn vào cho bà ở phòng khách nhỏ. Có lẽ cô phải vào ăn với bà, và khuyên bà ăn luôn thể.
- Bà ấy không cần thức ăn đâu - Alexandra đáp, không đứng dậy nổi - Bà ấy không giống mọi người.
Tính tình của Ramsey đã lạnh lùng, càng lạnh lùng hơn khi nghe cô chủ nói thế.
- Tôi đã hầu hạ bà Công tước 40 năm rồi. Tôi rất lo lắng cho bà ấy, cho nên tôi nghĩ cô cũng phải quan tâm đến bà ấy, vì bây giờ cô là người trong nhà rồi. Nếu tôi có gì sai lầm xin cô miễn thứ cho.
Ông ta cúi chào rồi bước lui; còn lại một mình, Alexandra cảm thấy ghê tởm và bối rối. Ramsey quá tận tụy với bà Công tước như thế, nhưng nàng biết thái độ của bà đối với gia nhân rất đáng ghê tởm: hai lần ở Rosemeade bà nghiêm khắc khiển trách Alexandra đã “nói chuyện với gia nhân”. Chuyện mà Alexandra đã nói chỉ là hỏi thăm Ramsey đã có vợ chưa và hỏi chị hầu ở phòng khách đã có con chưa. Theo quan điểm cao đạo của bà Công tước thì nói chuyện với gia nhân tức là xem họ ngang hàng với mình, cho nên nàng không được nói chuyện với họ. thế nhưng, Ramsey vẫn tận tụy với bà Công tước. Như thế tức là bà già có cái gì đấy đáng trọng ngoài tính tự hào, tự cao, Alexandra nghĩ như thế.
Từ ưu điểm này dẫn đến ưu điểm khác, Alexandra nhìn khay trà, lòng bối rối, tự hỏi phải chăng bà Công tước làm chuyện này như là hành động “đề nghị hòa bình”. Mới cách đây phút, bà Công tước không hề tỏ thái độ lo lắng đến việc Alexandra có ăn uống gì không. Ngoài ra, cái khay thức uống có thể xem như là thức nhắc nhở cho nàng phải biết kiềm chế mình.
Alexandra cắn môi khi nhớ lời Ramsry đã nói với nàng: 5 ngày bà Công tước không ăn, 5 ngày Alexandra cũng không ăn 5 ngày, nhưng nàng còn trẻ, có sức khỏe. nàng nghĩ bà Công tước không ăn 5 ngày có lẽ do bà quá đau đớn vì cháu nội của bà mất tích. Nghĩ thế, nàng cảm thấy lòng dịu lại.
Alexandra thở dài quyết định, nàng vuốt tóc trước trán ra sau, nghĩ rằng cái khay trà là vật được xem như lời đề nghị hòa bình. Nàng làm thế vì nàng không muốn để cho một bà già 70 tuổi gầy yếu thêm nữa.
Qua cánh cửa phòng khách màu xanh hé mở, Alexandra thấy bà Công tước ngồi trên chiếc ghế có lưng dựa cao nhìn vào lò sưởi. Dù ngồi trong tư thế nghỉ ngơi bà Công tước vẫn có vẻ gay gắt, cáu kỉnh. Tuy nhiên, nét đau khổ trên mặt bà đã nhắc cho Alexandra nhớ lại hình ảnh của mẹ nàng sau ngày bố nàng mất, rồi khi bà vợ thứ hai của bố nàng đến, bà Lawrence trở nên gay gắt hơn vì thù hận.
Nàng nhẹ nhàng đi vào phòng, ngang qua trước tầm mắt của bà Công tước, khiến bà quắc mắt lên nhìn, rồi quay mặt nhìn đi chỗ khác, nhưng Alexandra vẫn còn kịp nhìn thấy mắt bà có ngấn lệ.
- Đức bà sao thế? - Alexandra dịu dàng nói, bước tới trước mặt bà.
- Tôi không muốn cô đến đây để quấy rầy tôi - Bà già nói, giọng gay gắt, nhưng Alexandra không buồn lòng.
Alexandra dùng giọng nói mà nàng đã nói với chính nàng
- Không, thưa bà, cháu không quấy rầy bà.
- Cô hãy cút đi.
Không nản chí, Alexandra nói tiếp:
- Cháu không ở lại lâu, nhưng cháu phải xin lỗi về chuyện cháu đã nói với Đức bà cách đây mấy phút. Xin bà tha lỗi.
- Tôi không chấp nhận lời xin lỗi. Bây giờ thì cô đi đi.
Không để ý ánh mắt gay gắt của bà Công tước, Alexandra bước tới.
- Cháu nghĩ là vì chúng ta phải ăn, nên nếu chúng ta cùng ăn với nhau thì chắc vấn đề sẽ dễ dung thứ cho nhau. Chúng ta... chúng ta đều cần có nhau để sống.
Bà già quắc mắt giận dữ, bà đáp:
- Nếu cô cần có bạn, cô nên về nhà với mẹ cô chứ tôi đã nói với cô cách đây mười lăm phút.
- Cháu không thể làm thế được.
- Tại sao không?
- Vì... - Alexandra nghẹn ngào nói nho nhỏ - Cháu cần ở gần người nào thương yêu anh ấy.
Nét mặt của bà Công tước lộ vẻ đau đớn, nhưng liền sau đó bà kềm chế lại được mình. Tuy nhiên, Alexandra vẫn thấy dưới vẻ mặt bình tĩnh thản nhiên của bà, có nét đau khổ vì bị dày vò.
Alexandra đau đớn vì thương xót, nhưng cẩn thận không để lộ ra ngoài mặt, nàng ngồi xuống chiếc ghế trước mặt bà, giở nắp đậy một cái khay, bụng nàng đói cồn cào khi thấy thực phẩm, nhưng nàng mỉm cười nói:
- Bà ăn một lát thịt gà nhé... hay bà thích thịt bò?
Bà Công tước nheo mắt nhìn Alexandra:
- Cháu nội ta còn sống! - bà khẳng định, vẻ mặt thách thức nàng để xem nàng có dám bác bỏ hay không.
- Dĩ nhiên anh ấy còn sống - Alexandra vội trả lời, nàng nghĩ nếu nàng tỏ ý nghi ngờ, thế nào nàng cũng bị mời ra khỏi phòng - Cháu rất tin tưởng chuyện ấy.
Bà Công tước nhìn vào mặt của Alexandra, đánh giá sự chân thành của nàng, rồi gật nhẹ đầu và nói:
- Ta muốn ăn một miếng thịt gà.
Hai người im lặng ăn, chỉ thỉnh thoảng có tiếng lửa nổ tí tách trong lò sưởi phá tan bầu không khí im lặng mà thôi. Im lặng mãi cho đến khi Alexandra đứng dậy để nói lời chúc ngủ ngon, bà già mới lên tiếng, và đây cũng là lần đầu tiên bà gọi Alexandra bằng tên nàng:
- Alexandra... - bà thốt lên nho nhỏ, giọng khàn khàn.
Alexandra quay lui.
- Thưa bà, bà nói gì?
- Cô có... - bà Công tước thở hổn hển - Cô có... có cầu nguyện không?
Nước mắt trào ra làm cho Alexandra nghẹn ngào trong họng, và làm cho mắt nàng nóng bừng, vì nàng bỗng nhận ra rằng bà già kiêu hãnh không quan tâm đến thói quen tôn giáo riêng của nàng. Bà yêu cầu Alexandra cầu nguyện.
Cố lấy bình tĩnh, Alexandra gật đầu. nàng nói nho nhỏ:
- Có ạ, rất, rất nhiều.
***
Suốt ba ngày tiếp theo, Alexandra và bà Công tước ngồi im lặng trong phòng khách màu xanh để chờ tin tức, họ chỉ nói với nhau những câu rời rạc, giọng của họ thiếu sinh khí, như hai người xa lạ ít có điểm chung, ngoại trừ nỗi khiếp sợ không nói ra được buộc hai người lại với nhau.
Vào chiều ngày thứ ba, Alexandra hỏi bà Công tước có mời Anthony, huân tước Townsende đến không.
- Ta có nhắn nó đến đây với chúng ta, nhưng nó... - bà ngừng nói nửa chừng vì Ramsey hiện ra nơi ngưỡng cửa - Ờ, có chuyện gì đó Ramsey?
- Bẩm Đức bà. Có ngài George Bradburn đến.
Alexandra vội đứng dậy, làm rơi đồ thêu mà bà Công tước đã chỉ cách cho nàng làm. Nhưng khi người đàn ông quan trọng, tóc bạc phơ đi vào phòng, nàng thấy vẻ mặt buồn rầu của ông ta, khiến nàng run lên vì hoảng sợ.
Bà Công tước cũng cùng có ý nghĩ lo sợ như nàng vì khi bà từ từ đứng lên, mặt bà biến sắc, tựa người trên chiếc gậy bà dùng từ khi đến Grosvonor Square.
- George, chắc ông có tin tức rồi, phải không?
- Các thám tử cho biết có người đàn ông trong quán rượu ở bến tàu nói rằng y đã thấy Hawthorne khoảng mộtmộth đêm vào hôm Hawthorne mất tích: sau khi được cho một món tiền hối lộ khá lớn, người chủ quán cho biết người đàn ông rất cao - trên mộtm80 và ăn mặc như một nhà quí tộc. Ông ta mua mấy điếu xì gà rồi đi ra, quán nằm ngay ở bến tàu trước nơi chiếc Fair Winds đậu, cho nên người ta tin chắc ông ấy là Hawthorne.
Bardburn ngừng lại và rầu rầu nói:
- Quí bà không ngồi để nghe tôi nói hay sao?
Alexandra chỉ vịn vào tay ghế và lắc đầu. Bà Công tước giục, giọng khàn khàn:
- Xin ông nói tiếp.
- Hai thủy thủ trên chiếc Falcon, chiếc này đậu gần chiếc Fair Winds cho biết họ thấy một người đàn ông rất cao, ăn mặc rất đẹp từ trong quán rượu bước ra, có hai người trông như thường dân đi theo. hai thủy thủ trên tàu Falcon không chú ý đến họ lắm, vì khi ấy họ đang nhậu, nhưng một người cho biết anh ta thấy người đàn ông cao bị một trong hai người thường dân ấy đánh dùi cui vào đầu. Người thủy thủ kia không thấy chuyện xảy ra, nhưng anh ta đã thấy nhà quí tộc - người mà anh ta đoán đã say bất tỉnh vì uống rượu quá nhiều - nằm vắt trên vai một tên côn đồ ấy và được mang đi xuống bến tàu.
- Và họ không làm gì để cứu anh ấy à? - Alex hỏi.
- Hai thủy thủ không có đủ điều kiện để ra tay cứu giúp, họ cũng không nghĩ đến việc can thiệp vào chuyện rất thường xảy ra như thế ở trên các bến tàu.
- Câu chuyện còn nữa chứ, phải không? - bà Công tước hỏi, mắt nhìn thẳng vào khuôn mặt cau có của ông ta.
Ngài George hít vào một hơi dài rồi nói tiếp:
- Chúng tôi đã biết từ rất lâu các nhóm được thuê đi bắt lính hoạt động rất tích cực vào ban đêm, và sau khi điều tra kỹ lưỡng, chúng tôi đã tìm ra một nhóm đã mua được một người mà theo họ miêu tả thì đúng là vóc dáng của Hawthorne. Cứ tin là anh ta say bất tỉnh, và không rõ lai lịch của anh ấy, nên nhóm này trả tiền cho bọn côn đồ để lấy ảnh, và chúng mang ảnh lên một trong những chiếc tàu chiến của Hoàng gia, chiếc Lancaster.
- Ơn chúa! - Alexandra vui mừng reo lên, lòng hớn hở, không kịp suy nghĩ nàng nắm bàn tay lạnh giá của bà Công tước, bóp mạnh trong tay mình. Nhưng những lời của Bradburn nói tiếp sau đó đã làm cho nàng chết điếng cả người.
- Cách đây 4 hôm - ông ta rầu rĩ nói - chiếc Lancaster đụng độ với chiến thuyền Pháp, chiếc Versaille. Một chiến thuyền khác của chúng ta, chiếc Carlisle, bị hỏng nặng phải quay về cảng nhờ sương mù che chở, chiếc này hỏng vì đã đánh nhau với tàu Mỹ, không thể đến giúp được đồng đội, thuyền trưởng chiếc Carlisle chỉ dùng kính để nhìn cuộc chiến đấu thôi. Khi cuộc chiến đấu chấm dứt, ông ta thấy chiếc Verssille chỉ còn sức giương được buồm mà thôi.
- Còn chiếc Lancaster? - Alex hỏi lớn.
Ngài George đằng hắng giọng, đáp:
- Tôi đau buồn xin báo quí vị hay rằng chiếc Lancaster đã chìm xuống biển, và tất cả mọi người trên tàu đều biến mất - Kể cả Đức ông, Công tước Hawthorne.
Căn phòng quay cuồng trước mặt Alexandra, tiếng kêu từ trong ngực nàng thốt ra, khiến nàng đưa tay che miệng, đưa cặp mắt hoang dại nhìn vào bộ mặt đau đớn của bà Công tước. Nàng thấy bà Công tước lắc lư, vội ôm choàng lấy bà già đang khóc, đung đưa bà như thể dỗ dành trẻ con. Nàng vuốt lưng run run của bà, thì thầm bên tai bà những lời an ủi vô nghĩa, trong khi nước mắt trào ra ướt đẫm cả hai má nàng.
Nàng nghe giọng của Ngài George Bradburn thoang thoảng như từ nơi nào xa xôi vọng lại, cho biết ông ta có đem theo một vị bác sĩ, và nàng mơ màng y thức được ai đấy đang nhẹ kéo bà nội của Jordan ra khỏi tay nàng, còn Ramsey nắm cánh tay nàng dẫn nàng lên lầu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...