Giá Của Cái Nghèo


Cục cằn vứt cái bút mang vào trả Gạo, thì hắn nhặt được đầu thuốc lá gạo bọc trong túi để lên bàn.

Hắn nhặt lên soi mói rồi cười, đi ra sân nói với Gạo:
– Anh mách thầy mày hút thuốc nhớ!con gái con lứa đi nhặt mấy cái đầu thuốc này làm gì cho bẩn thỉu.

Mà mày nhặt cũng khéo ghê nhỉ? Nhặt hẳn thuốc PanCo cơ , lựa thuốc đắt tiền cơ đấy…
– Sao … sao anh biết loại này là thuốc PanCo ? Nhỡ đâu là loại khác thì sao.

Nhiều loại đầu lọc nó cũng màu trắng cơ mà, anh chỉ cái … nói phét…
Tuy có hơi bất ngờ về việc Hiếu biết được tên của điếu thuốc này, xong Gạo vẫn ra vẻ không tin để Hiếu tức mà nói ra thêm.

Đúng như dự đoán Hiếu bỏ hẳn điếu thuốc ra khỏi túi ,giơ lên trước mặt em rồi chứng minh mình nói đúng:
– Đây !Mày nhìn vào đây! Chỗ tiếp giáp giữa đầu lọc với phần thân nó có lô gô màu vàng, PC là tên viết tắt của Panco, xuất sứ của thằng này là của Nga ngố, hàng nhập cực đắt tiền, loại này chỉ được bán ở Hà Nội cho dân giàu thôi,ở ủy ban xã chỗ anh làm cũng có mấy ông hễ lên Hà Nội là thế nào cũng mua.

Mẹ kiếp!nhà ở quê thì nghèo kiết xác ra, lên thành phố cũng bày đặt hút Panco hút.

Đúng là… con nhà lính tính nhà quan.
Hiếu tự nói rồi cũng tự cảm thán một mình, Gạo chăm chăm nhìn vào điếu thuốc để xem hình logo đúng như lời hiếu nói , nếu người hút thuốc sang chắc chắn khẩu vị sẽ không thay đổi.

Nếu như vào những loại bình dân ai cũng hút được thì còn khó nhận, chứ đắt tiền còn khó mua thì có lẽ làng này chỉ có nhà bà Thanh, và khả năng ông Long với cô Hường là tình nhân là có cơ sở…
– Này!sao đực người ra thế? Đã tin là anh không nói phét chưa? Mà sao lại nhặt cái mẩu thuốc này về làm cái gì?nhặt của nhà ông Long phải không?
Gạo đang trầm ngâm thì Hiếu vỗ vai hỏi, Gạo gật đầu, cô bảo:
– Đúng rồi, tôi nhặt ở bàn nhà ông Long, lúc dọn dẹp tôi có thấy mấy điếu thuốc rơi dưới đất, nhặt lên cho lại vào hộp thì ông Long bảo rơi rồi thì vứt đi, không thì mang về cho ông Đỏ hút đỡ phí….
Một lí do hết sức chính đáng khiến Hiếu gật đầu không chút nghi ngờ, Hiếu nghe em nói vậy thì bảo:
– thế à? Thế hôm nào dọn mà thấy ông Long vứt cái vỏ hộp thuốc lá đi thì nhặt một hộp về anh bỏ thuốc lá cho sang nhé.
Gạo gật đầu, đồng hồ lúc này cũng điểm giờ phải đi, Gạo lại đội nón nhanh chóng sang nhà bà Thanh, tầm này, cô rất háo hức samg bên ấy để tìm thêm manh mối về cô Hường, mà kể từ hôm sang nhà bà mù về, cô ít mơ thấy cô Hường hẳn.

Chắc có lẽ cô cũng không thể chỉ tường tận về những uẩn khúc cô muốn nói ,nếu Gạo đã đi đúng đường, thì cô không cần phải báo mộng làm gì nữa.
Sang đến nơi thì vẫn không có ai ngoài vợ chồng già làm chuồng trại sau nhà.

Ông bà bảo, ngày hôm nay cả nhà đã về quê ra mắt ,báo cáo tổ tiên dâu mới.


Chắc có lẽ phải ở đấy một vài hôm mới về.

Đưa cho Gạo đống sổ, bà Chín nói:
– Bà Thanh bảo mày tính chỗ này là được, mai không phải đến nữa, nhà cũng không có ai, mà cũng chẳng có gì phải dọn.

Còn chuồng trại tay đau thế thì dọn thế nào được, việc của mày là điều tra về cái Hường…
Bà Chín nhắc lại một lần, Gạo cười nói:
– Cháu về thì tra được gì nữa.

À cái đầu thuốc lá nhặt ở gầm giường cô hường là hiệu Panco, bác xem có phải hiệu đó ông Lomg hay hút không?
Bà Chín nghe đến đây không trả lời vội, quay sang gọi chồng, bà hỏi:
-Ông này!có phải đợt lâu ômg Long cũng cho ông một hộp thuốc lá đắt tiền không? Tên nó là cái gì ấy nhỉ?
– Ôi dào tiếng anh tiếng tàu ai mà biết được, hình như là ban công hay cô cô gì đấy, chỉ nghe thấy ông ấy bảo là đắt lắm đắt vừa ,sản xuất bên Nga.
– vậy thì đúng rồi , lão Long là cha đứa bé trong bụng con Hường chắc luôn.
Bà Chín khẳng địmh lần nữa, nhưng ômg chồmg lại có vẻ điềm tĩnh hơn, ông xua tay:
– Dựa vào mỗi cái đầu thuốc dưới gầm giường mà khẳng định ômg Long phải lòng cái Hường tôi không thấy thỏa đáng đâu.

Thằng Quý nó chả hút thuốc đấy à ? Thế hóa ra hai cha con nhà nó cùng phải lòmg Cái Hường à? Bác cháu nhà bà vô lí bỏ xừ ra.
Ông Chín bực mình nói xong thì quay đi làm tiếp.

Bà Chín sợ Gạo nhụt chí liền thôi thúc;
– Mày cứ kệ lão già ấy, bác tin là lão Long gian díu với cái Hường thật đấy…
– Nhưng nếu đúng là ông lomg thật ,thì sao hả bác ?biết ông ấy chịu trách nhiệm kiểu gì?
Gạo chán nản hỏi, bà Chín đáp:
– Nếu đúng là lão ấy thật, thì bác cháu mình phải làm thế nào, đưa được dẫn chứng xác minh cho lão tâm phục khẩu phục.

Biết là người cũng đã chết, thế nhưng mà cũng phải làm cái lễ mà nhận con cho nó đỡ tủi.

Chỉ cần làm mâm cơm canh, rồi lấy con hình nhân ra bái đường,xong đem đi đốt, công nhận u còn cái Hường là máu mủ, là vợ chồng là xong, gọi là tạ lỗi với người chết thôi, chứ có có mất mát gì đâu mà sợ
Gạo im lặng không nói gì, bởi nếu đơn giản chỉ có vậy thì tốt quá, quan trọng bà thamh có đồng ý cúng bái hay là khômg.


Là m vừa lòmg người sống, lại còn làm vừa lòng người chết, liệu có dễ để tất cả cùng yên ổn.
Suốt ngày hôm ấy ,Gạo cũng không biết thêm được gì, cứ nghĩ cả nhà bà Thanh về quê sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu, cô đã vào tận phòng ông Long những vẫn chẳng có gì đáng nghi ngờ.

Một ngày trôi qua của Gạo tromg căn nhà bà Thanh vô nghĩa, và rờn rợn sống lưng một cách khó hiểu.
Ngày hôm sau là một trăm ngày bà Đỏ, vậy là cũng chỉ còn hai ngày nữa là đến một trăm ngày cô Hường, hôm nay ông Đỏ mời cả ông Phóng cái Khuê, ông Tuất, ông Lang Nhị yếu không đến được, anh Nhân thì đi trực, chỉ có anh Kiên đến đại diện.

Ngoài ra, hôm trước Gạo cũng mời ông bà Chín sang .
Nhà chỉ có ông Đỏ với Gạo làm cơm, thằng Hiếu thì vẫn đi làm, còn cái Thảo về quê chồng ra mắt vẫn chưa lên.

Hai cha con lật đật chuẩn bị từ cơm cúng đến cơm đãi khách từ nửa đêm gà gáy, đến tầm chín giờ cũng vãn việc, ông Đỏ thì ngồi ngoài hè, Gạo ngồi trước cửa , mỗi người cầm một miếng cháy đáy nồi xôi ăn tạm lót dạ không đói.

Ngày hôm nay trăm ngày bà Đỏ, tuy bận bịu xong cảm giác man mác buồn cứ quấn lấy hai cha con.

Nhìn lên di ảnh của vợ, ômg Đỏ thốt ra mồm:
– Đúng là sống thì lâu, chết giỗ đầu nay mai.

Thầy cứ nghĩ như kiểu mới hôm qua u các con còn nằm trong buồng, cứ tầm này thể nào bà ấy cũng ho, xong lóc cóc bám cửa ra ngoài hè ngồi cho thoáng.

Ấy thế mà… chết đã được ba tháng hơn rồi, nhanh thật đấy.

Chẳng mấy ,thầy cũng già mà chết theo u con đâu.

Thầy chỉ tiếc mỗi tội là, lời hứa đưa cả nhà mình từ nghèo túng lên đủ ăn đủ mặc chưa hoàn thành được.

Sức thầy cũng tàn rồi, nhà mình nghèo vẫn nghèo, thấy cũng chỉ day dứt có thế.

Chứ thầy vẫn tự tin rằng, tuy nghèo bẩn, nhưng nhà mình sống sạch.


Sau này con mà có lấy chồng đẻ con, cũng phải dạy chúng nó biết sống đàng hoàng trước khi dạy các con mình kiếm tiền ,nhớ chửa? Sau này thầy có không còn sống nữa, thì anh em gắng mà bảo nhau làm nhau ăn.

Thằng Hiếu giờ cũng biết nghĩ ra nhiều rồi, có gì khó khăn ,cứ nói với nó.
Ông Đỏ cười chua chát tâm sự với con gái không giấu nổi nỗi buồn đáng lẽ ông đã cất rất kĩ,ấy vậy mà mới nói đôi ba câu với con, ông lại khóc, nước mắt cứ theo nếp nhăn chảy xuống tận cằm.

Có lẽ, tài sản lớn lao nhất đến lúc nhắm mắt xuôi tay của ông Đỏ không phải là tiền bạc, không phải là đất đai, mà là dạy con cái cách sống sao cho đàng hoàng ,tử tế.
Biết thầy xúc động, Gạo cười trêu ông:
– Thầy chết thế nào được, thầy còn khỏe lắm ấy chứ.

Thầy chẳng hứa với con là phải sống đến khi con đi làm, lấy chồng, rồi sinh cháu ngoại cho thầy bế cơ mà.

Ấy thế mà giờ chưa gì lại đòi đi theo u.

Thầy phải sống để còn nhìn thấy các con cái trưởng thành, lập nghiệp vững vàng đã chứ, con vẫn còn lông bông thế này, thầy đành lòng để con ở một mình sao thầy
Ông Đỏ nén tiếng thở dài, tay cầm miếng cháy vàng bấu từng mảnh nhỏ cho vào trong mồm nhai khô khốc, ông nhìn ra xa phóng tầm mắt đã mờ đục , ông bảo:
-Thầy muốn khỏe lắm chứ, nhưng sức thầy thế nào, thầy là người hiểu rõ nhất, bao năm bốc vác, cuốc cày thay trâu , xây nhà, đan lát , gạn ao, tát nước, cấy gặt thuê,miễn là có tiền, thầy không từ việc gì.

Nhưng ngày hôm qua đi chặt tre, thầy không còn bê nổi về nhà nữa, cái lưng thầy nó kêu kêu lắc rắc rồi đau lần rần xuống tận các đầu ngón chân.

Này! Gân guốc cũng đen kịt rồi, không còn phải xanh dèo dẹo như tàu lá nữa , đây là dấu hiệu của người sắp chết đấy… nghĩ cũng buồn nhỉ , bán sức khỏe ăn dần, xong đến lúc chưa khấm khá tí nào thì chết.

Anh sinh Chị đẻ đặt tên Đỏ mong muốn sau này may mắn ,giàu sang, mà thế quái nào toàn thấy đen đủi chứ chẳng thấy đỏ bao giờ.

Thầy mà có chết , anh em phải hòa thuận vào biết chưa…
Ông Đỏ cứ lải nhải dặn con, Gạo im lặng không nói gì, liệu có phải hôm nay trăm ngày bà Đỏ ông trải lòng tâm sự.

Hay là ông đang nói gở đời…
Bữa cơm hôm ấy nhà ông đỏ chật ních người, có ông Tuất ,anh Kiên, ông bà Chín sang cả, Hiếu đi làm cũng vừa về, xong hắn còn dẫn theo một con đàn bà lạ mặt về cùng , răng thì vổ, mặt thì rỗ,trán thì rô ,khiến cả nhà đang nói vui vẻ thì im phăng phắc.

Đông đủ cả đây, Hiếu trịnh trọng giới thiệu:
– Giới thiệu với cả nhà mình,đây là Vui, vợ con, nhà ở mãi trên thành phố cơ, xa lắm.

Vui làm nghề cắt tóc gội đầu ,mát xa trên huyện, cô ấy đang mang bầu cháu nội thầy u được hai tháng, nay nhân ngày trăm ngày u , con dẫn về ra mắt cho ý nghĩa, cũng là để Chào gia đình mình…
Hiếu vừa nói vừa nhìn con mẹ Vui hạnh phúc.

Bà Chín thấy thế thì nói:

– Thầy chết nhe răng,u chết cũng nhe răng là có thật này.

Nhìn cô nhà là đã thấy vui rồi…
Biết vợ mình mỉa vợ người ta xấu, ông Chín phải tống miếng giò vào mồm cho bà Chín bớt nói.

Nhìn vào cái dáng người lưng như phản thịt thế này, thì chuyện có bầu là đúng sự thật.
Gạo nhìn người đàn bà tên Vui ,thì thắc mắc trong đầu đây là người thứ mấy cặp với Hiếu.

Liệu mấy người kia liệu có giống bà Vui này ăn chơi ra sản phẩm hay là không? Và cái quan trọng hơn, chốt lát khuê đến, biết ăn nói với chị ấy thế nào:
– Chào mọi người,cha con tôi đến muộn…
Tiếng ông Phóng trầm trầm vang lên khiến cả nhà lại đứng hình, hôm nay có cả Khuê ,cả thầy chị ta đến đây.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên ông Phóng tới sau mấy chục năm làm thông gia.
Ông Đỏ vội vàng đứng dậy, nhận lấy phong bánh cùng phong bì của ông Phóng đưa đặt lên bàn thờ vợ.

Mặt ông cũng tái lại bởi con trai dẫn bồ nhí về đây, Sẽ không tránh khỏi có to tiếng xô xát :
– Ông dẫn nó đến đây làm cái gì? Chỗ này không phải chỗ các người muốn đến thì đến.
Hiếu đứng phắt dậy trừng mắt nhìn vợ nhìn ông Phóng như quân thù.

Ấy vậy mà ômg không lấy làm tức, vẫn rút ba cây c nhang châm lửa ở cây đèn dầu, chắp tay khấn trước bàn thờ bà Đỏ rồi cắm nhang, cả khuê cũng đứng sau lưng thầy hành lễ.
Xong xuôi, ông và Khuê mới quay ra và ngồi vào mâm như khách, nhận lấy bát đũa của Gạo đi lấy thêm ,ông Phóng nói:
– Ômg Đỏ cho mời tôi sang đây dự, tôi đến trên cương vị là bạn ông Đỏ, chứ đếch phải thầy vợ ai sất…
– Gớm !ông không phải giả tạo, người giàu có quyền cao chức trọng như ông thì bạn bè gì với người nghèo như nhà tôi.

Mời ông về cho, chỗ này không tiếp cha con ông.
Hiếu đuổi thẳng cổ hai người về, ông Đỏ kéo tay con xuống rồi nói:
-Kìa Hiếu, là thầy mời ông phóng đến, mày đừng có láo, ông ấy là thầy vợ mày đấy…
– Con với cái Khuê bỏ nhau rồi, giờ con với Vui mới là vợ chồng.

Còn nhà nó con khômg quan tâm, thầy đừng vì dăm ba câu ngon ngọt của kẻ giàu mà mủi lòng, thầy quên năm xưa nhà lão ấy khinh thường nhà mình đến cỡ nào chứ, đến hôm gặp mặt lão còn không cho vào…
Hiếu khơi gợi lại quá khứ quá đỗi chua chát ê chề với nhà ômg Đỏ.

Không những thế năm ấy ông còn bị đổ cho là ăn cắp tiền lễ , oan ức không để đâu cho hết khiến ômg đập đầu ăn vạ, vết sẹo trên đầu có lẽ là minh chứng cho tìmh hình hai nhà lúc bấy giờ.

Môn đăng hộ đối, cái chênh lệch quá lớn về tầng lớp muốn bóp chết sự nhẫn nhịn lẫn cái tự trọng của người nghèo.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui