Đông A Nông Sự


Hôm sau, Bách dẫn đám người Tống lên học phủ.

Chỉ sau một đêm, hắn thấy bọn chúng thay đổi hẳn.

Lúc mới đến, bọn chúng có vẻ khúm núm, nhưng đâu đó vẫn để lộ ra trong lúc sinh hoạt những ánh nhìn.

Mà theo hắn, chính là ánh nhìn của người tự cho mình là thượng đẳng.
Bách cũng kệ, đây chính là hậu quả của chủ nghĩa dân tộc được đẩy lên mức cực đoan.

Chủ nghĩa dân tộc luôn có tính hai mặt: Hoặc có thể là ngọn cờ trong quá trình xây dựng quốc gia - dân tộc, hoặc là công cụ để áp bức dân tộc khác.

Những bài học về tự tôn dân tộc cực đoan luôn hiển hiện: người Đức, người Nhật trước kia, hay đến thời của hắn là người Trung Quốc.

Thứ này luôn ăn sâu bén rễ, không làm sao dứt hết được.
Hôm nay, bọn chúng khác nhiều rồi.

Tự tin bị đánh sập, lại thêm việc không khí Trang viên làm chúng mê mẩn.

Đến khi nhìn thấy cổng đá của Bác vật học phủ, được dẫn đi các dãy học đường, các xưởng thí nghiệm, nhìn thấy hệ thống truyền lực tiên tiến, xưởng thép hiện đại … thì cái đầu càng ngày cúi càng thấp.
Mấy tên người Tống ghé đầu vào lớp xem Đinh Tú giảng toán thuật.

Nhìn ký hiệu thì không hiểu gì, cười nhếch mép, đến khi đối đáp với đám học sinh thì đỏ mặt.

Những thứ chúng tự hào, ở đây chỉ xem như kiến thức bình thường.
Trong đám này, chỉ có ba người Bách đánh giá có thế dùng để dạy học trong học phủ.

Những người còn lại cũng có những kiến thức nhất định, nhưng đấy chỉ là những kiến thức kinh nghiệm, phát sinh trong quá trình họ lao động trong các công xưởng thôi.

Tính tổng hợp không cao, không thể làm tiên sinh dạy học được.
Trong ba người này thì Vương Chính Hạo người uyên bác nhất.

Hắn không nói ra nhưng Bách ngầm đoán đây phải là người qua khoa cử rồi.


Hắn thông kim bác cổ, kiến thức toán và vật lý rất sâu.

Ngay cả Điền Công và Trường Cung cũng kinh ngạc.
An Trung thì đúng là một bậc thầy về kỹ thuật, hắn có thời là Tác phường sứ của “Cung tiễn khố tác phường”, lại từng chuyên phụ trách nghiên cứu, thiết kế, sản xuất cung nỏ cho “Cung tiễn viện” nên hầu như kiến thức về vũ khí tầm xa của hắn đứng đầu nhà Tống.

Hơn nữa người này giỏi cả thuật xây nhà, thiết kế cơ cấu.

Có những kiến giải rất tân tiến.
Người còn lại là một người Hồi tên là Mã Vinh Lộc.

Người này quê Côn Dương, Đại Lý, rất gần Đại Việt.

Đây là người rất rất giỏi về kỹ thuật đóng tàu.

Bách nói chuyện một lúc, giật mình khi biết người này thế mà đã từng hành hương tới thánh địa Mecca.

Phải biết ở thời đại này, làm được điều đó là rất khó khăn, khi hắn từ Mecca về đã được thăng lên đẳng cấp Semur, đây là đẳng cấp có địa vị cực cao trong cộng đồng người Hồi giáo ở Đại Lý.

Hắn cũng là một trong những người còn gia quyến ở Đại Lý.

Dù đất này nay đã bị người Nguyên chiếm đóng, Bách hứa sẽ tìm cách đưa người nhà hắn sang Đại Việt.
Trong đám còn lại có khoảng hai chục người là quân lính chuyên nghiệp, chiến đấu trong đội thuỷ quân, phối hợp với quân bộ để thủ thành Điếu Ngư.

Những người này sau trận chiến bị điều đi nơi khác, trên đường đi bị phục kích.

Chạy thoát được xuống phía nam.

Hai chục người này, Bách gửi xuống Ngũ Yên Quân để giúp hai vợ chồng Nhật Duy.
Vương Chính Hạo, An Trung và Mã Vinh Lộc được hắn cấp cho ở cùng một tiểu lâu.

Bọn còn lại thì cho ở trong những gian ký túc cùng học sinh.

Lại dặn dò người dưới cách đối xử với bọn chúng.

Cao lão gặp những người này, chỉ lãnh đạm nhìn.

Bọn này sau khi biết lão là hậu nhân Cao Lỗ.

Đứa nào cũng tỏ vẻ sợ sệt.

Như thế cũng tốt, trong học phủ phải có người áp chế chúng, luôn tạo cho chúng áp lực mới được.

Cao lão cũng đâu phải người thường, ông sẽ có cách làm chúng tự giác mà làm việc cho tốt.
Mọi sự yên ổn qua một tháng thì Bách nhận được thông báo lên Bạch Hạc tập trận.

Hắn chưa bao giờ chứng kiến tập trận cả, kể cả thời của hắn cũng không.

Nghe vậy háo hức lắm.

Lần này hắn sẽ đưa tất cả tiên sinh và một số học sinh xuất sắc của thư viện đi.

Để mọi người cùng chứng kiến những công nghệ tốt nhất của Đại Việt.

Việc này sẽ có ích với việc cải tiến những xưởng thí nghiệm của học phủ.
Nhắm ngày 29 tháng ba, năm Thiệu Long thứ 5, đoàn thuyền xuất phát, ngược dòng sông Cái lên ngã ba Bạch Hạc.

Mấy hôm nay khí xuân mát mẻ, Ngã ba Bạch Hạc hợp lưu bởi sông Thao, sông Đà, sông Lô, tạo nên dòng trong, dòng đục, nước sông rộng mênh mông như biển cả, xa xa nhìn thấy cả Tam Đảo, Ba Vì, hai bên bờ là các làng mạc, ruộng vườn tươi tốt, bến sông thuyền bè tấp nập vào ra....!cảnh trí vừa thơ mộng, vừa hữu tình.

Giữa Bạch Hạc có chín bãi cát, mỗi bãi này rộng lớn vài trăm trượng, bên trên lau sậy um tùm, lấp ló cắm đầy quân kỳ.

Có lẽ việc tập trận sẽ là khu vực quanh những bãi cát này.
Theo sử sách, vùng Bạch Hạc đã là nơi đất thiêng của nước Việt.

Nơi đây có đền Tam Giang thờ Đức Thánh Cả hay còn gọi là Thổ Lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, một nhân vật thuộc thời đại Hùng Vương; Đức Thánh bà (Thánh mẫu đức sinh Quách A Nương, nữ tướng thời Hai Bà Trưng) sau này đền còn thờ thêm Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật).— QUẢNG CÁO —
Bách cười trộm trong lòng, không biết cậu bé hôm nọ bị Thái Đường véo tai ở Tức Mặc có biết mình ngàn năm sau lại trở thành huyền thoại của vùng đất này.
Hắn dẫn đoàn người của học phủ lên bờ thì thấy có một đài cao dựng bên bờ sông, bên cạnh là liên tiếp những khán đài nhỏ hơn.


Những đài này có lẽ cao đến hai mươi trượng, đài chính giữa cao đến ba mươi trượng, nổi bật bên bờ sông.

Trên đài, quân tướng đang canh gác nghiêm cẩn, khôi giáp sáng choang.

Bách nhác thấy những khán đài hai bên cũng đã có người ngồi.
Một vĩ võ quan ra đón, thấy ngọc bội bên hông của hắn, chắp tay thủ lễ:
- Cung nghênh Sơn Tây Hầu, mời Sơn Tây Hầu ra phía sau, còn bộ thuộc xin mời sang đài thứ tám bên trái.
- Cảm ơn tướng quân!
Bách lại quay lại nói với đám người học phủ:
- Các ngươi đến đài thứ tám ngồi, ta sẽ đi một chốc rồi quay lại.
Đám người lục tục theo hướng dẫn ra vị trí.

Bách thì được một tên lính dẫn ra một đình viện phía sau.
Vòng ra phía sau, thấy một bãi đất rất rộng, bãi đất rất nhiều cây hoa gạo cổ thụ.

Đây là thứ cây đặc sắc, hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có những cây hoa gạo đâu đó quanh làng, thường ở đầu làng hoặc chơ vơ giữa đồng, nhưng nhiều nhất ở những triền đê.

Hai bên bờ sông ở Bạch Hạc, cứ đến mùa này, màu đỏ của hoa gạo chạy dọc theo làng xóm.

Nhiều hàng cây gạo cứ xếp liền bên nhau như những dãy đèn, vẻ đẹp của hoa không thể diễn tả bằng lời được.
Bách đi tiếp thì thấy ở đây đã có rất nhiều người, bọn họ hầu hết ăn mặc quân trang, có lẽ đều là võ quan.

Giữa bãi đất có mấy đình viện, đây chẳng phải trước mặt đền Tam Giang hay sao?
Trong đình viện, Thánh Tông đang ngồi cùng các tướng lĩnh cao cấp.

Có Hưng Đạo Vương, Bảo Nghĩa Hầu, còn có đám quan viên địa phương như Trần Quốc Lặc đứng hầu bên ngoài.

Thánh Tông thấy Bách đến, mỉm cười:
- Sơn Tây Hầu đến trễ rồi.

Tối nay ta phải phạt ba chén.
Bách quỳ xuống khấu đầu, lại quay sang các vị đồng liêu chắp tay tỏ vể xin lỗi.

Gãi đầu nói:— QUẢNG CÁO —
- Quan gia thứ tội, thần ở Trang viên cũng định lên sớm để được diện kiến long nhan, hiềm một nỗi bận bịu việc canh nông nên đến trễ.
- Dẻo miệng, lúc nào cũng nói lý được.


Ngươi bận việc gì mà không sắp xếp được?
- Thần bận chuẩn bị cho tá điền … tra vừng …
- Tra vừng sao?
Thánh Tông quay sang nhìn các quan viên khác đang lúng túng.

Lúc này Trần Quốc Lặc từ trong đám quan lại bước ra:
- Bẩm Quan gia, giờ đúng là sắp đến lúc tra vừng, Sơn Tây Hầu nói không sai đâu ạ.
Bách cười lớn:
- Ta nào dám nói man, chẳng phải có câu:
“Bao giờ đom đóm bay ra,
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng” đấy sao?
Mọi người nghe hắn nói, lại ngước nhìn xung quanh thì thấy hoa gạo đang đỏ rực.

Mà cũng đúng là sắp đến lúc tra vừng thật rồi.

Thánh Tông vỗ đùi:
- Hay lắm! những kiến thức này dễ học, dễ nhớ … cần phổ biến cho dân chúng nắm được.

Số Đại Việt Nguyệt San lần tới phải đưa hai câu này vào.
Một người đứng ra:— QUẢNG CÁO —
- Xin tuân lệnh Quan gia.
Quang Khải tươi cười:
- Sơn Tây Hầu đúng là bậc thầy canh nông của nước ta, nói lời nào là có ý tứ lời ấy.

Ta thật khâm phục.
- Đại Vương quá lời rồi, ta chỉ là chú ý quan sát một chút thôi …
Lê Phụ Trần chắp tay nói:
- Hôm nay tập trận có mời Sơn Tây Hầu và người của học phủ, tý nữa phải góp ý cho chúng ta nhiều hơn.
- Các vị quá lời rồi.

Đánh trận là việc của võ quan, ta một bước không thông, hôm nay đến đây chính là chiếm một chỗ để quan sát náo nhiệt, nào dám góp ý gì?
Mọi người nghe vậy thì cười ồ.

Lúc này Trần Quốc Lặc chắp tay:
- Giờ lành đã đến thưa Quan gia.
Thành Tông nghe vậy, đứng dậy:
- Vậy chúng ta bắt đầu!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui