Giá Của Cái Nghèo


… Tất cả ngỡ ngàng trước câu nói của cô Bảy.

Bà Đỏ tuy hôm nay mệt hơn mọi hôm nghe người ta nói bắt con gái cũng vịn vào thành vách mà theo ra.

Ông Đỏ nghe rồi đấy, nhưng ông không hiểu chuyện gì, ông nói:
– Cô Bảy!cô có thấy mình sai sai chỗ nào không? Đánh bả chết có nghĩa là thế nào.

Mà sao cô cứ khẳng định con tôi là đứa làm thế?
Cô Bảy không những không bình tĩnh nổi, ngược lại còn sửng cồ lên , cô nói:
– Bình tĩnh ư? Ông có phải là tôi đâu mà ông biết được.

Cả một ao cá ,Của một đống tiền chứ có phải rơm rác đâu mà nói một câu là xong.

Còn vì sao tôi biết? Ông cứ hỏi đứa con gái nhà ông đi thì biết.
Bà Bảy nói xong, tất cả lại dồn ánh mắt về phía Gạo.

Mặc cho Tất cả nghi ngờ, Gạo vẫn khẳng định:
– Cháu khẳng định với cô là cháu không làm gì ao cá của nhà cô cả.

Cháu mang ơn cô cho cháu câu còn không hết, cháu mà thả bả ao ao nhà cô thì cháu lấy gì cháu câu.
– Vậy sao hôm nay mày không tới câu như mọi hôm? Hay bởi mày biết ao cá đấy cá đã chết hết nên mày không đi có phải không?
Cô Bảy lại nói ra bằng chứng, Gạo không mất một giây suy nghĩ, chỉ vào cái xô đựng cá mọi ngày ,cùng với chậu quần áo, cô giải thích:
– Hôm nay cháu cũng đi, nhưng đi học về muộn.

Cháu về nhà nấu cơm, tắm trước, tối còn đi đến cuối làng kèm thằng Quý học bài.

Giờ định đi thì chị thảo bảo cháu giặt cho bộ quần áo , cháu tính gặt xong mới đi.

Chứ ai bảo cháu sợ mà không sang, với lại, sáng cháu băm bèo nấu cám chăn gà chăn lợn, đi học từ đầu giờ chiều có thầy cháu làm chứng.

Cô hỏi thử cháu làm khômg có lúc nghỉ, thì chạy thế quái nào được về hướng giữa làng mà thả bả cá nhà cô.
Tất cả lại nhao nhao Lên đồng tìmh, đúng thật Gạo làm suốt ngày, thời gian đâu mà đi ra ngoài đấy.

Với lại, họ không tin rằng một người hiền lành ngoan ngoãn như Gạo lại có thể làm ra cái trò thất Đức này được.
Ômg Đỏ nghe con giải thích thì gật đầu, ông khuyên cô Bảy:
– Con Gạo nhà tôi nói đúng đấy, nó khômg làm cái trò ấy đâu cô Bảy ơi.

Cô đừng đổ tội cho nó nữa, nhà tôi tuy nghèo tiền bạc thật, nhưng không phải kiểu chó cùng dứt giậu đâu cô…
– Vậy cơ đấy! Ghê gớm quá nhỉ? Thế ông nói xem chữ này có phải là chữ con gái ông không? Tôi nhặt được ở bờ ao nhà tôi đấy.
Vừa nói, cô Bảy rút mấy mảnh giấy nhàu nhĩ trong túi ra vứt xuống nền đất.

Ông Đỏ tái mặt cầm lên, nét chữ đúng là của Gạo con gái ông.
Gạo là người cẩn thận, cho nên chữ cũng nắn nót và đẹp lắm, ngày xưa đi học ,cô luôn được thi vở sạch chữ đẹp của huyện.


Khi tấm giấy ấy rơi từ trong tay cô Bảy ra, ôhg Đỏ đã không thể lí giải nổi.
Gạo đứng đấy cũng không biết tại sao miếng giấy này lại có chữ Của cô, và nó lại bay đến bờ ao nhà cô Bảy.

Sự việc càng ngày càng trở nên rối, hàng xóm rỉ tai nhau ,có vẻ như những chứng cứ của cô Bảy buộc tội Gạo là xác đáng.
Khi toan còn biện minh cho mình, thì cô Bảy đã ra lệnh nói:
– Chuyện này không phải ăn cắp mớ rau, buồng chuối mà có thể tha.

Cái này là cả một ao cá nghìn con, tài sản cả đống tiền chứ không nói ngoa.

Giờ chúng mày cứ áp giải nó lên trạm công an xã để người ta lấy lời khai.

Không nhận ,người ta chả đánh cho nhừ xương ấy chứ láo.

Ông muốn kêu oan thì lên xã mà kêu.
Nói xong, người ta trói Gạo rồi lôi đi xềnh xệch, cô khóc vì sợ hãi, xong vẫn gào lên kêu:
– Con bị oan!thầy ơi!con bị oan…
Ông Đỏ chạy theo kéo con thì bị đám người xô ngã, bà Đỏ trong nhà cũng vì sốc mà ngã lăn ra đất bất tỉnh.

Thảo đứng sau cột nhà, nó nghe bà Bảy nói cũng tái hết cả mặt , nhưng nghe thấy người ta đổ tội cho em gái thì hả dạ lắm.

Bởi dây vào ai không nói, chứ dây vào con mụ Bảy đanh đá này, thì không què cũng thành cụt.
Sắp sửa tối rồi, con gái lại bị bắt đi, vợ thì ngất, mọi chuyện cứ rối tung rối mù cả lên.
Dìu vợ vào trong buồng, ông Đỏ bảo cái thảo;
– Mày ở nhà trông u đấy, lấy dầu xoa vào chân vào tay cho u mày.

Thuốc trong bếp còn đấy lấy lên cho u mày uống…
– Vậy thầy định đi đâu?
Thảo thò đầu ra hỏi, ông Đỏ vồ lấy cái nón rồi nói trước khi rời đi:
– Đi cứu em mày!
Thảo trông theo bộ dạng tất tả của thầy mà cười, tầm này ai cứu được cái Gạo.

Bằng chứng rành rành ra thì có cãi đằng trời, tối nay nó sẽ bị mấy tên làm ở xã tẩn thừa sống thiếu chết , bắt nó phải nhận tội.

Bà Bảy thì thiếu gì tiền, bỏ r a vài đồng thì chả đánh cái Gạo tan xương.

Mục đích của mụ không có gì khác, ngoài bắt cô phải nhận tội.

Khi bị đánh không chịu được ắt phải nhận thôi, lúc đó ông Đỏ sẽ phải đền bù tiền cho cô Bảy.

Không những thế , cái gạo sẽ bị mang tiếng là loại côn đồ, xoá đi cái mác hiền lành chăm chỉ, nói đâu hay, loại đánh bả cá thì cũng cùng hạng với loại đánh bả chó ,bả mèo thôi.

Mà cái dòng ấy thì dân làng này đều ghét như nhau cả.

Quả này thì Gạo có nhảy xuống sông tắm sáu ngày sáu đêm cũng không hết nhục.
… Tại nhà ông Lang Nhị , hôm nay vợ chồng anh Kiên về bên ngoại ăn giỗ , nhà chỉ có ông Lang ăn cơm một mình.


Bữa tối chỉ vỏn vẹn hai con cá rán cùng bát canh rau tập tàng ăn cho xong bữa.
Vừa mới bưng được cái mâm lên sập, thì ngoài cổng,tiếng gọi khiến ông Nhị trông ra nhìn:
– Bác Nhị, mở cửa cho con với.

Con Nhân đây bác ơi!
Nghe cái giọng là ông nhận ra ai ngay, vội vàng xỏ đôi dép vào, ông nhanh chân ra mở cửa, ông hớn hở nói :
– Gớm nữa, mày làm như bác lẩm cẩm ấy mà phải giới thiệu.

Sao về tối thế, không gọi anh Kiên ra chở có phải hơn không?
Nhân thấy bác thì cười, anh đáp:
– Không cần đâu bác ạ,có xe người ta chở con tới tận đầu làng.

Gặp một chú đi máy sát gạo nhận ra nên cho con đi nhờ.

Bác ăn cơm chưa? Cháu có mua nem thính với riệu đây bác.

Hai bác cháu mình nhậu tí cho dễ ngủ.
Ông Nhị gật đầu, được thằng cháu về chơi mừng quá ấy chứ.

Đẩy được cánh cổng ra, ông cầm đỡ cho thằng cháu bọc đồ, rồi hai hai bác cháu vào trong .
Nhà có cây sung cảmh đang độ tốt lá ,ông Nhị bê cả chậu lên sập ,ông cười nói:
– Nem thính cuốn lá sung là nhất đấy, để bác ra hai ít lá mơ nữa.

Mày có tắm rửa thì tắm đi, ăn cho nó ngon nghẻ.
Nhân gật đầu, lấy bộ quần đùi áo cộc mang ra sân giếng , cái kính cận được Nhân gấp lại để trên nóc bể.

Cháu tắm, bác hái lá mơ, vừa hái ông Lang Nhị hỏi cháu:
– thế nào? Học xong rồi chứ? Tính xin về đâu làm hay chưa? Giờ tao cũng già cả rồi, phải về ở với tao chứ?
Ông Nhị vừa nói, tay thoăn thoắt hái lá mơ trên bờ tường, nhà ông Nhị xung quanh trồng không thiếu loại cây nào, từ chanh cho đến xả gừng, lá mơ, rau ngải.

Tất cả đều là thức ăn ,mà cũng là loại thuốc chữa bệnh rất tốt.
Dội nước từ đầu xuống đến chân, làn nước mát khiến Nhân tỉnh táo lại sau chặng đường dài mệt nhọc.

Vuốt bớt nước trên mặt ,Nhân nói với ông :
– Cháu chưa biết bác ơi! Ở Huyện đang gọi cháu làm vì thiếu người, nhưng Cháu muốn làm trên tỉnh, sáng đi tối về xa tí cũng được.

Với lại, cháu nghĩ, ngành này trên tỉnh sẽ thuận lợi hơn.

Chứ ở xã ở huyện này, ai dám khám hở bác, tế nhị lắm.
Ông Lang nghe cháu nói thì ròm, không há i nữa ,ông cũng đi ra chỗ sân giếng rửa tay, ông nói với Nhân:
– Mày nhắc bác mới nhớ, nhắm làm bác sĩ sao không chọn khám cái dân dã ấy, khám tai mũi họng, khám nội khám khoại bác còn thấy hay.


Chứ nam khoa….

cái củ ấy thì bị vấn đề gì mấy mà khám với chả xét..mà có đi chăng nữa, ai dám phơi hàng ra cho mày khám nào.

Hay có khi nào….

Mày bị bệnh khó nói, xong học về nhà tự chữa không hả con.

Học gì ngon lành không học, suốt ngày khám chim khám cò.

Con gái ai dám lấy mày nữa.
Nhân lừ lừ nhìn bác mình, anh xấu hổ khẳng định:
– Con khỏe mạnh đấy bác ,bác đừng có suy nghĩ lung tung.

Con nói bác hay, nghề gì càng hiếm thì càng có giá trị.

Ngày xưa người ta đổ xô đi học chụp x quang, xong lại thừa nhân lực.

Giờ người ta toàn chọn bác sĩ khoa sản, với nam khoa thôi.

Chính vì ít người quan tâm, nên càng phải học ngành đó, sau này có bệnh hoạn gì còn chữa được.

Chứ so ngành đấy với khoa sản, bác bảo cháu học ngành nào hơn?
Ông Lang lắc đầu, chán thằng cháu không nói nổi.

Tuy ông cũng làm thầy lang, xong mấy khoa nhạy cảm đấy ông cũng thấy nó cứ thế nào ấy.

Nói đâu hay, nhiều khi ông chữa bệnh cứu người,thấy vết lở loét hay chỗ nào ghê rợn , đến tối về ăn cơm ông vẫn còn ám ảnh, huống chi cháu mình suốt ngày vạch quần xem chai lọ, chắc không cần ăn cũng no cả ngày rồi.
– À bác ơi!tí ăn xong bác cháu mình sang nhà gạo chơi nhé.

Không biết thi cử đến đâu rồi.
– Lại thóc với Gạo, cuối cùng bác không biết mày về thăm bác hay thăm con bé Gạo nữa.

Sao?thích nó quá rồi chứ gì? Đợt bác cũng đề cập chuyện cưói xin với con bé.

Nhưng nó bảo phải học xong làm gì mới làm được.

Bác tính để cho nó thi xong đi, xong rồi bác sang nói chuyện với thầy u nó, một khi thầy nó gật, thì cái Gạo chỉ còn nước đồng ý thôi.
Nhân gãi đầu tỏ vẻ ngượng, anh nói với bác:
– Không cần phải vội thế đâu bác ạ.

Cứ để cho Gạo học xong đi rồi nói cũng không muộn.

Cứ nói với thầy u cô ấy, sợ cô ấy áp lực….
– Xời! Đã nghiện lại còn ngại,chờ mày chính thức nói ý đồ với nó, tao chỉ sợ cái Gạo bị đứa khác nó lẫng mất rồi.

Bác nói mày nghe, không phải chỉ có mỗi mình mày thích nó đâu, những nhà có con trai sấp sỉ tuổi con bé đều nhắm nó cả.

Nói đâu xa, ông Tòng có thằng con mới học lớp mười, tức là kém con Gạo ba tuổi mà còn nhấm nhỉ nó kia.

Còn tuyên bố tài trợ tiền học hành cho con bé nhưng nó bảo không cần.


Nhà ông Đỏ thì khó khăn thật,nhưng tính nết con Gạo thì ai cũng ưng.
Ông Lang nói với đứa cháu, khiến Nhân ngỡ ngàng nói:
– Đến độ vậy kia ạ, cháu chơi với cô ấy từ từ nhỏ, không biết còn cơ hội nào không?
– Cơ hội của mày bác nghĩ chỉ có một phần trăm thôi chứ Chả nhiều đâu.

Mày thì mới ra trường, kinh tế chưa ổn, mấy nhà kia thì lại quá giàu.

Hứa hẹn cái Gạo sẽ có cuộc sống giàu sang.

Nhưng mày yên tâm, đã có bác, nếu nó chần chừ không quyết đoán thì còn thầy u nó kia.

Bác nghĩ ông Đỏ sẽ đồng ý thôi.

Để cho chắc ăn, chỉ cần cái Gạo thi đỗ xong, qua nói chuyện với thầy u nó.

Ông Đỏ gật một cái là bác sẽ chuẩn bị cho mày một cái lên ăn hỏi luôn, để cắm cọc đánh dấu chủ quyền ,rồi nó đi lên tỉnh học cũng được.

Nói nôm na như kiểu bãi cứt trâu cắm cành cây là có người xí mất rồi ấy.
– Khiếp bác nói nghe kinh quá!
Nhân nhăn mặt khi ông Lang so sánh, ông cười hê hê rồi đáp;
– Bác nói thế cho mày dễ hình dung.

Cái Gạo là người đẹp người đẹp nết, mày không lấy được nó thì chẳng có lấy được ai nữa đâu .
– Ông Lang ơi! cậu Kiên ơi!…cứu cái Gạo nhà tôi với.
Hai bác cháu đang tranh luận thì ông Đỏ gọi léo nhéo ngoài cổng.

Mặc vội bộ quần áo vào người ,Nhân chạy ra ngoài cổng, vừa mở chốt, anh vừa nói:
-Chú Đỏ đấy ạ? Cháu đang định ăn cơm xong sang nhà chú?Mà chú nói sao cơ? Gạo làm sao ?
Ông Đỏ trông thấy Nhân, ông mếu máo trình bày:
– Cậu Nhân đấy à, cái Gạo bị người ta vu oan đánh bả cá ,giờ bị bắt giải đi rồi cậu ơi.

Có anh Kiên ở nhà khômg cho tôi gặp với, tôi sợ không đi nhanh, con bé bị người ta ép cung mà đánh chết nó mất.
Nói được vài câu ông Đỏ lại quệt nước mắt ,Nhân nghe xong cũbg sợ, bởi anh Kiên làm bên trật tự xã, anh hay kể cho Nhân nghe về những kiểu tra tấn đối với tội phạm thế nào.

Nói đàn ông còn không trụ nổi, thì một đứa con gái như Gạo thì chịu thế nào được.
– Bây giờ anh Kiên lại không có nhà,hay bây giờ thế này , ta lên xã xem Gạo thế nào trước đi chú.
Nhân suy nghĩ rồi tìm ra hướng giải quyết , ông Lang cũng nói:
– Phải đấy anh ạ, nhà ngoại tthằbg Kiên ở xa lắm, mai nó mới về.

Tốt nhất mình cứ lên xã, biết đâu có người bảo lãnh Gạo nó lại được ra.
Ông Đỏ tuy đabg rất lo, xong nghe ông Nhị nói thì bớt đi phần nào.

Khoác tạm chiếc áo vào người, ba người ông Lang, Nhân và ông Đỏ lại chở nhau thẳng lên xã.
Cái hình ảnh ba người đi trong đêm tối khiến ông Đỏ nhớ đến hôm Bà Đỏ sinh non vào ngày mưa to gió giật.

Lần này không biết Gạo có làm sao không.

Chỉ vì câu mấy con cá của nhà mụ bảy đanh đá mà phải đi tù.

Thì ông Đỏ chấp nhận cả đời ăn cá khô cho lành..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui