Hoa Nguyên

Uống trà một lúc sau, từ bên ngoài đi vào một cái nha hoàn. Nàng đầu tiên là cung kính hành lễ với mọi người, sau đó là nhẹ giọng bẩm báo.

"Phu nhân, canh mõ đã báo đến giờ Thỏ."

Tống Minh Hoa uống nốt trong cốc còn sót lại trà sữa, sau đó buông xuống. Ở thời đại này không có đồng hồ, giờ giấc cũng không tính hai mươi tư giờ một ngày mà tính theo mười hai con giáp, ở ngoài đường cứ đến một mốc giờ sẽ có hai ba người cầm kẻng đi thông báo, sau đó bọn hạ nhân lại nghe và ghi nhớ, để lúc vào trong truyền lại cho những nha hoàn, ma ma, đày tớ nô tài của từng viện, lấy đó làm đồng hồ.


Mẫu thân của nàng nghe nha hoàn bẩm báo vậy, đứng dậy. Ngồi ở trong phòng các di nương tiểu thư cũng lục tục đứng dậy theo. Bọn họ theo quy củ đã định ra trong nhà, cùng nhau đi thỉnh an lão thái thái.

Đội ngũ chỉ có vài người là chủ tử, nhưng lại có tới hơn hai mươi nha hoàn và ma ma tất cả. Lão thái thái sống ở Thọ Khang Viện. Hương Như Viện cách Thọ Khang Viện chừng mười ba mét, hai tòa viện kẹp giữa Hồng Liên Viện của Tam tỷ tỷ. Tống phủ mới xây, không rộng, nhưng thắng ở sạch sẽ chắc chắn, kiến trúc cũng được chau truốt tương đương tỉ mỉ. Tống Minh Hoa sóng vai đi cùng Tống Minh Loan, phía sau là Tiểu Đông và Tiểu Xuân. Phía sau Tống Minh Loan cũng là hai nha hoàn thiếp thân, lần lượt là Hỉ Thước, Trĩ Nhi, Tống Minh Hoa đã sớm quen mặt bọn họ.

Đoàn người không ai nói chuyện đi qua một khoảng sân. Thi thoảng có nha hoàn ở các viện đi ngang qua hành lễ. Mười lăm mét cũng không phải khoảng cách xa, bọn họ chỉ mất chừng sáu phút liền đến cửa Thọ Khang Viện, đấy còn là do trong đoàn người toàn là nữ quyến, đi đứng thong thả chậm rãi. Chứ nếu không cũng không đến nỗi lâu như vậy.

Thọ Khang Viện là Tống phủ tòa viện lớn nhất. Tống Phong lão cha tuy rằng tính cách có nhiều tật xấu, nhưng đi đôi với tật xấu cũng là có nhiều đức tính tốt. Một trong số những đức tính tốt tiêu biểu là rất hiếu thảo.

Tống lão thái công Tống Hoàn sinh thời học rộng tài cao, hai mươi lăm tuổi đã đỗ Thám Hoa trong kì thi Đình, trước khi cáo lão về nhà rồi mắc bệnh mà chết, cũng đã làm đến Đại lý tự thiếu khanh Chính tứ phẩm. Tống lão thái công thực sự là một mẫu hình người chồng, người cha lí tưởng ở thời này. Hắn làm người nghiêm nghị quả quyết, không mừng nữ sắc, yêu thương chính thất, cũng không có nhiều thị thiếp và con cái, trừ Tống lão thái thái ra cũng chỉ có một di nương do đồng liêu tặng cho và hai vị thông phòng thị thiếp, hai vị thiếp cùng một vị di nương này cũng chỉ dùng để ngủ giải buồn, không được sinh con. Tống lão thái thái biết chồng mình mong muốn con nối dõi đông đúc, càng biết hắn ở trong lòng gần như chỉ có nàng, cũng chỉ muốn nàng sinh con cho hắn, hắn không thích thê thiếp thành đàn, nên cho dù cơ thể không khỏe cũng rất chăm chỉ mang thai đẻ con. Tiếc là nàng không phải thần, thời này lại không có nhiều phương thuốc giúp người ta đẻ ra nhiều con, Tống lão thái thái cố hết sức cũng chỉ sinh ra hai nữ nhi một nam nhi. Nam nhi là Tống Phong lão cha, hắn là nhi tử duy nhất kiêm nhỏ nhất trong nhà, từ nhỏ đã có tình yêu thương của mẫu thân và sự dạy dỗ tận tâm của phụ thân, bởi thế khi lớn lên, hắn cũng rất yêu thương và kính trọng mẫu thân và phụ thân. Không chỉ để dành cho Tống lão thái thái chỗ phong thủy tốt nhất và lớn nhất Tống phủ, còn hàng ngày đến hỏi thăm sức khỏe, cùng nàng trò chuyện, mỗi ngày sấm sét đánh bất động là nửa canh giờ, không từng hôm nào vắng mặt.


Gia chủ trong nhà đều tỏ rõ thái độ, phu nhân công tử thị thiếp ai nấy đều không dám đối với Tống lão thái thái có điều sơ sót, huống hồ, Dương quốc xưa nay coi trọng đạo hiếu. Tống Minh Hoa theo sau mẫu thân vào bên trong Thọ Khang Viện, đi qua sân vườn, vào đến bên trong chính phòng.

Chính phòng của Thọ Khang Viện rộng chừng ba mươi sáu mét vuông. Phòng xây theo lối kiến trúc thịnh hành thời nay: trần nhà cao vừa phải, nhà gạch quét vôi trắng, ngói nâu, có sáu cái cột gỗ màu nâu gụ trong phòng. Ở trong phòng, hai bên vách là hai tấm bình phong lớn, rèm tím thêu lưu ngân ở mỗi trụ gỗ được buộc lại gọn ghẽ. Chính giữa phòng, Tống lão thái thái ngồi trên chiếc ghế dựa lót nệm thêu hoa, một tay cầm nắp trà, tay kia cầm tách trà. Phía bên cạnh cũng có một cái ghế với kiểu dáng tương tự, hai cái ghế kẹp lấy một cái bàn ghỗ trải khăn cao đến vai ghế. Trên bàn ghỗ bày một tách trà khác giống với tách trà mà Tống lão thái cầm cùng một đĩa quả xoài vàng ươm. Đứng sau Tống lão thái thái là ma ma họ Trịnh cùng sáu cái nha hoàn. Mẫu thân của nàng dẫn theo trong nhà nữ quyến đi vào, cung kính hành lễ với Tống lão thái thái.

Tống lão thái thái năm nay đã qua sinh thần tuổi sáu mươi, khuôn mặt phúc hậu tươi tắn, tóc bạc được nàng búi gọn trên đầu, lại đội một chiếc mũ hoa sen bạc. Cho dù đã tuổi cao, khuôn mặt cũng bị vô số nếp nhăn và nếp chân chim che kín, người ta vẫn có thể mơ hồ nhìn ra dung mạo xinh đẹp của nàng lúc trẻ. Tống lão thái thái cả đời xuôi gió xuôi nước, chịu sự sủng ái mà lớn lên, lại già đi trong rất nhiều tình yêu thương, tính cách cũng vì vậy mà rất ôn hòa hiền hậu, xưa nay chưa từng khó xử con dâu, cho dù có là ba vị di nương, Tống lão thái thái tuy không thích, vẫn sẽ cho vẻ mặt thân hòa mỗi khi gặp mặt và khi bọn họ không mắc lỗi. Nàng thấy con cháu hành lễ thì ngậm cười nói. Truyện Cổ Đại

"Đứng lên đi, ngồi xuống uống trà ăn điểm tâm và hoa quả. Hôm nay phòng bếp đại sư có làm bánh nếp nhân đậu đỏ đậu xanh và sủi cảo nhân tôm thịt ba chỉ, mùi vị thực sự không tệ. Ta cố ý bảo bọn họ làm thêm chín phần, chỉ đợi các ngươi đến liền bưng lên."


Mọi người đều cúi đầu tạ ơn, sau đó ai nấy về chỗ ngồi xuống. Vẫn là di nương và tiểu thư chia làm hai hàng, thứ tự ngồi giống hệt lúc ở chính phòng Hương Như Viện.





Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui