Danh Môn

Oanh! Một tiếng động thật lớn vang lên. Lưới sắt đã bị phá ra khoảng một trượng, hai thuyền nhỏ liền xông vào cổng thành. Quân Đại Thực cầm thuẫn nhảy lên bờ, hướng về phía quân Đường đánh tới. Hai quân đánh giáp lá cà vô cùng ác chiến, tiếng kêu la vang đầy trời, huyết nhục tung tóe, xác người đầy đất. Càng ngày càng nhiều thuyền nhỏ tiến vào trong thành, hình thành một đạo thuyền quân. Quân Đại Thực chen chúc lên bờ, tay cầm loan đao kêu gào xông vào thành.

Chủ tướng thành Diệp Chi thấy đại thế đã mất liền hạ lệnh bỏ thành mà rút lui. Hơn ba trăm kị binh Đường quân chạy như điên trên thảo nguyên, bọn họ mang đến một cái tin tức trọng đại cho Toái Diệp: người Đại Thực rốt cuộc cũng đã tới.

Thành Toái Diệp đã đóng cổng, cây cầu treo cực đại cũng được kéo lên, trong thành chính thức bắt đầu chấp hành chế độ trong thời gian chiến tranh. Tất cả lương thực trong thành đều đã được sắp xếp, nam nhân được phân vào các đoàn dân quân, bọn họ đều đang mặc áo giáp, trên vai đeo trường cung và túi đựng tên, eo đeo hoành đao, chỉ khác Đường quân chính quy ở trang phục mà chính quân đang mặc. Nữ nhân thì giúp đỡ hậu cầu. Cả thành Toái Diệp tở thành một tòa quân doanh cực đại. Nhiều đội giáp sĩ do ngu hầu (tức hiến binh) suất lĩnh thường xuyên tuần tra trên đường, bất luận binh sĩ hay dân binh nào không tuân theo quy định sẽ lập tức bị bắt giữ.

Đêm khuya hai ngày sau, Đường quân trên thành đột nhiên bị âm thanh ầm ầm làm cho kinh động. Bọn họ đều hướng lên thành, chăm chú xem xét động tĩnh phía nam. Phương xa mây đen buông xuống, trên bình nguyên đầy những đốm lửa tạo thành từng vệt hồng sắc cháy trong đêm tối hun hút, nhanh chóng lao về phía thành Toái Diệp.

Ẩn ẩn trong vô số những đốm lửa đó có thể thấy những bóng đen cực đại đang vượt qua sông Toái Diệp. Những bóng đen đó giống như cự quái núi Yêu Long, thong thả di chuyển trên bình nguyên Toái Diệp, tạo ra những âm thanh ầm ầm gào rít.


Suốt một đêm, trên thành Toái Diệp có thể thấy vô hạn những đốm lửa đang cuồn cuộn đi tới phía nam. Bọn họ giống như vô số nhánh sông nhỏ, từ bốn phương tám hướng tạo nên một hải dương màu lửa trên bình nguyên Toái Diệp.

Đột nhiên lúc này dòng lửa chữ Phiến vô tận đột nhiên biến mất, chỉ còn lại những đốm lửa tán loạn, cuối cùng tắt hẳn, tất cả lại trở về một mảng yên lặng hắc ám. Quân tâm quân Đường cũng dần dần bình ổn lại.

Đến sáng sớm, ánh nắng ban mai chiếu rọi bình nguyên Toái Diệp, một hình ảnh đồ sộ xuất hiện trước mắt quân Đường, trên vùng quê, tất cả đều là quân Đại Thực đông nghịt, cả Toái Diệp đã bị bao vây, khắp nơi đều là đại trướng bồng màu đen hoặc đỏ sẫm, giống như nấm mọc sau mưa.

Chính giữa đám nấm đó là năm khung xe chùy công thành sừng sững như những trái núi nhỏ. Xe chùy này cao tới hai mươi trượng, dài gần ba mươi trượng, chùy được làm bằng thiết mộc ngàn năm. Toàn bộ chiều dài mười lăm trượng cũng đủ khiến người ta sợ hãi. Khóa chùy được Tát Mã Nhĩ Hãn tuyển chọn năm trăm thợ rèn dùng nguyên liệu tốt nhất và thời gian một năm để chế tác. Mỗi khung chùy do hai ngàn binh lính Đại Thực điều khiển, bốn trăm lạc đà kéo, Tát Mã Nhĩ Hãn mất ba tháng mới vận chuyển được tới Toái Diệp. Bên ngoài hai trăm dặm trong quân doanh cũng có một chỗ chuyên để đặc chế nó. Loại chùy công thành này từng đánh Đại Mã Sĩ Cách, giờ vẫn có tác dụng cực lớn, có uy lực phá hủy vạn vật.

Quân Đại Thực đã đến hết, bốn vạn quân Hô La San, ba vạn nô lệ Đột Quyết, còn có hơn mười vạn quân của các quốc gia ở A Mỗ Hà. Hơn hai mươi vạn đại quân đem thành Toái Diệp vây chặt như nêm, mặt khác Lạp Hi Đức lại điều tám vạn đại quân từ Ai Cập đang trên đường Đông Phương tới đây. Trong chiến dịch lần này, người Đại Thực đã sử dụng gần trăm vạn dân phu vận chuyển hậu cần, một số kho hàng ở Ba Cách Đạt và Đại Mã Sĩ Cách đều gần như cạn sạch. Tất cả vật tư hậu cần phục vụ cho chiến tranh đều được giao cho tổng đốc Tát Mã Nhĩ Hãn A Cổ Thập quản lý.


Quân Đường chính quy trong thành chỉ có năm vạn người, ngoài ra còn có tám vạn dân binh. Tuy binh lực kém hơn quân Đại Thực nhưng Đường quân lại có thành trì chắc chắn cùng với vật tư sung túc đầy đủ. Giống như Đại Thực, Đại Đường cũng vận động năm mươi vạn dân phu của các quốc gia ở Quy Tư, Cao Xương, Sơ Lặc, An Tây đi vận chuyển vật tư. Bất luận là Dương Châu, Thương Bẩm hay là Trường An, đường sông đều được nối liền không dừng, xe ngựa vận chuyển cũng chất đầy hàng hóa. Đại Đường vì chiến tranh cũng dốc hết lực lượng cả nước. Chiến dịch lần này để đánh giá ý chí cũng như thực lực của một nước, cũng để đánh giá Hoàng đế Đại Đường và Calipha Đại Thực. Kẻ thắng lợi cuối cùng sẽ thống trị toàn bộ Dĩ Tây, A Mỗ Hà rộng lớn.

Chủ tướng quân Đại Thực cùng với mấy trăm quan quân đang ở bên ngoài thành Toái Diệp ba dặm. Ông ta lạnh lùng nhìn tòa thành do người phương Đông tu kiến này. Sông đào rộng lớn bao quanh bảo vệ thành cùng với cầu treo cao ngất là điểm mà các thành trì phương Tây không có. Điểm này khiến cho việc tấn công sẽ gặp khó khăn, nhưng cũng chỉ là một chút khó khăn hơn mà thôi. Quân Đại Thực không chỉ có vũ khí công thành sắc bén lợi hại mà còn có một thứ khác lợi hại hơn cả vũ khí, đó là sĩ khí.

Nhưng trước đại chiến, ông ta cần phải thử thực lực của Đường quân, A Lan lập tức hỏi:
- Máy bắn đá cùng với xe khung trèo thành đã lắp đặt xong chưa?

- Bẩm tướng quân, suốt đêm qua đã lắp đặt xong, hiện giờ đang ở bên ngoài quân doanh ba dặm.


- Tốt lắm!
A Lan lập tức hạ lệnh nói:
- Điều một vạn binh lính Khang quốc lắp khung cầu qua sông đào bên ngoài thành, cùng với hai trăm xe khung trèo thành và năm trăm máy bắn đá. Lệnh cho người Đột Quyết chuẩn bị tấn công đầu tiên.
Tiếng kèn trầm thấp đột nhiên vang lên trong không gian, ngay sau đó là tiếng trống ầm ầm nặng nề. Tiếng trống không nhanh, mỗi tiếng, mỗi phách vang lên đều làm chấn động lòng quân. Dưới sự thúc giục của tiếng trống và kèn, hai nhánh gồm năm ngàn binh Khang quốc bắt đầu tập kết ở phía nam thành.

Trên thành, Vương Tư Vũ phóng ngựa chạy lên, ông ta nghiêm túc nhìn số quân Đại Thực vô cùng đông đảo kia. Trên thành cao ngất, bọn chúng tựa như những mảnh nhỏ bé, ông ta lại đến nhìn năm khung khung quái vật khổng lồ. Phía nam một tòa tháp cao cũng được dựng lên, trên tháp có đặt hai mươi mấy cái trống cùng với một cái kèn dài, tiếng kèn tiếng trống chính là phát ra từ nơi này.

Trong đại doanh quân địch, hai nhánh quân đang vận chuyển mấy trăm tấm ván cực đại, hướng về phía cổng thành chính đi tới. Vương Tư Vũ nhìn ra ý đồ của quân Đại Thực, lập tức nói:
- Lập tức điều năm ngàn nỏ quân trấn giữ nam thành, đá và sàng nỏ chuẩn bị bắn.


Khi chủ soái ra lệnh, nhiều đội nỏ quân nhanh chóng tới tập kết ở nam thành, lắp đặt 120 khung bắn đá cùng với ba trăm nỏ và cung tên chuẩn bị sẵn sàng.

Cùng lúc đó cổng doanh trại quân Đại Thực rộng mở, một vạn binh lính Khang quốc khiêng năm trăm chiếc cầu nổi nhanh chóng đi về hướng nam thành. Đây mới thật sự là quân sự của Đại Thực. Năm đó vì để đối phó với “ Lửa Hy Lạp” mà phát minh ra một loại cầu nổi chống cháy dài chừng ba trượng, dùng gỗ chắc chắn hình bầu dục làm thành, lại dán gỗ kín ba lớp da trâu sống, phía ngoài dùng vải Đông Phương bao lại. Qua vô số lần thí nghiệm chứng minh loại cầu nổi này hoàn toàn không sợ hỏa công, thậm chí trăm cân đá nặng bắn vào cũng khó hỏng được.

Bọn chúng đi tới, trên thành quân Đường rốt cục cũng bắt đầu động. Một loạt đạn đá được mài nhẵn bắt đầu bắn ra, phảng phất như mưa đá rơi, dày đặc đến không có chỗ trốn. Trong khoảnh khắc vô số binh linh Khang quốc gãy xương đứt gân, thịt nát xương tan. Tuy nhiên cầu nổi cơ bản cũng là một cái khiên vì thế binh lính Khang quốc chen nhau chui vào phía dưới tránh né. Những binh sĩ trốn không được thì đều quay đầu chạy trốn ra khỏi tầm bắn đá nhưng lại bị chiến đội đằng sau dùng đao gươm bức về phía trận địa.

Tấm ván gỗ bị nện kêu vang. Đạn đá bắn vào bị nảy ra lại trúng vào binh sĩ đi phía sau khiến cho bảy tám kẻ ngã nhào.

Dưới cơn mưa đạn đá của quân Đường, có cầu nổi không chống đỡ nổi, răng rắc đứt gãy, cũng có cầu nổi có thể chống được nhưng trên mặt đất bốn phía chướng ngại nhấp nhô khiến cho rất nhiều binh sĩ vấp ngã kéo theo cả nhóm người khiến cho cầu bị nghiêng lệch, lật úp khiến cho đám binh sĩ bị ngã ra ngoài hứng chịu đủ mưa đá.

Mặc dù như vậy nhưng vẫn có hơn ba trăm khối cầu nổi và hơn sáu nghìn binh lính Khang quốc qua được trận mưa đá của quân Đường chạy được đến sông đào trước thành. Bọn chúng bắt đầu khẩn trương đặt cầu nổi xuống đất. Sông đào bảo vệ thành bề rộng chừng năm trượng, người Đại Thực phải mang cầu nổi bản vừa mới có thể đi qua được. Trên thành vạn mũi tên bay như mưa xuống, không còn cầu nổi để che chắn, đám binh lính Khang quốc trở thành bia đỡ tên nhận lấy tên bắn dày đặc của quân Đường. Binh lính Khang quốc phần lớn đều trúng tên, kêu la thảm thiết rồi ngã xuống sông đào quanh thành. Không tới một phút sau, sáu ngàn binh lính Khang quốc đã tổn thất hơn nửa, chỉ có những binh sĩ may mắn mang theo khiên mới có thể thoát được. Bọn chúng chia làm hai đội, một cầm khiên yểm hộ, một cố hết sức lắp đặt cầu nổi. Cầu này lắp cũng đơn giản, chỉ cần mở khóa ra, dựng thẳng lên bở sông rồi đẩy xuống, sau đó gài khóa lại. Khóa này được đặc chế một đầu có một lỗ tròn, binh lính chỉ cần dùng chùy đóng trường đinh vào lòng đất, như vậy là đã xong một khóa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui