Đông Chu Liệt Quốc

Nhắc lại chuyện nước Tấn, Tấn hiến-công mê nàng Ly Cơ, yêu dùng bọn nịnh như Lương-ngũ, Đông-quan-ngũ, lại đem lòng ghét bõ Thế-tử Thân-sanh,
yêu Hề-Tể là con trai của Ly-cơ , ý muốn lập lên ngôi Thế-tử, nhưng vì
Thế-tử Thân-sanh đã lập được công trạng lại một lòng thảo thuận , nên
không biết lấy cớ gì để phế được . Nàng Ly-cơ thấy con mình chưa có địa
vị , đêm ngày lo lắng, bàn với Ưu-thi :

- Bây giờ phải làm cách nào để phế Thân-sanh, lập Hề-Tể lên làm Thế-tử ? Ưu-thi đáp :

- Hiện nay ba vị Công-tử (Thế-tử Thân-sanh, Công-tử Di-Ngô và
Công-tử Trùng-nhỉ) đã ra trấn nơi cõi ngoài, phu-nhân còn sợ gì nữa ?
Ly-cơ nói :

- Tuy vậy, ba vị Công-tử đó đã trưởng thành , giữ quyền chính
lâu ngày, lại được các quan trong triều kính mến, khó làm chi được . Ưu
Thi nói :

- Chi có cách là nghĩ kế trừ dần đi thì mới tiện. Ly-cơ hỏi :

- Cần phải trừ ai trước ? Ưu-thi nói :

- Trước hết phải trừ cho được Thế-tử Thân-sanh, vì Thân-sanh
hiện được dân chúng mến phục, cho là một kẻ nhân từ, chính trực. Ly-cơ
thở dài nói :

- Làm thế nào để trừ được con người nhân-từ, chính trực ? Ưu-thi nói :

- Đã chính-trực thì không bao giờ chịu tiếng xấu, và đã nhân-từ
thì chẳng bao giờ làm hại ai. Như vậy phu-nhân tìm cách nói xấu
Thân-sanh, ắt Thân-sanh không chịu nỗi. Nhưng đã mang tiếng xấu mà không muốn hại người , ắt phải tự hại mình. Ly-cơ nói :

- Nói xấu một người hiền từ nhân đức đâu phải dễ . Làm sao người ta tin được lời mình ? Ưu-thi nói :

- Điều đó cũng khó thực. Song nhờ tài khéo léo của phu-nhân có
thể làm lay lòng Chúa-công được . Đêm ấy Ly-Cơ khóc nức nở ! Tấn
hiến-công trông thấy ngạc-nhiên hỏi :

- Vì cớ gì mà phu-nhân khóc ? Lòng quí mến của ta không làm cho phu nhân vui sao ? Ly-cơ sụt sùi nói :

- Chính lòng quí mến của Chúa-công đã làm cho thần-thiếp sợ không được hầu Chúa-công trọn đời . Tấn hiến-công hỏi :

- Tại sao phu-nhân lại có ý lạ lùng đó ? Ly-cơ gạt nước mắt nói :

- Thiếp trộm nghĩ Thân-sanh là người rất mực nhân từ . Hiện nay ở đất Khúc-ốc . Thân-Sanh ra ơn với thiên-hạ . Ai nấy một lòng kính phục ! Tấn hiến-công hỏi :

- Nếu thế thì tại sao phu-nhân lại buồn . Phu-nhân không muốn Thân-sanh trở nên người tốt sao ? Ly-cơ nói :

- Nếu chỉ có vậy, lòng thiếp mừng chưa hết, có đâu lại than
khóc đêm ngày . Đàng nầy Thân-Sanh lại thường nói với mọi người rằng :

Chúa-công quả say mê thiếp, tất một ngày nào đó, triều đình phải sanh biến. Mục đích Thân-sanh thi-ân với mọi người chỉ để gây thế lực
mà trừ cho được thiếp. Ấy vậy trước sau gì thiếp cũng phải chết, xin
Chúa-công cứ giết thiếp đi để sau nầy khỏi phải mang tiếng với muôn dân . Tấn hiến-công nói -Thân Sanh là một kẻ hiền từ, nhân đức, lẽ nào lại
không biết giữ hiếu đối với cha ? Ly-cơ nói :

- Lòng nhân-từ của một kẻ tầm thường với lòng nhân-từ của một vị anh hùng không thể giống nhau . Kẻ tầm thường lấy lòng thương người làm nhân, nhưng kẻ anh hùng lấy sự yêu nước làm nhân. Tình thương cá-nhân
phải hy-sinh cho tình thương tỏ-quốc . Những kẻ đặt tình thương tổ-quốc
lên trên sẽ không còn nghĩ đến gia đình bản thân nữa . Tấn hiến-công nói :

- Dầu sao, Thân-sanh cũng không thể nào làm những việc ác , để tiếng trong thiên hạ. Ly-cơ nói :

- Nhiều khi con giết cha, thiên hạ vẫn không cho là xấu. Tấn hiến-Công cười to, nói :

- Phu nhân điên rồi sao . Có đời nào con giết cha mà thiên-hạ lại không chê cười ? Ly-cơ nói :

- Ngày xưa U-vương không giết Nghi-Cửu, đuổi ra nước Thân . Sau
Thân Hầu đem quân Khuyển-nhung về giết U-vương, tôn Nghi-Cửu lên làm vua tức là Châu Bình-vương , thuỷ tổ nhà Đông-châu ta . Thế mà cho đến ngày nay người ta chỉ biết điều ác của U-Vương chứ có ai chê Châu Bình-vương điều gì đâu. Tấn hiến-công nghe nói ngẩm nghĩ một lúc rồi vén áo đứng
dậy nói :

- Phu-nhân nói có lý ! Song bây giờ ta biết phải làm sao ? Ly-cơ nói :

- Thôi thì Chúa-công nên mượn tiếng già yếu mà giao quyền quốc
chánh cho Thế-tử. Như thế ắt Thế tử thoa? lòng, không còn nghi ngờ
Chúa-công, và hiềm thù thiếp nữa. Vả chăng trước kia Vũ-Công chiếm
Khúc-ốc thu phục giang-sơn nước Tấn , nay Thế-tử Thân Sanh cũng cùng một ý đó. Tấn hiến-công nói :

- Không thể như thế được ! Đối với các nước chư-hầu, nước ta là
một nước có đủ uy-vũ. Nay không trị nỗi đứa con thì sao gọi là uy , còn
chịu mất ngôi thì sao gọi là vũ. Vũ-uy mà mất đi thì thiên hạ sẽ chê
cười . Thôi phu-nhân chớ lo ngại, để rồi ta sẽ tính. Ly-cơ nói :

- Việc nầy không lo sớm e khó thành. Nay quân Xíchđịch thường
đến quấy rối nước ta. Chúa-công hãy sai Thân-sanh đem quân đi đánh, để
xem tài năng Thân-sanh ra thể nào. Nếu không thắng giặc, ta mượn cớ ấy
mà bắt tội. Còn thắng giặc, thế nào Thân-Sanh cũng ỷ công trạng mà làm
càn, bây giờ ta sẽ tìm cách nghiêm trị. Như thế vừa dẹp yên được bờ cõi, vừa thực hiện được ý muốn của Chúa-công. Tấn hiến-công khen phải, liền
truyền lệnh sai Thế-tử Thân-sanh đem quân ở Khúc-ốc đi đánh nước
Xíchđịch. Quan Thái-phó là Lý-khắc hay được, vào can :

- Thế-tử là người nối dõi nhà vua , chức vụ Thế-tử là ngày đêm
hầu hạ Chúa-công, nay sai đi đánh giặc sao phải. Tấn hiến-công nói :

- Thân-sinh đã thân chinh dẹp giặc nhiều rồi. Việc ấy không hại ! Lý-khắc nói :

- Ngày trước Thế-tử đem quân theo Chúa-công, chứ nay sai đi một mình thì không nên. Tấn hiến-công lãnh đạm nói :

- Ta có chín người con, nào đã định ai làm Thế-tử đâu, nhà ngươi chớ can gián nhiều. Lý-Khắc không dám nói nữa, thở dài lui ra, đem
chuyện ấy thuật lại với Hồ đột. Hồ đột cũng buồn bã nói :

- Thế thì nguy cho Thế-tử rồi . Nói xong liền viết một mật thư
cho người đến Khúc-ốc đưa cho Thân-sanh, khuyên Thân-sanh không nên đi

đánh . Vì thắng giặc càng làm cho người ta thêm ghét, còn thua thì thiệt mạng. Thân-sanh tiếp được thư , thở dài than :

- Phụ-Vương sai ta đi đánh giặc không phải có ý yêu ta, chỉ muốn thử lòng ta coi xem ta làm sao . Nay ta trái mệnh vua là lỗi lớn , thà
đánh giặc mà chết, còn giữ được danh tiếng về sau. Bèn đem quân sang
đánh Xíchđịch. Quân Xíchđịch cự không lại phải bỏ chạy. Thân-sanh sai
người về báo tin với Tấn hiến-công. Ly-cơ nói :

- Thế-tử quả là người tài năng xuất chúng, bây giờ biết liệu làm sao ? Tấn hiến-công nói :

- Thế-tử chưa có lỗi gì phải đợi dịp khác mới được . Chẳng bao
lâu có nước Ngu và nước Quắc, hai nước giáp liền với Tấn, đem quân quấy
nhiểu. Đã vậy Chúa nước Quắc là Xú một người có tánh kiêu ngạo, dùng
nhiều lời lẻ rất vô lễ khinh miệt nước Tấn. Tấn hiến-công cả giận, muốn
hưng binh sang đánh nước Quắc . Ly-cơ nói :

- Sao Chúa-công không sai Thân-sanh đi . Thân-sanh là người đã
được nhiều uyđanh, ắt thắng giặc dễ hơn. Tấn hiến-công vẫn biết thế ,
song sợ Thân-sanh đánh thắng nước Quắc thì uy-thế càng lớn khó lòng kiềm chế nỗi, mới hỏi quan Đại-phu Tuân-tức :

- Ta có nên đánh nước Quắc chăng ? Tuân-tức nói :

- Quắc và Ngu hai nước giao hữu nhau. Ta đánh Quắc thì Ngu tất
cứu còn đánh Ngu thì Quắc tất cứu . Vậy một nước địch với hai nước tôi e khó thắng. Tấn hiến-công hỏi :

- Nếu vậy ta cứ để cho hai nước Ngu, Quắc quấy rối mãi sao ? Tuân-tức thưa :

- Tôi được nghe vua nước Quắc là người háo sắc, vậy Chúa-công
lựa những người gái đẹp trong nước dạy nghề múa hát, cho ăn mặc rất lịch sự, đem hiến cho vua Quắc mà giảng hoà. Hễ vua Quắc được gái đẹp ắt say mê, bỏ bê triều chính, chừng đó ta đem lễ vật lo lót cho vua
Khuyển-Nhung, nhờ vua Khuyển-Nhung cử binh sang đánh. Liệu chừng binh
nước Quắc đã yếu, ta mới đem binh sang chinh phạt . Tấn hiến-công y lời
đem bộ nữ-nhạc dâng cho vua nước Quắc. Vua nước Quắc mừng rỡ thu nhận .
Quan Đại-phu Chu nhi-kiều can :

- Đó là cái lưỡi câu của nước Tấn muốn câu nước ta đó, xin
Chúa-công chớ thấy thế mà mừng. Vua nước Quắc không nghe, nhất định
giảng-hoà với Tấn, rồi đem đoàn nữ nhạc về nước. Từ ấy, vua nước Quắc
ngày đêm say đắm tửu sắc, không còn thiết đến việc triều-chính nữa.
Chẳng bao lâu, quân Khuyển-nhung ham lễ vật của nước Tần đem binh sang
quấy nhiễu nước Quắc . Tuy-nhiên, quân Khuyển-Nhung đánh không lại, phải bỏ chạy về nước. Vua nước Khuyển-nhung nổi giận, liền cử đại binh sang
đánh . Nước Quắc cũng không nhịn, hai bên dàn quân, lập trận nơi đất
Tang điền, quyết tranh thắng phụ. Tin ấy đến nước Tấn, Tấn hiến-công hỏi Tuân-tức :

- Ngày nay nước Quắc và nước Khuyển-nhung đang đánh nhau ta có nên đem binh đánh nước Quắc không ? Tuân-tức nói :

- Tôi có một kế, có thể lấy được cả hai nước Ngu và Quắc. Tấn hiến-công hỏi :

- Kế gì vậy ? Tuân-tức nói :

- Ngu và Quắc hai nước giao hữu nhau. Nay ta đem lễ vật lo lót
cho nước Ngu, mượn đường sang đánh Quắc. Hễ nước Ngu nhận lễ vật cho
mượn đường thì sẽ không sang cứu Quắc. Mà Ngu không cứu Quắc ắt mất. Lúc đã lấy Quắc rồi thì Ngu muốn lấy lúc nào chẳng được. Tấn hiến-Công nói :

- Kế ấy rất hay song nước ta mới giảng hoà với nước Quắc , nay lấy cớ gì gây chiến để cho nước Ngu tin. Tuân-tức thưa :

- Giữ hoà hiếu thật khó , chứ gây xích mích có khó chi. Nay
Chúa-công mật sai một số người sang biên giới nước Quắc quấy rối , thế
nào nước Quắc cũng nổi giận trách móc. Ta thừa dịp ấy làm duyên cớ nói
với vua Ngu. Tấn hiến-công y kế . Quả nhiên nước Quắc cho người sang
trách , hai bên gây sự bất hoà. Tấn hiến-công lại hỏi Tuân-tức :

- Nay phải đem lễ vật gì để dâng cho nước Ngu mà mượn đường . Tuân-tức nói :

- Việc nầy quan hệ ! Nước ngu và Quắc lâu nay giao hữu , nếu
không dâng báu vật , khó làm cho nước Ngu chấp thuận. Xin Chúa-công hãy
hy-sinh vài món quý của mình. Tấn hiến-công hỏi :

- Ý định nhà người thế nào, cứ nói cho ta nghe thử . Tuân-tức thưa :

- Vua nước Ngu thích nhất là ngọc quí và ngựa quí. Nay Chúa-công có ngọc Thuỳ-cúc và ngựa Khuất-sản , xin đem hai món ấy dâng cho Chúa
nước Ngu tất phải thành công . Tấn hiến Công nói :

. - Hai thứ ấy là hai bảo vật quí giá của ta, lẽ nào lại đem dâng . Tuân-tức nói :

- Mượn đường đánh nước quốc là việc lớn, nếu Chúa-công không
dứt bỏ chút ít quyền lợi riêng thì sao thành công được. Vã lại hễ mượn
đường được thì Ngu và Quắc ắt về tay ta, thì ngọc và ngựa có mất đi đâu
mà sợ. Chẳng qua chỉ gởi tạm cho người khác giử một thời gian nào đó
thôi ! Tấn hiến-Công còn đang dụ dự, quan Đại-phu Lý-Khắc nói :

- Nước Ngu có hai người tôi hiền là Cung chi-kỳ và Bá lý-hề .
Hai người ấy thông minh hiểu rộng, chắc gì đã để cho vua Ngu nhận lễ vật ? Tuân-tức nói :

- Vua nước Ngu là người tham lam , dầu có tôi hiền can gián vị
tất đã nghe. Tấn hiến-công nghe theo, liền đem ngọc bích và ngựa giao
cho Tuân-Tức để sang dâng cho nước Ngu mượn đường đánh Quắc. Thoạt đầu
vua nước Ngu nghe sứ nước Tần sang mượn đường đánh Quắc nổi giận la hét
om sòm, nhưng đến lúc thấy ngọc tốt và ngựa quí lại đổi giận làm vui,
hỏi Tuân-tức :

- Ðó là những vật chí-bảo của nước ngươi, cớ sao lại chịu đem dâng cho ta ? Tuân-tức nói :

- Chúa-công tôi mến lòng của hiền-hầu, nên mới đem những vật ấy mà dâng, nếu được hiền-hầu thu nhận thì Chúa-công tôi không còn gì sung sướng bằng. Vua nước Ngu hỏi :

- Thế thì quí quốc có muốn yêu cầu ta điều chi chăng ? Tuân-tức nói :

- Người nước Quắc thường sang quấy nhiễu bờ cõi nước tôi .
Chúa-công tôi muốn dân chúng hai nước yên vui, đã nhiều phen hòa giải ,
thế mà nước Quắc lại sanh sự lôi thôi. Nay Chúa-công tôi muốn mượn đường quí quốc để sang đánh Quắc. Hễ đánh được Quắc rồi, thì bao nhiêu tiền
của lấy được, xin hiến cho quí quốc để cùng với quí quốc giao hảo. Vua
nước Ngu có ý mừng thầm. Cung chi-kỳ bước ra, nói :


- Chúa-công chớ nên nghe ! Xưa nay sở dĩ nước Tấn không dám quấy rối nước ta là vì nước ta giao-hảo với nước Quắc bảo vệ lấy nhau. Nay
để mất nước Quắc , nước Ngu sẽ mất. Vua nước Ngu nói :

- Vua Tấn không tiếc đồ chí bảo đem đến dâng cho ta, lẽ nào ta
tiếc một lối đi nhỏ hẹp mà không thuận, vả lại thế lực nước Tấn mạnh hơn nước Quắc nhiều. Mất lòng nước Quắc mà được lòng nước Tấn thì hại gì ?
Thôi, các ngươi chớ bàn bạc nhiều lời. Cung-chi Kỳ toan nói nữa nhưng
thấy Bá lý-hề nháy nhó nên thôi, cúi đầu lui ra . Lúc bãi triều,
Cung-chi Kỳ hỏi Bá lý-hề :

- Việc như vậy sao ngài không cùng tôi can vua, lại nháy nhỏ không cho tôi nói :

Bá lý-hề nói :

- Tôi thiết tưởng đem lời nói phải mà nói với người ngu chẳng
khác nào đem ngọc vãi ra đường cái. Ngày xưa vua Kiệt giết Long Bàng,
vua Trụ giết Tỷ-can cũng chỉ vì hai người ấy cố tình can gián. Nếu ngài
không chịu nghe lời tôi ắt nguy đến tánh mạng . Cung-chi Kỳ nói :

- Thế thì đành để nước Ngu bị mất hay sao ? Bá lý-hề nói :

- Thà kẻ ngu chịu mất nước đã đành , còn người hiền không thể để cho kẻ ngu hại mạng. Cung-chi Kỳ nói :

- Nếu vậy chúng ta đi nơi khác còn hơn chứ ở đây mà ích gì ? Bá lý-hề nói :

- Ngài đi là phải, nhưng rủ thêm một người nữa cùng đi là có
tội . Vậy cứ để tôi ở lại đây đã. Cung chi-Kỳ đem cả gia quyến ra đi.
Không ai biết đi đâu. Còn Tuân-tức trở về nói với Tấn hiến-công :

- Vua nước Ngu đã nhận ngọc bích và ngựa để cho ta mượn đường
rồi. Tấn hiến-công mừng rỡ, toan cử binh sang đánh Quắc . Lý-khắc ta ? - Nước Quắc lấy dễ như trở bàn tay cần gì Chúa-công phải thân chinh cho
mệt. Tấn hiến-công hỏi :

- Nhà ngươi có kế gì sao ? Lý-khắc nói :

- Nước Quắc tuy đóng đô ở HướngĐương, nhưng HạĐương là nơi hiểm
địa. Lấy được HạĐương tức như đã lấy được nước Quắc rồi. Dẫu tôi hèn mạt xin đảm đương cái việc nhỏ nhặt đó cho, nếu đánh không thắng tôi xin
chịu tội. Tấn hiến-Công liền khiến Lý-Khắc làm chủ tướng, Tuân-tức làm
phó-tướng, đem quân qua nước Ngu mở đường đánh Quắc . Lý-khắc tin cho
vua nước Ngu trước ngày kéo binh đến. Vua nước Ngu ra đón tiép, và nói :

- Quí-quốc đem đồ quí-bảo đến cho tôi, ơn ấy không lấy gì đền đáp . Nay tôi xin đem binh theo giúp sức. Tuân-tức nói :

- Hiền-hầu đem binh theo giúp đâu bằng cho chúng tôi lấy đất Hạđương . Vua nước Ngu nói :

- Hạđương là đất của nước Quắc do người nước Quắc chiếm giữ , tôi làm cách nào cho được . Tuân-tức nói :

- Vua nước Quắc hiện tranh chiến với Khuyễn-nhung nơi đất Tang
điền chưa phân thắng bại. Nếu hiền-hầu giả đem binh đến giúp nước Quắc,
rồi để cho quân nước Tấn tôi trà trộn vào mà lấy Hạđương. Vua nước Ngu
nghe lời, giả cách đem quân sang giúp nước Quắc . Quan trấn thủ đất
HạĐương là Chi-chu Kiều mở cửa cho quân nước Ngu kéo sang. Chẳng ngờ
quân nước Tấn lộn vào đó , nên sau khi qua khỏi cửa thành nổi dậy đánh
rất dữ. Quân nước Quắc vỡ chạy tứ tán. Chu-chi kiều sợ vua nước Quắc bắt tội, phải xin đầu hàng nước Tấn. Lý-Khắc và Tuân-tức thừa thế kéo quân
thẳng đến lấy ThượngĐương. Vua nước Quắc đang ở đất Tang điền, hay tin
Thượngđương bị vây lập tức kéo quân về cứu. Lại bị quân Khuyễn-nhung
rượt theo, đánh một trận tơi bời. Khi về đến ThượngĐương, vua nước Quắc
luống cuống không biết làm cách nào nữa, đành phải đóng cửa thành cố thủ . Chẳng bao lâu, lương thực hết, quân sĩ đói khát, tình trạng rất nguy
ngập. Biết không thế giữ thành được nữa, vua nước Quắc dẫn cả gia quyến
bỏ trốn sang nhà Châu lánh nạn. Tuân-tức và Lý-khắc kéo binh vào thành
chiêu-an bá tánh, vơ vét kho tàng, bảo vật đem biếu cho vua Ngu. Vua Ngu lòng mừng khôn xiết. Kế đó, Tuân-tức một mặt cho người về nước báo tin
cho Tấn hiến-công biết, một mặt kéo quân sang đóng bên thành nước Ngu
giả đau, đồn binh dưỡng bệnh. Vua nước Ngu ngỡ thật, cứ thĩnh thoáng
sang thăm viếng . Cách một tháng sau có tin Tấn hiến-công kéo binh đến.
Vua nước Ngu ngạc nhiên ra ngoài thành hỏi Tuân-tức :

- Chẳng hay Tấn-hầu đem binh đến đây có việc gì ? Tuân-tức nói :

- Chúa-công tôi sợ chưa đánh nổi nước Quắc nên đem binh sang cứu viện. Vua nước Ngu nói :

- Ta đã có ý muốn hội kiến với Tấn-hầu nhưng chua có dịp, nay
Tấn-hầu lại đến đây thì may mắn lắm ! Nói xong vội vàng đem quân ra
nghênh-tiếp. Tấn hiến-Công rất đẹp lòng. Hai vua ân cần tâm-sự. Chưa bao lâu, Tấn hiến-công tỏ ý mời vua Ngu đi săn bắn nơi núi Cơ-sơn. Vua nước Ngu muốn nhân cơ hội ấy phô diển binh lực của mình nên đem cả đoàn quân giáp sĩ trong thành ra đi . Vừa đến núi Cơ-sơn nghe tin trong thành
nước Ngu phát hỏa . Tấn hiến-công nói :

- Ðó là dân chúng vô ý, gây lửa cháy, chẳng bao lâu rồi cũng dập tắt được, có chi mà sợ. Quan Ðại-phu nước Ngu là Bá lý-Hề mật tâu :

- Tôi nghe đồn trong thành có biến, xin Chúa-công phải về ngay
mới được. Vua Ngu vội vã xin phép Tấn hiến-Công trở về. Nhưng về được
nữa đường đã thấy dân trông thành bồng con, dắt vợ chạy trong kêu khóc
như ri. Vua Ngu thất kinh, hỏi :

- Tại sao thế ? Dân nước Ngu thưa :

- Quân nước Tấn đã chiếm mất Ðô-thành rồi. Vua Ngu nổi giận, kéo quân thẳng về Thành đô. Vừa đền nơi thấy một viên tướng nước Tấn, đứng
trên mặt thành nói lớn :

- Ngày trước hiền-hầu cho nước ta mượn đường, thì nay cho nước
ta, mượn thành để đóng quân xin hiền-hầu chớ buồn ! Vua Ngu cả giận, xua quân phá thành. Bên trong nổi lên một hồi trống, tức thì trên thành tên bắn xuống như mưa. Vua Ngu vội vã lui quân lại , bỗng có quân Tấn
hiến-Công kéo đến đánh dồn. Vua Ngu ngước mặt lên trời than :

- Bởi ta không nghe lời can gián của Cung chi-Kỳ nên ngày nay
phải mất nước . Nói xong, ngoảnh lại thầy Bá lý-hề đứng bên cạnh, vua
Ngu trách :


- Sao trước đây ngươi không chịu can ta ? Bá lý-hề nói :

- Chúa công đã không nghe lời Cung chi-kỳ thì có khi nào
Chúa-công lại nghe lời tôi ? Tôi không can là ý muốn lưu lại cái thân
nầy để theo hầu Chúa-công lúc hoạn nạn . Vua nước Ngu vua không biết
tính sao, xảy có Chu nhi-kiều là quan nước Quắc mới vừa đầu hàng Tấn,
ngồi xe tiến đến . Vua Ngu trông thấy thẹn đỏ mặt . Chu nhi-kiều nói :

- Hiền-hầu nghĩ lầm, bõ nước Quắc tôi đó là điều đáng tiếc .
Tuy nhiên, việc đã qua không nhắc đến làm chi . Nay nước Ngu đã mất,
hiền hầu còn nghĩ gì mà không đầu Tấn. Vả chăng, Tấn hiến-công là một kẻ đại-lượng, sẽ không đối xử tệ bạc với hiền-hầu đâu. Xin chớ ngại ! Vua
Ngu chưa biết nói sao, kế có người vâng mệnh Tấn hiến-công đến mời vua
Ngu hội kiến. Vua Ngu bắt đắc dĩ phải tuân lời . Tấn hiến-công tiếp đón
vua Ngu và nói :

- Tôi đến đây chỉ để đòi lại ngựa quí và ngọc-bích. Nói xong,
cùng với vua Ngu vào thành. Bá lý-hề vẫn đi theo vua Ngu hầu hạ. Có
người thấy thế nói :

- Sao nhà ngươi không bõ đi, còn theo làm gì ? Bá lý-hề nói :

- Ta làm quan, ăn lộc nước Ngu đã lâu, nay cố theo để đền ơn.
Tấn hiến-công vào thành nước Ngu . Tuân-tức ra nghênh đón, tay trái cầm
bích ngọc, tay phải dắt ngựa nói :

- Ngày nay mưu kế tôi đã thành vậy xin đem ngựa và ngọc quí trao lại cho Chúa-công. Tấn hiến-Công rất đẹp lòng. Lại muốn bắt vua Ngu
giết đi . Tuân-tức thưa :

- Vua nước Ngu là người ngu, giết mà ích chi . Tần hiến-công
khen phải, tiếp đãi tử tế , rồi tặng cho một viên bích ngọc và một con
ngựa khác, nói :

- Ta không dám quên ơn đã cho mượn đường sang đánh nước Quắc .
Ðoạn, phong cho Chu nhi-kiều làm quan Ðai-phu . Chu nhi-kiều biết Bá
lý-hề là người hiền, nên tiến cử với Tấn hiến-công. Tấn hiến-công sai
Chu nhi-kiều đến dụ. Bá lý-hề nói :

- Bao giờ Chúa-công tôi mãn đời, tôi mới phò kẻ khác. Chu nhi-kiều nói :

- Không chịu làm quan, phò kẻ mất nước mà ích gì ? Bá lý-hề cười lớn, nói :

- Dẫu muốn làm quan, cũng không thể làm quan nước địch. Câu nói
ấy làm cho Chu nhi-Kiều chạm tự ái, bõ về thưa lại với Tấn hiến-công .
Giữa lúc ấy có tin sứ nước Tần đến. Nguyên Tần mục Công là Nhâm-Hiên lên ngôi đã sáu năm mà chưa lấy vợ, nay sai Công-tử Trí sang hỏi con gái
Tấn hiến-công là Bá-Cư đem về lập làm phu-nhân. Tấn hiến-công mời vào,
tiếp đãi sứ Tần rất hậu, và đồng ý gã Bá-Cư cho Tần mục-công. Công-tử
Trí lạy tạ lui về nước. Ði đến nữa đường Công-tử Trí gặp một người , mặt đỏ như son, mũi cao, râu rậm, tay cầm cây đang cày ruộng, mà lưỡi cầy
ngập xuống đến mấy thước. Công-tử Trí lấy làm lạ, sai người nhắc cái cầy lên xem, nhưng quân sĩ không ai nhắc nỗi. Bèn hỏi người cày ruộng :

- Ngươi tên họ gì , quê quán nơi đâu ? Người cày ruộng thưa :

- Tôi tên là Công tôn-chi, tự là Tử-Tang vốn giòng họ vua nước Tấn. Công-tử Trí hỏi :

- Nhà ngươi có tài, tại sao lại phải đi cày ruộng ? Công tôn-chi thưa :

- Chỉ vì không có ai tiến dẫn. Công-tử Trí nói :

- Hay nhà ngươi theo ta sang nước Tần , ta sẽ tâu xin Chúa-công ta trọng dụng . Công tôn-chi nói :

- Kẻ sĩ gặp người tri kỷ dầu chết cũng cam. Nếu ngài có lòng tốt tôi còn mong gì hơn . Công-tử Trí cho Công tôn-chi cùng ngồi chung với
xe mình về nước Tần, tâu với Tần mục-công . Tần mục-công cho Công
tôn-Chi làm quan Ðại-phu. Lại sai công-tử Trí đem lễ vật sang nước Tấn,
cưới nàng Bá-Cư đem về nước. Công-tử Trí phụng mệnh, bèn đi nạp lễ vật,
và xin rước nàng Bá-Cư. Tấn hiến-công hỏi các quan :

- Bây giờ nên cho ai theo hầu Bá-Cư ? Chu-nhi Kiều thưa :

- Bá lý-hề không có ý giúp nước Tấn , lòng thực khó lường. Xin
Chúa-công sai Bá lý-hề làm việc ấy . Tấn hiến-công nhận lời sai Bá lý-hề đi theo hầu Bá-Cư. Bá lý-hề vốn là người nước Ngu tên tự là Tỉnh-bá,
lúc nhỏ nghèo khổ, ngoài ba mươi tuổi mới lấy nàng Ðỗ-thị làm vợ, sinh
đặng một ngươi con trai. Trong cảnh túng thiếu ấy, Bá lý-hề muốn đi lập
công danh , song vợ con đơn độc, không biết nhờ cậy ai, vì vậy cứ quyến
luyến mãi, không rỡ dứt tình . Ðỗ thị thấy vậy thưa :

- Thiếp nghe nói làm trai phải lập chí, nay phu quân không tìm
công danh, cứ vượng bận gia đình, biết bao giờ làm lên đại sự. Phận
thiếp tuy yếu đuối nhưng cũng có thể kiếm ăn được , xin phu quân đừng
ngại. Nói xong, Ðỗ-thị bắt con gà mái mập làm thịt để tiễn chân Bá lý-Hề . -Nhà hết củi, Ðỗ-thị phải bẻ phên làm củi, nấu một nồi cơm gạo đỏ
bưng cho Bá lý-hề ăn. Bá lý-hề ăn no, từ giã vợ con ra đi . Ðỗ-thị tay
ẵm con, tay níu áo chồng, trối :

- Lúc phú-quí xin chớ phụ nhau. Bá lý-hề sang nước Tề, muốn xin
vào yết-kiến Tề tương-công nhưng không có ai tiến đẫn, đành phải đi ăn
xin nơi đất Diệt (thuộc nước Tề) trong thời gian khá lâu. Lúc đó, Bá
lý-Hề đã bốn mươi tuổi. Một hôm, lang thang nơi thôn dã, Bá lý-Hề gặp
một người tên Kiên-thúc, tánh tình hiền hậu, có dạ thương người .
Kiên-thúc thầy Bá lý-hề tướng mạo khôi ngô, lấy làm lạ hỏi :

- Người như ngươi lẽ nào đến nỗi phải đi ăn xin ? Bá lý-hề nói :

- Không gặp vận, không thể ngồi không mà có cơm ăn được.
Kiên-thúc mời Bá lý-Hề về nhà làm cơm thết đãi, rồi lưu lại trong nhà,
kết làm anh em, Kiên-thúc hơn Bá lý-hề một tuổi nên Bá lý-hề gọi bằng
anh. Kiên-thúc nhà cũng nghèo nên Bá lý-hề phải đi chăn trâu thuê cho
người trong làng để sinh sống. Ðến lúc Công-tử Vô-Tri giết Tề tương-công lên nối ngôi, treo bảng cầu hiền . Bá lý-hề muốn ra làm quan, Kiên-thúc nói :

- Tiên-quân còn một người con trốn đi nước khác, nay Vô-Tri cướp ngôi tất không giữ được lâu. Bá lý-hề nghe theo, không tính chuyện ra
làm quan nữa. Kế đó, nghe tin Vương-tử Đồi nhà Châu thích chơi trâu,
những người nuôi trâu được ăn lương rất hậu, Bá lý-hề nói với Kiên-thúc
xin sang nhà Châu tìm cơ hội. Kiên Thúc nói :

- Kẻ trượng phu không nên khinh thường đem thân giao cho kẻ khác . Nếu làm quan với người ta, đến khi hoạn nạn lại bõ đi là bất trung,
còn nếu không bỏ đi là bất trí. Em có đi phải cẩn thận trong việc đó mới được. Lúc nào anh thu xếp xong việc nhà cũng sẽ vào Kinh đô nhà Châu để thăm em. Bá lý-hề vào nhà Châu, yết kiến Vương-tử Ðồi, nói về cách nuôi trâu . Vương-tư Ðồi mừng lắm toan dùng Bá lý-hề làm gia-nhân. Gặp lúc
Kiên-thúc đến thăm, Bá lý-hề đưa Kiên-thúc vào yết-kiến Vương-tử Ðồi.
Sau khi ra về, Kiên-thúc nói với Bá lý-hề :

- Vương-tử Đồi chí lớn, nhưng bất tài, lai gần gũi kẻ nịnh tất có ngày làm bậy. Chi bằng chúng ta bỏ đi là hơn. Bá lý-hề nói :

- Em xa cách quê hương đã lâu ngày, nay trở về nước Ngu thăm vợ con có đặng không ? Kiên-thúc nói :

- Nước Ngu có một người tôi hiền là Cung-chi Kỳ, người ấy quen
biết với anh. Nay nếu em muốn. về nước Ngu thì anh cùng đi với sang đồ
thăm Cung-chi Kỳ luôn thể. Nói xong, liền cùng với Bá lý-hề trở về nước
Ngu. Lúc bấy giờ vợ Bá lý-hề là Ðổ thị, vì nghèo quá không lấy gì nuôi

sống, phải lưu lạc tha phương không rõ đi vào đâu . Bá lý-hề không thấy
mặt vợ con, thương xót vô cùng. Kiên-thúc vào yết-kiến Cung-chi Kỳ thuật chuyện Bá lý-hề là người hiền tài, đề-nghị tiến cử với vua nước Ngu.
Vua nước Ngu cho đòi Bá lý-hề vào phong làm quan Trung đại-phu.
Kiên-thúc nói :

- Ta xét thấy vua nước Ngu là người thiếu kiến thức, mà tự đắc
thì không phải là vua hiền vậy . Bá lý-hề nói . - Em lâu nay nghèo khổ,
có khác nào như cá bị cạn, ngóng chờ nước để đồng thân ! Dẫu chưa phải
vua hiền cũng cứ tạm dung thân đã. Kiên-thúc nói - Vì nghèo khổ mà em
phải ra làm quan anh không thế nào ngăn em được, nhưng mai sau em có nhớ anh đến thăm, em cứ đến làng Minh-lộc nước Tống. Nơi ấy phong cảnh
tịch-mịch, nên anh có ý định ở đó . Nói xong, Kiên-thúc từ giã. Bá lý-hề ở lại làm quan nước Ngu . Ngày tháng trôi qua, chẳng bao lâu vua Ngu
mất nước, Bá lý-hề không nở bõ đi, cứ quanh-quẩn phàn nàn một mình :

- Tiếng bất trí ta đã mang lấy thì có lẽ nào còn gánh chịu chữ
bất trung nữa. Lúc bấy giờ Bá-Cư sang nước Tấn, Tấn-hiến Công sai Bá
lý-Hề đi theo hầu . Bá lý-hề than :

- Tài của ta mà không gặp được đấng minh-quân để thi thố, cứ
mãi đi hầu hạ người ta, có khác gì tên đầy tớ, thì còn gì nhục bằng .
Tuy nhiên, lệnh vua không thể không tuân . Vừa đi được nửa đường, Bá
lý-hề tìm cách trốn sang nước Tống, nhưng đường bị nghẽn nên lại qua
nước Sở, đến đất Uyển-thành (đất nước Sở). Lúc ấy người đi săn ở đất
Uyển-thành trông thấy Bá lý-hề, ngỡ là quân phiến-loạn, nên bắt trói
lại. Bá lý-hề điềm tĩnh nói :

- Nước Ngu của tôi bị thất thủ, nên tôi phải trốn đến đây. Người đi săn hỏi :

- Nhà ngươi có biết làm nghề gì không ? Bá lý-hề đáp :

- Tôi có tài nuôi trâu. Người đi săn cởi trói cho Bá lý-hề và
đem về cho nuôi trâu. Bá lý-Hề nuôi trâu rất mau lớn và tốt đẹp, mọi
người đều khen tặng, tiếng ấy đến tai vua nước Sở. Nhà vua bèn triệu Bá
lý-hề vào, hỏi :

- Nhà ngươi nuôi trâu như thế nào mà chóng , bén tốt vậy ? Bá lý-hề tâu :

- Cho ăn có điều độ, không bắt nó làm quá sức luôn luôn chăm sóc, không bỏ quên nó . Vua nước Sở nói :

- Nhà ngươi nói rất phải ! Không riêng cho nuôi trâu như vậy mà
nuôi ngựa cũng cần phải thế. Bá lý-hề được vua Sở cho làm chức Ngữ-nhân
ra xứ Ðông-hải chăn ngựa. Một hôm Tần mục-Công ngồi xem sổ những người
đi theo hầu Bá-Cư, có tên Bá lý-hề, mà không thấy người, lấy làm lạ,
liền gọi Công-tử Trí hỏi . Công-tử Trí thưa :

- Trước đây Bá lý-hề là bề tôi của nước Ngu, nhưng hiện giờ người đã trốn đi rồi ! Tần mục-công bảo Công tôn-chi :

- Nhà ngươi lúc trước có ở nước Tấn. Chắc cũng được biết Bá lý-Hề là người thế nào ? Công tôn-chi thưa :

- Bá lý-hề là người hiền:

Biết vua nước Ngu không thể can nên không nói đến, ấy là người
trí, theo vua nước Ngu sang ở nước Tấn ; song không chịu phò Tấn, ấy là
người trung. Kẻ có tài như vậy mà chưa gặp được cơ-hội, cũng phải đành
chịu. Tần mục-công nói :

- Nếu ta dùng được Bá lý-hề thật là hay lắm ! Công tôn-chi thưa :

- Tôi được tin đồn vợ con Bá lý-hề cư-trú tại nước Sở, chắc Bá
lý-hề trốn sang nước đó. Vậy ta sai người đến nước Sỏ tìm hiểu tin-tức.
Tần mục-công liền sai người đi. Trong thời gian dò hỏi, người ấy đã hiểu được rõ ràng, nên về tâu lại với Tần mục-công :

- Bá lý-hề chăn ngựa cho vua nước Sở , hiện nay ở tại xứ Nam-hải. Tần mục-công nói :

- Ta muốn sai ngươi đem lễ vật sang xin rước về, không biết vua Sở có thuận chăng ? Công tôn-Chi thưa :

- Ðem lễ vật, chưa chắc nước Sở đã chịu cho Bá lý-hề về. Tần mục-công hỏi :

- Tại sao ? Công tôn-chi thưa :

- Vua nước Sở dùng Bá lý-hề chăn ngựa tức là không biết Bá lý-Hề là tôi hiền. Nay Chúa-công đem lễ vật sang, chẳng khác nào bảo cho vua
nước Sở biết Bá lý-hề là hiền-sĩ. Chi bằng lấy cớ Bá lý-Hề trốn đi, xin
chuộc về để trị tội, ấy là kế của Quản-trọng ngày xưa đánh lừa nước Lỗ
mà thoát thân đó. Tần mục-công khen phải, sai người đem năm bộ da dê,
biếu vua nước Sở, và nói :

- Nước tôi có một kẻ tiện-nhân trốn sang quí-quốc tên Bá lý-Hề . Chúa-công tôi muốn bắt đem về trị tội để làm gương, nên gởi biếu quí
quốc năm tấm da dê, để xin chuộc mạng tội nhân. Vua Sở sợ mắt lòng vua
Tần liền sai bắt Bá lý-Hề giao trả. Thấy Bá lý-hề bị bắt, mọi người đều
có ý thương xót, lại có kẻ ứa nước mắt, buồn cho số phận kẻ long đong.
Bá lý-hề mĩm cười nói :

- Tôi nghe vua nước Tần có chí lớn từng mưu đồ đại sự. Một người như vậy đâu có thiết gì một kẻ theo hầu mà bắt tội. Ðây chắc vua Tần
muốn đem tôi về để dùng, vậy xin các bạn chớ có than khóc làm chi . Nói
xong dõng dạc bước vào tù xa để cho quân sĩ giải về nước Tần. Vừa về đến nơi, đã thầy Công tôn-chi được lệnh Tần mục-công ra tận biên ải đón
rước, để triệu vào triều yết kiến . Tần mục-công hỏi Bá lý-Hề :

- Năm nay nhà ngươi đã bao nhiêu tuổi ? Bá lý-hề nói :

- Tôi đã hơn bảy mươi. Tần mục-công thở dài nói :

- Ðáng tiếc thay . Tuổi nhà ngươi đã quá cao. Bá lý-hề nói :

- Nếu là việc lên rừng bắt hổ, xuống biển chèo ghe thì tuổi tôi
già thực. Nhưng nếu bàn về chính-trị, luận việc "phải trái" ở đời thì
tuổi tôi vẫn còn trẻ lắm. Ngày xưa, ông Lã-vọng hơn tám mươi tuổi đầu ,
đi câu ở bên sông Vị, vua Văn-vương đem về làm Tương phụ, rồi giúp nên
cơ nghiệp nhà Châu. Nay tôi gặp Chúa-công, thiết tưởng còn sớm hơn ông
Lã Vọng đến mười tuổi. Tần mục-công nghe Bá lý-hề nói khí-khái như vậy
có ý kính trọng hỏi tiếp :

- Nay nước ta tiếp giáp với Nhungđịch là một nước bất tuân
vương-mạng, thường quấy rối, thế thì ta phải làm sao cho nước Tần ta
cường thịnh ? Bá lý-hề nói :

- Nếu Chúa-công không khinh tôi là kế bất tài, hỏi đến, tôi đâu dám tiếc lời. Ðất Ung-kỳ là nơi hiểm yếu, trước kia Văn-vương, Võ Vương cũng đều dùng nơi đó để lập nghiệp. Thế mà nay nhà Châu không biết, cắt cho nước Tần, ấy là lòng trời muốn cho nước Tần dựng nên nghiệp bá. Vả
lại, phía Tây nầy có hơn vài mươi nước nhỏ. Các nước đó rất lợi hại cho
ta. Lúc chưa chinh phục được họ, là hại. Vì họ sẽ đem binh quấy rồi làm
cho nước ta bất an. Nhưng nếu lúc đã chinh phục được họ, thì nước ta sẽ
nắm trong tay một sức mạnh oai hùng, có thể dùng chinh phục Trung-nguyên nỗi. Tần mục-công nghe nói như người chiêm bao mới tĩnh, đứng dậy xá Bá lý-hề một cái, nói :

- Ta được nhà ngươi giúp sức, khác nào nước Tề được Quản-trọng. Tần mục-công cùng với Bá lý-hề nói chuyện với nhau trong ba ngày mà
không thấy chán. Bá lý-hề được phong làm chức Thượng-khanh nắm giữ
quyền-bỉnh trong nước . Vì vậy người ta gọi là Ngũ cỗ Thượng-khanh . Bá
lý Hề đang là một kẻ chăn trâu mà được vua Tần đem về dùng phong chức
lớn như vậy, ai lại không ngạc nhiên.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui