Người Hắc y Đại Thực kế thừa ưu điểm cùng nhược điểm của Bạch y Đại Thực. Bọn chúng đều am hiểu đánh nhau giết chóc. Thực tế trên sa mạc, kỵ binh A Lạp Bá và loan đao Đại Thực làm cho người ta kinh sợ, nhưng Hắc y Đại Thực cùng Bạch y Đại Thực đều không am hiểu biện pháp , lại thiếu trang bị công thành. Xe công thành cực đại cùng với máy bắn đá kia cơ hồ chính là toàn bộ vũ khí công thành của bọn chúng. Sa Mạc A Lạp Bá nhiều đá tảng lớn, thành trì tại khu vực đó cũng chỉ cần dùng chùy cực đại là khó có thể chống đỡ được. Đánh Đại Mã Sĩ Cách, quân đội A Bạt Tư chỉ cần dùng chùy, đánh vào tường thành như đánh vào bùn đất, cũng chỉ cần mấy ngàn người, một thời gian ngắn đã hạ được tường thành Đại Mã Sĩ Cách.
Uy lực của chùy công thành cùng với máy ném đá khiến cho người Đại Thực càng thêm mê muội và tự cao. Mặt khác người Đại Thực cũng không am hiểu cung tiễn, bọn chúng không như người Đại Đường chế tác cùng với kĩ thuật bắn cao, bọn chúng cũng không kiên nhẫn hao tổn đến hai ba năm để làm một cây cung. Bí quyết tiến công của bọn chúng chỉ là dũng mãnh cùng với ý chí chiến đấu không sợ chết và giống ngựa A Lạp Bá trời phú.
Nhưng sự dũng mãnh và linh hoạt của bọn chúng tại thành A Sử Bất Lai chắc chắn không được coi trọng. Tòa thành này nằm trên một bãi đất trên vách núi, đường vào thông qua một thềm đá hẹp. Địa lý đặc biệt như vậy nên sử dụng chùy công thành không có tác dụng. Nửa tháng trước quân Đường lại đục trên vách núi một rãnh sâu bề rộng chừng hai trượng, ra vào thành đều phải qua cầu treo. Cầu treo lại được làm bằng sắt, trở thành một cái khiên tự nhiên cho cửa thành, dùng máy ném đã cũng khó có thể đánh trúng.
Quân Đại Thực thấy quân Đường không phản kích, máy ném đá lại tiếp bắn như mưa để yểm hộ cho quân đội tiếp tục hướng về phía trước. Dần dần quân Đại Thực đã tới gần thành ba trăm bước. Mấy ngàn binh lính như con kiến bận rộn lấy đất đắp đường. Ý đồ của bọn chúng là tạo ra một sườn núi dốc để đẩy chùy công thành lên vách núi.
Đột nhiên quân Đường bắt đầu phản kích, hơn một trăm bọc thuốc nổ đen được bắn ra, giống như mưa rơi vào đám quân Đại Thực trong vòng hai trăm bước rồi nổ mạnh, tàn lửa bay đầy trời, khói đen tràn ngập khăp nơi, lập tức có tiếng quân Đại Thực kêu rên bốn phía. Tứ chi bị nghiền nát, huyết nhục tung tóe khắp nơi, cái chết thật sự khủng khiếp. Quân Đại Thực đầu tiên sợ đến ngây người, lập tức gào thét điên cuồng, sự sợ hãi đối với Đại Đường trong lòng bọn chúng bỗng nhiên lại lên. Mấy ngàn người như thủy triều trên biển rộng, quay đầu liều mạng chạy trốn, chạy một mạch đến ba dặm bên ngoài.
Chủ tướng quân Đại Thực thấy lòng quân không yên liền hạ lệnh dựng trại nghỉ ngơi. Giờ này trời cũng đã tối, mây đen kéo đến đầy trời, màn đêm đã bao phủ lên chiến trường hoàn toàn yên tĩnh. Trong thành, quân Đường đang thu dọn tàn tích đạn đá bắn vào. Ba ngàn tảng đá bắn vào thành làm vô số nóc nhà gỗ bị đập vỡ, quân Đường cũng tử thương gần trăm người. Lính gác đang cảnh giác chăm chú quan sát động tĩnh kẻ địch, Thi Dương thì đứng trên tháp quan sát trầm mặc nhìn qua đội quân này. Trong lòng anh ta đầy nghi hoặc, thành A Sử Bất Lai bị quân Đại Thực chiếm lĩnh mấy chục năm nay, chẳng lẽ bọn chúng lại không biết tòa thành này dễ thủ khó công. Dựa vào năng lực công thành như vậy của bọn chúng thì cho dù có mười vạn người cũng không thể phá được tòa hùng bảo này. Bọn chúng thật sự là đến đánh thành A Sử Bất Lai sao?
Màn đêm buông xuống, trên thảo nguyên sương mù dày đặc lặng lẽ rơi xuống, đứng cách nhau hơn mười bước là không thể nhìn thấy mặt người.
Hừng đông ngày tiếp theo sương mù dần tiêu tan đi, quân Đường đột nhiên phát hiện ra một tình huống khiến cho người ta không thể tin được. Gần trăm khung chùy công thành cùng máy ném đá đơn độc bị bỏ lại còn hai vạn quân Đại Thực lại không thấy đâu.
Thành Toái Diệp đã tiến hành chuẩn bị chiến tranh suốt một tháng nay. Dựa theo sự sắp xếp của triều đình, mười lăm vạn người già, phụ nữ và trẻ em trong thành đã bị chuyển đến Sơ Lặc và Bắc Đình. Mặt khác, hơn mười vạn người Cát La Lộc bị bắt ở bờ sông Y Lệ cũng bị bắt đến Sơ Lặc. Trong thành Toái Diệp bây giờ chỉ còn lại có mười bốn vạn người: năm vạn quân Đường cùng tám vạn thanh niên dân quân và gần vạn nữ nhân ở lại làm nhiệm vụ hậu cần.
Từ đầu tháng bảy cho đến cuối tháng tám, quân Đường đã không ngừng vận chuyển vật tư lương thực tới thành Toái Diệp. Giờ phút này trong thành Toái Diệp đã tích trữ hai trăm vạn bao lương thực cùng vô số loại vật tư quân dụng. Vương Tư Vũ lại hạ lệnh gia cố thành trì, làm sông đào bảo vệ thành.
Đến cuối tháng tám, phụ cận thành Toái Diệp bắt đầu xuất hiện thám báo của quân Đại Thực. Cứ mấy người hoặc mười người một đội tập trung tại lưu vực Đại Thanh Trì và hai bên Kim Long, cơ hồ đang muốn dò xét tình báo của Đường quân. Trong thành Toái Diệp tựa như học sinh đến kì thi học kì, tất cả đều khẩn trương, cũng có phần chờ mong đại chiến sắp tới.
Sáng sớm, ở Sùng Nhân phường trong thành Toái Diệp, Quách Mục cáo biệt vợ con tiến đến văn phòng châu nha. Cả nhà cha vợ Quách Mục, ngoại trừ anh vợ tham gia dân quân thì đều tạm thời dời đến Sơ Lặc, tiệm tạp hóa cũng đóng. Bất quá vợ con Quách Mục lại tự nguyện ở lại tham gia doanh trại Mộc Lan. Mộc Lan doanh này do năm ngàn gia đình quân nhân lập thành, đều là những nữ tử trẻ tuổi, đa số là người Hán. Nhiệm vụ của các nàng là chăm sóc người bệnh, nấu nướng cho quân đội, ngoài ra còn đảm bảo một chút nhiệm vụ hậu cần khác như giặt giũ, tạp vụ.
Quách Mục trước mắt đã được thăng chức làm Lục sự tham quân cho Toái Diệp, hiệp trợ quản lý một số chính vụ, cũng coi như là quan văn cao cấp nhất. Mỗi ngày chính vụ đều vô cùng nặng nhọc, đi sớm về muộn, lúc về đến nhà thường đã kiệt sức, nhưng anh ta cùng với các quan viên trước đại chiến đều không có một câu oán trách, tất cả đều tận lực tranh thủ thời gian này để chuẩn bị cho chiến tranh.
- Quách tham quân!
Quách Mục vừa đi ra khỏi cửa tựa hồ như nghe thấy có người gọi mình, vội vàng quay đầu lại thì thấy một viên quan trẻ tuổi đang chạy về phía mình. Người kia gần tới nơi ông ta mới nhận ra nguyên lai anh ta là Thương Tào tham quân, Thôi Diệu. Thôi Diệu vốn dĩ là đi theo Mạnh Giao đến Bạt Hãn Na nhưng bởi vì chiến tranh nên sứ đoàn lại phải lưu lại Toái Diệp. Anh ta là tiến sĩ tân khoa, lại có tổ phụ có uy vọng lớn nên được tạm thời bổ nhiệm làm Thương Tào tham quân quản lý vật tư khổng lồ ở Toái Diệp.
Những ngày này Thôi Diệu cũng bận đến tối mặt. Đại lượng vật tư được đưa tới phải thành lập sổ sách, kiểm kê hàng hóa, lại còn phải tổ chức nhân lực bắt bọn họ tự động sắp xếp hàng hóa. Bởi vì chiến tranh nên không phân biệt quân dân cho nên anh ta cũng được Tư Mã Quách Sĩ Kì trợ thủ. Hôm nay lại gặp phải một sự việc khó xử nên đặc biệt tới xin Quách Mục giúp đỡ.
Quách Mục dừng ngựa lại cười nói:
- Tìm ta có chuyện gì?
Thôi Diệu thở hồng hộc chạy lên phía trước, anh ta nhìn quanh thấy không có người, lại kéo ngựa của Quách Mục sang một bên. Quách Mục thấy anh ta thần thần bí bí liền xoay người xuống ngựa, lại hỏi:
- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
- Quách tham quân, ngài còn nhớ chuyện năm ngoái chúng ta bị người Cát La Lộc phục kích ở Kim Long không?
Quách Mục gật nhẹ:
- Ta đương nhiên nhớ rõ.
- Lúc ấy có hai thương đội, ta muốn nói tới thương đội từ Khang quốc tới, ngài có ấn tượng gì không?
Thôi Diệu lại tiếp tục hỏi.
Quách Mục nghĩ một lát chỉ nhớ mang máng là thương đội đó do một ông lão dẫn đầu, tên lão là gì thì lại quên mất. Ông ta thấy Thôi Diệu tự dưng lại nói tới việc xa xôi này, không khỏi kì quái hỏi:
- Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì?
- Việc là như vậy.
Thôi Diệu không cần ý tứ cười nói:
- Lần trước ta đã cùng thương đội kia đi Trường An. Trưởng thương đội tên là Mục Tháp, trên đường đi cũng có chút chiếu cố ta. Mấy hôm trước ông ta đã từ Trường An về đây, đang nghỉ ngơi ở thành Toái Diệp, đúng lúc gặp lệnh quản chế cấm ra khỏi thành, bọn họ không biết làm thế nào để rời đi. Cũng không biết ông ta làm thế nào nghe được tin tức của ta, đêm qua liền đến cầu ta trợ giúp.
Nói tới đây Thôi Diệu có chút khó khăn nói:
- Quách tham quân có thể giúp ta lúc này được không? Cho phép ta mở hé cửa thành cho họ ra ngoài.
Ra vào thành là quyền trong tay Quách Mục. Nếu là bình thường ông ta hẳn là sẽ rất vui vẻ đáp ứng, nhưng trước mắt đại chiến sắp xảy ra, ông ta cũng không thể tùy tiện cho người ra vào. Có thể Thôi Diệu là con cháu Thôi gia, tổ phụ từng là tướng quốc, nhị tổ phụ cũng là tướng quốc đương triều, còn có một người cô là Nguyên phi, thế lực chống lưng này khiến ông không muốn đắc tội. Nếu là người Hán đi Sơ Lặc, ông ta sẽ không chút do dự mà đáp ứng ngay, nhưng đối phương lại là thương nhân, nếu như là gian tế thì phải làm sao?
Trầm ngâm nửa ngày cuối cùng Quách Mục mới khó xử nói:
- Đã như vậy, việc này ta sẽ đi xin chỉ thị của đại soái. Nếu như ông ta đồng ý ta liền mở cửa cho họ ra. mới tới Sa Châu.
='mso-special-character:line-break'>
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...