“ Đệ thấy sao hả” Lạp Hy Đức chỉ vào tấm bản đồ, có chút đắc ý nói: “ Đây là tấm bản đồ làm từ gỗ trầm hương, phải mất ba năm mới hoàn thành. Ta đã huy động hơn hai ngàn người tham gia đo đạc, thu thập số liệu để làm ra nó. Ta có thể khẳng định đây là tấm bản đồ có giá trị nhất, lớn nhất vầ cũng là tấm bản đồ có giá trị sử dụng cao nhất. Coi nó là quốc bảo thì cũng không có gì là quá đáng cả. Có tấm bản đồ này trong tay thì trong cuộc chiến với Đại Đường chúng ta sẽ nắm chắc ít nhất là sáu phần thắng lợi.
“ Từ lâu thần đệ đã nghe nói Calipha bệ hạ có kiến thức địa lý rất uyên thâm. Hôm nay được tận mắt nhìn thấy quả là danh bất hư truyền” A Cổ Thập buông ra mấy câu khen ngợi tâng bốc Lạp Hy Đức mà thôi. Chứ thật ra hắn đã từng được nhìn thấy bản đồ địa hình ( một dạng bản đồ) của Đại Đường rồi. Người ta gọi cái bản đồ đó bằng một cái tên khác là sa bàn. Sa bàn này được làm từ đất sét, cát và nước. Trên sa bàn này núi là núi, sông là sông. Mặc dù nó không được làm từ gỗ trầm hương giống như tấm bản đồ của Lạp Hy Đức, nhưng xét về độ thực dụng thì nó ăn đứt cái “ quốc bảo” này của Lạp Hy Đức. A Cổ Thập cho dù nịnh bợ Lạp Hy Đức một chút, nhưng hắn nhận thấy trong lời nói của ông ta có phần kiêu ngạo thái quá. Xem ra Calipha đã quá tự phụ trong cuộc chiến với Đại Đường sắp tới rồi.
Nhưng A Cổ Thập cũng không nói gì thêm nữa, hắn chỉ lặng yên nhìn vào tấm bản đồ. Đều hắn quan tâm nhất lúc này là Lạp Hy Đức rốt cuộc sẽ cấp cho hắn bao nhiêu quân đội và tiền lương.
Lạp Hy Đức dường như cũng hiểu được những suy nghĩ của A Cổ Thập, nên ông ta cầm một cái que gỗ chỉ vào Tát Mã Nhĩ Hãn rồi nói: “ Ở Tát Mã Nhĩ Hãn hiện nay có một quân đoàn nô lệ gồm năm vạn người. Ta giao cho đệ chỉ huy quân đoàn này. Ngoài ra, ta sẽ lệnh cho quân đoàn Hô La San số hai và số bốn, tổng cộng là bốn vạn quân tiến vào đồn trú ở Bố Cáp Lạp. Trong tình huống khẩn cấp đệ có thể điều động, sử dụng số quân đội này. Còn bốn vạn quân ở Thổ Hỏa La đệ cũng có thể điều động bất cứ lúc nào. Đấy là về phương diện quân đội. Ngoài ra, đệ mang thân phận thân vương nhậm chức Tổng Đốc Tát Mã Nhĩ Hãn, dĩ nhiên sẽ là một Tổng Đốc cao cấp, sẽ có nơi riêng biệt để cho Tổng Đốc như đệ nghỉ ngơi. Đồng thời các Tổng Đốc khác như Tổng Đốc Đại Uyển, Tổng Đốc Bạt Hãn Na, cho tới Tổng Đốc Thổ Hỏa La cũng đều chịu sự tiết chế của đệ. Và dĩ nhiên đệ hoàn toàn có thể tùy ý điều động tiền lương và nô lệ ở các quân đoàn này. Và cũng giống như trước đây trong tình huống khẩn cấp, đệ có thể bãi miễn chức vu Tổng Đốc của bọn họ mà không cần thông qua ta”
Nói tới đây, Lạp Hy Đức bỗng nhiên trầm tư, không nói gì nữa. Ông ta chợt nhớ ra rằng mình còn có một gánh nặng trong lòng. Đó chính là việc Tát Man gia tộc đang nắm giữ thực lực rất lớn ở cả một khu vực rộng lớn phía đông sông A Mẫu hà. Trên thực tế A Bạt Tư vương triều của hắc y Đại Thực được xây dựng dựa trên nền tảng của Ngũ Mạch Diệp vương triều, cho vương triều của hắc y Đại Thực này cũng kế thừa rất nhiều chế độ và hơi hướng của Ngũ Mạch Diệp vương triều trước đây. Một trong những chế độ được kế thừa và có vai trò quan trọng nhất chính là chế độ phân phong có tên Y Khắc Tháp. Theo tiếng A Rập thì Y Khắc Tháp có nghĩa là phân phong. Trên thức tế, chế độ này chính là việc phân chia đất đai ở Đại Thực. Theo đó, một lượng lớn đất đai sẽ được phân phong cho các quý tộc, công thần, các tướng lãnh quân sự. Từ đó mà các đại gia tộc đã lần lượt ra đời.
Bản thân A Bạt Tư xuất phát từ gia tộc Hy Mẫu ở Hô La San. Trong quá trình chinh phục Ai Cập và phương Đông, A Bạt Tư cũng thực hiện chế độ giống như trước đây, đó là phân phong rất nhiều đất đai cho các tướng lĩnh và công thần, khiến cho bọn họ trở thành những gia tộc mới phát lên. Hiện tại trên phần lãnh thổ rộng lớn của hắc y Đại Thưc, tồn tại tất cả là gần một trăm gia tộc lớn nhỏ. Trong đó nổi tiếng hơn cả là các gia tộc như gia tộc Hy Mẫu ở Hô La San, gia tộc Ba Nhĩ Mã Khắc ở Tự Lợi Á, gia tộc Đồ Luân ở Ai Cập, và gia tộc Tát Man ở phía đông của sông A Mẫu hà, ngoài ra còn nhiều gia tộc khác. Những gia tộc này nắm trong tay một lượng lớn đất đai và nô lệ. Hàng năm, bọn họ đều nộp tiền thuế cho Calipha. Còn trong khu vực lãnh thổ mà mình nắm giữ, bọn họ tuyệt đối được nắm giữ quyền sinh quyền sát, thậm chí có những lãnh chúa còn làm Tổng Đốc của khu vực đó. Ví dụ như Tổng Đốc của Đại Uyển quốc cũng chính là thủ lĩnh của Tát Man gia tộc, tên gọi là Tháp Duy Nhĩ.
Tát Man gia tộc không chỉ nắm trong tay số của cải khổng lồ và rất nhiều đất đai mà bọn họ còn có hai vạn nô lệ quân của riêng mình. Dĩ nhiên Lạp Hy Đức sẽ không bao giờ chấp nhận hay bỏ qua cho gia tộc nào có quân đội riêng, vì thế cho nên số quân lính của các gia tộc này không được gọi là quân đội, mà gọi là những người thủ vệ trông nom bãi chăn thả. Mặc dù tên gọi là khác nhau, nhưng thực chất thì chúng chỉ là một mà thôi.
Sở dĩ Lạp Hy Đức có thể ngồi lên cái ngôi vị Cáp Lý Phát này cũng là do ông ta nhận được sự ủng ộ và hậu thuẫn rất lớn của đại gia tộc này. Cho nên đây là mối quan hệ rất khăng khít không thể tách rời ra được. Và khi mới lên nắm quyền Lạp Hy Đức cũng là một kẻ biết điều, ông ta luôn có thái độ khoan dung đối với các đại gia tộc đã ủng hộ mình. Nhưng khi mà Lạp Hy Đức đã ngồi trên ngai vàng của mình rồi, thì ông ta càng ngày càng nhận rõ một điều: ông ta không thể để cho các gia tộc ấy tồn tại như thế được nữa. Bởi vì, Lạp Hy Đức ý thức được rằng những gia tộc này sớm muộn gì cũng uy hiếp đến sự sinh tồn của A Bạt Tư Cáp Lý Phát đế quốc.
Trầm ngâm một lúc lâu, Lạp Hy Đức mới từ từ nói: “ Đã có rất nhiều người phản ánh, tỏ thái độ oán trách sự ngang ngược Tát Man gia tộc với ta. Bọn chúng thu thuế ở lưu vực sông Chân Châu Hà cao gấp mấy lần so với các nơi khác trong đế quốc. Vì thế ta hy vọng sau khi đệ đến nhậm chức ở đó thì hãy cố gắng ước thúc, kiềm chế Tát Man gia tộc ấy, tuyệt đối không thể để A Bạt Tư vương triều bị hủy hoại trong tay những thứ sâu mọt này.
A Cổ Thập cúi mình thật sâu thi lễ nói: “ Xin Calipha bệ hạ yên tâm, thần đệ sẽ thực hiền đầy đủ từng mệnh lệnh của người”
Thời gian lúc này đã bước sang tháng năm rồ, khí trời cũng đã từ từ nóng dần lên. Và đây cũng chính là khoảng thời gian mà thảo nguyên tưng bừng và tràn đầy sức sống nhất trong năm. Những con dê con mới chào đời, đang lớn nhanh như thổi. Bên cạnh bầy ngựa cũng đã xuất hiện những chú ngựa nhỏ. Cây cỏ tươi tốt cung cấp cho chúng nguồn thức ăn dồi dào, nguồn nước thì dư thừa. Có thể nói trên thảo nguyên lúc này người ta có thể nhìn thấy một cảnh tượng tràn đầy sức sống.
Vào sáng sớm của một ngày tháng năm, ở A Đồ Mộc trấn nằm ở phía đông bắc của Toái Diệp bỗng nhiên xuất hiện một đội kỵ binh gồm năm ngàn người. Đội kỵ binh này không tiếng không tăm mà ập đến tựa như là từ trên trời rơi xuống vậy. Khi bọn họ vừa mới vào trong trấn thì người ở đây cũng không để ý đến bọn họ lắm, bởi vì trong vài chục năm nay đã có nhiều đội quân đi qua cái trấn này rồi, như quân Hồi Hột, quân Cát La Lộc. Mà thậm chí là quân đội Đại Thực cũng đã từng qua đây. Cho nên những người sống ở trong trấn này gần như đã quen với chuyện có một đội quân nào đó đi ngang qua đây nên bọn họ cũng không bất ngờ gì. Trên thực tế, A Đồ Mộc trấn là do những người thương nhân Túc Đặc và người Đột Kỵ Thi dựng lên và quản lý. Tất cả bọn họ đều không nghĩ rằng sẽ có đội quân nào đó lại muốn chiếm giữ nơi này. Nhưng rất nhanh sau đó, những thương nhân Túc Đặc bắt đầu cảm thấy bất an, họ đoán đội kỵ binh này chắc hẳn là Đường quân. Nhưng bọn họ lại chỉ có ba ngàn người, nếu như bọn họ muốn đi tấn công người Cát La Lộc thì quân số xem chừng còn thiếu một chút. Nhưng nếu bọn họ tới để dò xét, thám báo tin tức thì lại đông quá mức cần thiết. Những người thương nhân Túc Đặc khôn ngoan đang suy đoán tình hình, bọn họ đã bắt đầu ngửi thấy có nguy hiểm trong không khí của cái trấn A Đồ Mộc này.
Quả nhiên như sự lo lắng của bọn họ, Đường quân đã nhanh chóng cho dựng doanh trại tạm thời trên bãi đất trống gần Yêu Long hồ ( nằm ngay cạnh A Đồ Mộc trấn). Thậm chí đến trưa, trên đầu đường cái dẫn vào A Đồ Mộc trấn đã xuất hiện bóng dáng của Đường quân đi tuần tra. Và bọn họ đang làm công việc duy trì trật tự trên đường. Như vậy nghiễm nhiên Đường quân đã chiếm lĩnh A Đồ Mộc trấn rồi.
Đến lúc này, mấy ngàn thương nhân Túc Đặc ở trong trấn xôn xao, ồn ào như ong vỡ tổ vậy. Các nhân vật đầu não của bọn họ lập tức được triệu tập để họp gấp với nhau. Tất cả bàn bác, cùng nhau tìm đối sách trong sự sợ hãi, thấp thỏm. Đối với việc lợi ích trước mắt của chính mình đang bị đe dọa, đã khiến cho những thương nhân Túc Đặc này lại đoàn kết với nhau hơn. Bọn họ nhanh chóng thống nhất được phương án đối phó. Cụ thể, một mặt bọn họ lập tức phái người tới Cát La Lộc và Hồi Hột để cầu cứu. Mặt khác thì phái đại biểu tới đàm phán, giao thiệp với Đường quân, yêu cầu Đường quân phải lập tức rút lui khỏi A Đồ Mộc trấn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...