Điềm Báo Mạt Thế


Sau khi trở về, ngoại trừ ngày đầu tiên cùng ông nội thăm hỏi các bậc trưởng bối trong thôn, mấy ngày sau cậu cũng không ra khỏi cửa.

Mỗi ngày quét sân, cho gà cho chó ăn giúp bà nội, phụ làm việc với ông nội, chơi đùa cùng Đại Bảo.

Sắp sửa hết năm, hai mươi hai tháng Chạp nhà chú Hai giết lợn, ông bà nội đã qua phụ giúp.

Cẩm Khê lo Đại Bảo bị doạ sợ nên không qua đó sớm, nhân lúc này cạo đầu cho Đại Bảo.

Trước kia đều là do bà nội cạo đầu cho mọi người, sau này mắt bà nội yếu đi, thỉnh thoảng để sót vài cọng, Cẩm Khê bèn đi học cạo tóc.

Khi đó cậu mới vừa lên sơ trung, Đại Bảo cũng không ngại làm người mẫu của cậu, thử một hai lần liền quen tay, hiện đã đến trình độ có thể cầm tông đơ nhìn gương tự cạo đầu cho mình.

Mặc dù Đại Bảo và Cẩm Khê là anh em nhưng cả hai không giống nhau chút nào, Đại Bảo giống cha, nhìn xa trông rộng mà nói thì anh cậu lớn lên trắng trẻo mập mạp, đôi mắt to tròn long lanh, dù hiện giờ đã cao to hơn Cẩm Khê nhưng vẫn khiến người khác cảm thấy đáng yêu, có lẽ là do suy nghĩ Đại Bảo đơn giản, hơn nữa cả nhà cậu rất yêu thương Đại Bảo, khiến cho mấy người có thành kiến trong thôn cũng không dám nói gì.

Đại Bảo đi lại trong thôn cũng không bị xì xầm chỉ trỏ như hồi bé, đôi khi gặp được những người có quan hệ tốt còn được cho ít đồ ăn vặt.

Đương nhiên chủ yếu là xuất phát từ sự kính trọng với ông Diệp, thêm cả Diệp Cẩm Khê đậu đại học ở thủ đô khiến họ rất kính nể.

Trong thôn cũng có nhiều người thi đậu đại học, nhưng đỗ cao lại vào được trường danh tiếng ở thủ đô chỉ có mỗi Diệp Cẩm Khê.

Đó là còn chưa nói đến khoảng thời gian cha Diệp, mẹ Diệp qua đời, nhà họ Diệp gian nan đến dường nào, mọi người đều cảm thấy người nhà này sẽ không gượng dậy nổi, không ngờ chỉ vài năm đã đứng lên được.

So với vóc dáng cao to khoẻ mạnh của Đại Bảo thì Diệp Cẩm Khê nhỏ người hơn rất nhiều, cậu cao một mét bảy, không tính là thấp nhưng do khá gầy, đứng cạnh Đại Bảo liền trông nhỏ hẳn.

Cậu có dáng dấp của mẹ, khuôn mặt hơi trẻ con, mắt hạnh nhân, dáng người thon gọn nhỏ nhắn, dùng lời của bà nội hay nói chính là Tiểu Khê nhà ta lớn lên tuấn tú lắm.

Nhưng mà dung mạo này khiến cậu nhìn qua trông có vẻ nhỏ tuổi so với những người đồng lứa trong thôn.

Thật ra hồi cha mẹ Diệp còn sống, cậu được coi như là cục cưng của cả nhà, mọi người không để cho cậu làm mấy việc nặng nhọc, chỉ cần chăm lo học tập.

Sau khi cha mẹ qua đời, vừa thương tâm vừa chật vật, cậu lại có mong muốn thi đậu đại học mãnh liệt.

Ba năm học nội trú ở trường lại căng thẳng, dù là người khoẻ như trâu cũng không chịu nổi.

May mà gien nhà họ Diệp không tệ, chiều cao cứ phát triển đều đều.

Cạo cho Đại Bảo quả đầu húi cua, độ dài chưa đến một cm.

Chất tóc của anh em cậu đều tốt, chả là ông nội cậu có trồng mè trắng, mè đen ở hai bên khoảnh đất trống, số lượng không nhiều lắm nên không đem bán mà ép ra thành dầu vừng để cả nhà dùng, bà nội hay dùng tương mè pha đường quết lên bánh rồi đem nướng, ăn rất thơm.


Có lẽ từ nhỏ đến lớn cứ ăn như vậy nên tóc người nhà cậu đều rất tốt, hiện tại cả ông nội bà nội cũng không bạc mấy.

Khuôn mặt tròn trịa trắng nõn phối với mái tóc đen ngắn cũn cỡn làm Đại Bảo giống hệt như thầy chùa.

Cẩm Khê gội đầu tắm rửa cho Đại Bảo rồi để anh ngồi một bên tự chơi đùa.

Sau đó Cẩm Khê cầm gương định cắt cho mình luôn, bất quá soi soi cả buổi cuối cùng lại thôi, gáy cậu còn một vết sẹo to, hiện có tóc che, nếu cạo sẽ lộ ra, ông nội thấy thế nào cũng lo lắng một trận.

Thu dọn đồ đạc xong cậu khoá cửa chính cẩn thận rồi dẫn Đại Bảo cùng đến nhà chú Hai.

Nhà chú Hai cách nhà cậu không xa, đều nằm cùng một con phố, cách hai hộ.

Trước đây cha Diệp muốn ở cách xa những người trong làng một chút vì sợ mấy đứa trẻ con nói gì đó làm tổn thương Đại Bảo, trí lực Đại Bảo ở mức năm tuổi nhưng anh vẫn hiểu được.

Càng lớn, anh càng hiểu được nhiều chuyện, ông bà nội hay để anh phụ làm việc, chỉ là định kiến con người khó đổi, trẻ con vô tâm.

Vì vậy cả nhà họ chuyển đến đây, bất quá nhiều năm trôi qua, mấy khu đất bên cạnh đều được người ta xây cất.

Nhà cậu cũng không cố tránh nữa.

Nhà của chú Hai cũng là sau mới xây lên để Diệp Cẩm Dương cưới vợ.

Đất bên này rộng, nhà cũ có hơi chật chội, mà chú Hai cũng muốn mọi người ở gần nhau nên chọn chỗ này.

Lúc hai anh em tới thì nhà chú Hai đã giết lợn xong.

“Đại Bảo, chú trông Hổ Tử nhé, đừng để nó té.

”Vợ anh Cẩm Dương thấy hai anh em đi vào liền gọi Đại Bảo.

Đại Bảo gật đầu rồi ngồi xuống cạnh giường, cầm cái trống lắc nhỏ chơi đùa với Hổ Hử.

Anh tâm tính trẻ con nên cũng muốn chơi đùa với em bé.

Cẩm Khê thấy hai chú cháu chơi rất vui, dường như không phải chỉ một hai lần, liền ra ngoài phụ giúp.

Năm rồi nhà chú Hai nuôi năm con heo, ngoài heo mẹ, nhà chú giết một con, còn ba con kia đem bán, hồi mồng 8 người ta đã đến bắt đi.

Sau khi giết lợn, cả nhà chuẩn bị ăn cơm.

Cẩm Khê đi giúp bà nội rút lòng lợn.


Bà nội rút cậu ở bên cạnh buộc lại rửa sạch, sau khi lấy hết lòng lợn ra thì bỏ vào nồi dưa chua, trong cái nồi đã bỏ sẵn vài khúc dưa chua, còn có vài miếng thịt heo và mấy khúc xương.

“Xương đã chín rồi đó, cháu và Đại Bảo gặm đi.

” Thím Hai gắp mấy khúc xương trong nồi ra.

“Cho Đại Bảo đi ạ, con đã lớn rồi không gặm xương nữa đâu ạ.

” Cẩm Khê ngượng ngùng.

“Ha ha! Con mà lớn à, ở nhà chúng ta chưa kết hôn thì không tính là lớn.

Khúc này cho Hổ Tử, con cứ để cho nó tự ăn.

”Thím Hai chỉ vào một khúc xương không có bao nhiêu thịt, rất dễ cầm.

Cẩm Khê tay bưng tay đỡ đi đến phòng chính, trên giường, Đại Bảo và Hổ Tử đang bu đầu vào nhau.

“Có đồ ăn này.

” Cẩm Khê đặt cái chậu lên cái bàn gỗ nhỏ rồi để lên giường.

Chi này nhà cậu chỉ có hai anh em là cha cậu và chú Hai, ở trong thôn được xem như là hộ nhân khẩu đơn giản.

Nhưng mà hôm nay giết lợn, chú Hai vẫn mời cái chú bác trong làng đến.

Thôn của họ được gọi là Diệp gia thôn, bởi tám mươi phần trăm người trong thôn đều họ Diệp.

Hơn một trăm năm trước vài chi của Diệp gia chạy nạn, đến đây định cư, tuy rằng theo dòng thời gian, người đến người đi thì họ Diệp vẫn là gốc rễ của thôn.

Ông nội Diệp Cẩm Khê có sáu anh em, ông đứng thứ hai.

Năm đó, thời điểm bà nội Diệp mang thai chú Hai đúng vào mùa vụ thu, bà nội sơ sẩy bị té ngã, tuy hai mẹ con đều bình an, nhưng bà nội cũng không mang thai được nữa.

Vì vậy, dưới tình huống nhà người khác đều bốn năm con thì con cháu nhà họ được xem là ít ỏi.

Nhưng mà cái năm mà nhà cậu gặp khó khăn, các chú các bác đã giúp đỡ không ít.


Bình thường dù có vài mâu thuẫn nhỏ nhưng khi gặp chuyện lớn đều rất có tình có nghĩa, sẵn sàng hỗ trợ.

Trời tối, mọi người đều lục tục ra về.

Chú Hai cầm mấy khúc sườn cùng cái đầu heo hun khói sang nhà cậu, vì ông nội rất thích ăn đầu heo.

Hôm sau là đón ông Táo, tiếp theo là chuẩn bị ăn Tết.

Cẩm Khê vội vàng cùng ông nội bà nội đi sắm đồ tết, pháo hoa, câu đối, bánh kẹo đậu phộng linh tinh.

Vì Cẩm Khê trở về nên bà nội đi đâu cũng dẫn cậu theo.

Trong nhà có nuôi hai con lừa, giờ làm nông đều dùng máy móc, không dùng trâu bò nữa, tuổi ông đã lớn, đi lại không có phương tiện gì rất bất tiện, chẳng hạn như đi chuyển củi, hồi không có xe ông nội phải tự kéo, trước đây vào thời điểm này đều cho cha Diệp mẹ Diệp làm, sau khi họ mất ông nội việc gánh lấy việc này.

Năm Cẩm Khê học lớp 11, cậu len lén cầm tiền đi mua một con lừa, nếu không thì với tính tiết kiệm tiền để cung cấp cho cháu đi học của ông nội Diệp thì một phân tiền ông cũng không dám dùng.

Khi đó Cẩm Khê đã nghĩ kỹ, đi học đã có học bổng, cậu lại đi làm thêm, như vậy phí sinh hoạt của cậu cũng không cần người nhà gánh vác.

Khi đó mua một con lừa nhỏ lông ngắn cũng không mất bao nhiêu.

Con lừa rất được lòng ông nội, nuôi mấy tháng đã có thể làm việc, giúp ông tiết kiệm nhiều sức lực.

Nuôi lừa cũng giống như nuôi con cháu trong nhà, năm ngoái con lừa đẻ con, cho cả nhà thêm một chú lừa lông ngắn nữa, ông cụ cũng không nỡ bán, dù sao nuôi cũng không uổng tiền, thức ăn gia súc đều là thức ăn còn thừa trong nhà.

Hiện tại nó một tuổi, đã có thể kéo xe.

Có xe lừa rất tiện, mua thứ gì trên đường liền máng vào xe rồi đi tiếp.

Trước đây Cẩm Khê có học đánh xe, trở về tập tành hai lần là có thể chở bà nội đi chợ.

Thường ngày ông nội Diệp cũng không có sở thích gì, chỉ thích uống chút rượu, ông cũng không uống nhiều, mỗi tối nhâm nhi khoảng một hai chén.

Ở thủ đô Cẩm Khê mua cho ông một thùng rượu trắng, tuy không phải rượu ủ lâu năm, nhưng cũng đủ nồng độ.

Nếu mua cái loại đắt tiền, đóng gói tinh xảo có khi ông nội cũng uống không trôi.

Đêm 30 Tết, nhà chú Hai mang theo đồ tết sang rất sớm, cả gia đình cùng nhau mừng năm mới, vô cùng náo nhiệt.

Năm nay việc làm ăn tốt, nhà chú Hai mua không ít pháo khói, Cẩm Dương còn mua pháo hoa, thời điểm đón giao thừa, anh chạy ra xa mấy trăm mét, phóng ở khoảnh sân phía Tây.

Bụp! Bụp! Pháo hoa như nổ tung bầu trời, chiếu sáng cả một vùng.

Tiếp theo mọi người đốt lửa trong sân, hy vọng năm sau hưng thịnh phát đạt.

Cẩm Khê ném khoai lang khoai tây vào trong đống lửa, rất nhanh liền ngửi thấy mùi khoai nướng thơm lừng.

Nhà nhà trong thôn cũng bắt đầu đón giao thừa, hiện mỗi nhà đều có chút tiền, người trẻ tuổi ra ngoài làm công đều trở về đón năm mới.


Tối giao thừa đốt rất nhiều pháo, nhất là pháo hoa.

Nhà nhà liên tiếp phóng pháo hoa, khói lửa vây lấy cả thôn làng, rực rỡ khiến người ta không thể dời mắt.

Chỉ là nhìn cảnh đẹp như vậy, trong đầu Cẩm Khê lại xuất hiện những cảnh tượng trong cơn ác mộng.

Cậu bỗng cảm thấy bất an, dường như hạnh phúc trước mắt tựa như pháo hoa vậy, chẳng mấy chốc đã tan biến.

Đêm hôm đó, Cẩm Khê lại thấy ác mộng, chỉ là gặp ác mộng nhiều khiến Cẩm Khê như đã quen, không thét lên thành tiếng mà là đột nhiên tỉnh giấc, tim đập dồn dập, ngực thấy đau nhói.

Nghe tiếng ngáy của Đại Bảo ngủ bên cạnh, Cẩm Khê khẽ an lòng, bên ngoài gà đã gáy, không biết nhà trẻ con nhà ai mới sáng sớm đã đốt pháo chơi.

Đùng! Đùng, khiến mọi người đều không ngủ nổi nữa.

Tết nhất cũng là lúc đám trẻ trong làng được thả rông nhất, chơi trò gì, chơi thế nào cũng không ai quản.

Cả đám tụ tập lại, hoặc gầy sòng hoặc chơi điện tử, cái gì vui đều lấy ra chơi.

Trong nhà Cẩm Khê cũng có một tụ, đều là anh em bà con với nhau.

Cẩm Hưng, Cẩm Thần, cháu trai nhà ông chú Ba, đều sống ở thành phố, một người làm ăn buôn bán, một người đã tốt nghiệp đại học hiện đang công tác ở cục Văn hoá tỉnh.

Cẩm Phi, cháu trai nhà ông chú Tư, thi đậu một trường đại học của tỉnh, tuy không bằng Cẩm Khê thi đậu trường điểm ở thủ đô, nhưng cũng là thanh niên xuất sắc của thôn.

Cả đám đều ở thành thị, về vùng nông thôn không biết chơi trò gì, gặp Cẩm Khê cũng cùng cảnh, có người dẫn theo bà con bên họ ngoại tới chơi, có người mang theo vài bàn mạt chược, thắng ăn đậu phộng.

Ban ngày chơi đùa với đám anh em bà con, tâm trạng Cẩm Khê thấy khá hơn một chút, bất quá gặp ác mộng mấy ngày liền khiến cậu ngày càng gầy gò, ông nội bà nội cũng phát hiện.

Con cái nhà người ta ăn tết đều mập ra, con cái nhà mình ăn tết thì lại gầy đi, có thể không lo ư, ông nội quan sát vài ngày mới biết mỗi đêm Cẩm Khê đều mơ thấy ác mộng, hỏi cậu cậu đều trả lời là không có việc gì.

“Hay là tìm người trừ tà thử xem?”Buổi tối, bà nội Diệp nằm trên giường lo lắng, nói chuyện với ông nội Diệp.

“Không được, mấy thứ đó đều là lừa đảo.

Tôi tính dẫn nó đi bệnh viện khám xem sao”“Tôi hỏi gì nó cũng không chịu nói, có khi nào nó ở bên ngoài gặp phải chuyện gì hay không?”“Haiz, nó cũng không chịu nói với tôi” Ông nội thở dài.

Đến mùng Mười thì tình trạng thân thể của Cẩm Khê cũng không giấu được nữa, nhà Cẩm Dương thấy cậu đều lo lắng.

“Em họ, theo anh vào thành phố một chuyến đi, nhìn em như vậy đến anh còn thấy sợ nữa là”Cẩm Khê lắc đầu, mỉm cười nói:“Không có việc gì đâu anh họ, qua vài hôm nữa là ổn rồi”Ác mộng khoảng thời gian này không giống lúc trước.

Trước đây mỗi một tối chỉ nằm mơ thấy một chỗ, hiện tại đủ lại tình cảnh hiện tượng bi thảm thường xuyên chuyển đổi đột ngột, cậu luôn bị dọa đến mất hồn mất vía vẫn không thể tỉnh lại, mỗi lần cả người đều ướt đẫm mồ hôi lạnh, nên đâu thể trách cậu gầy đi.

Nhưng mà hai ngày này năng lực chịu đựng của trái tim cậu hình như đã mạnh hơn, tình trạng tốt hơn nhiều, thêm mấy ngày nữa là có thể thích ứng rồi.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui