Chương 1. TRIỆU GIÁP TỰ BẠCH
Ta Triệu Giáp, đao phủ số một Bộ Hình, hành nghề chốn kinh thành trên bốn mươi năm. Đầu người rụng dưới lưỡi đao của ta phải dùng thuyền để chở, không đếm xuể. Sáu mươi tuổi, đương kim Hoàng Thái Hậu ân chuẩn cho ta về quê dưỡng lão, ban thưởng hàm thất phẩm cho ta. ta vốn định giấu tên giấu tuổi ở một nơi khỉ gáy cò ho, trong ngôi nhà đồ tể con ta, để tu thân dưỡng tính. Di dưỡng tuổi già. Nào ai ngờ sui gia Tôn Bính, dùng yêu thuật mê hoặc dân chúng, dựng cờ tạo phản, vi phạm quốc pháp, dẫn đến tranh chấp liệt cường. Để trấn áp loại dân bất trị, bảo vệ kỷ cương, Tuần phủ Sơn Đông Viên đại nhân yêu cầu ta trở lại với nghề, thi hành án phạt đàn hương. Tục ngữ có câu: “Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, chim hót vì người hiểu tiếng chim”. Để báo đáp ơn tri ngộ của Viên đại nhân, ta lại cầm lấy thanh đao giết người. Đúng là:
Sáng sớm mai, tay nóng như lò than, ta biết sắp gánh nặng ngàn cân (ái chà chà). Tri huyện Tiền cao ngạo khinh dân, coi lão Triệu như đồ vứt bỏ (ái chà chà). Lão Tiền bị tướng đắc sủng triều đình làm nhục, xấu hổ ê chề trước mặt ta (ha ha ha). Người ta thường nói: Người gặp niềm vui lòng thư thái, tướng quân thắng trận dễ xuề xòa! (chà chà chà). Ta mất hai chiếc răng, Tiền Đinh thì mũ ô sa chắc không còn! Triệu Giáp ta ngồi trước Nghênh phong đình, xem lũ lâu la, khênh vào nhà ta rương to rương nhỏ, của đấy!
Miêu Xoang “Đàn hương hình – Đạo bạch. Quỉ điệu”
Ba Tống, tên cầm đầu bọn sai nha chó cậy gần nhà, cáo mượn oai hùm, mọi người phải gọi hắn là ông Bam ai cũng phải sợ hắn, hôm nay hắn đứng trước mặt ta cười nhăn nhở. Hôm qua, lưng hắn thẳng đuỗn, hôm như mềm như bún. Bọn hậu sinh, ta đây sống trên bốn mươi năm chốn kinh thành, có loại người nào chưa gặp? Có sự việc nào chưa trải qua? Nha dịch trong thiên hạ thằng nào chẳng như con c., nếu nha dịch huyện Cao Mật không là con c., thì Cao Mật không phải đất nhà Thanh! Tên đầu muc nha dịch vái ta một cái rất dài, miệng leo lẻo:
-Lão… lão… lão tiên sinh, cho khênh những thứ ngài cần vào chứ ạ?
Ta nhếch mép, giấu nụ cười mỉa trong bụng. Ta hiểu ý nghĩa của một loạt tiếng “lão” ở cửa miệng hắn. Hắn định gọi ta là “ông”, nhưng rõ ràng ta không phải là ông; hắn định gọi ta “Lão Triệu” nhưng ta ngồi trên ghế dựa do Hoàng thượng ban tặng. Hắn đành gọi là tiên sinh vậy! Đúng là một thằng ranh mãnh! Ta khẽ giơ tay:
-Khênh vào!
Tên đầu mục dài giọng như hát:
-Khênh các thứ của lão tiên sinh vào!
Bọn nha dịch như một lũ kiến đen, khuân những thứ mà hôm trước ta đề xuất với Viên đại nhân, vào sân, trình từng thứ một trước mắt ta.
Một thanh gỗ đàn hương dài chừng năm thước, rộng năm tấc, giống thanh thiết giản mà Tần Thúc Bảo sử dụng. Vật này khôngười thể thiếu.
Một con gà trống trắng mào đen, hai chân buộc dây đỏ. Con gà nằm trong bọc một nha dịch mặt trắng, y hệt một đứa trẻ đang nổi cáu. Con gà to lớn mào đen như thế này là của hiếm, không hiểu kiếm ở Cao Mật hay ở đâu?
Một bó dây da trâu sống sặc mùi diêm sinh trắng, màu xanh nhợt như nhựa cỏ.
Hai chiếc dùi đục màu đỏ tía nhẵn bóng, có thể từ thời Khang Hi. Nó được làm bằng gỗ táo lâu năm, ngậm no dầu, nặng hơn sắt, nhưng nó không phải sắt, mà là gỗ, dẻo hơn thép. Ta cần loại cứng mà dẻo như thế.
Gạo trắng hai trăm cân, đựng trong hai bao tải to tướng. Gạo loại Một, thơm phức, trắng xanh, ngó qua cũng biết là đặc sản phủ Đăng Châu, huyện Cao Mật không có loại ngon như thế.
Bột mì hai trăm cân, đóng trong bốn túi, túi nào cũng có nhẫn như của nước ngoài.
Trứng gà một làn, quả nào cũng nhuộm đỏ. Có một trứng gà so, vỏ dính máu. Nhìn quả trứng dính máu, ta tưởng tượng con gà mặt đỏ gắt khi đẻ lần đầu.
Thịt bò một súc, chất đầy chậu, gần như các gân còn đang co giật.
Một chiếc ghênh cỡ mười tám tấc miệng. Ghênh to thật, luộc cả con bò.
……
lại còn nửa cân nhân sâm, Ba Tống thủ trong bọc, tự tay đưa cho ta, qua lần giấy gói mà đã ngửi thấy mùi thơm đắng. Ba Tống hí hửng khoe:
-Bẩm tiên sinh, chỗ sâm này lấy từ cỗ hiệu thuốc Bảy Tần, để trong một chiếc thố sứ men xanh, cất trong tủ rương ba lần khóa. Bảy Tần bảo, nếu là giả thì đem đầu hắn ra mà chặt. Sâm này rõ ràng là của hiếm, nói gì uống, tiểu nhân chỉ ôm trong bọc mà bước đi cứ nhẹ tênh, đầu óc tỉnh táo, cứ như đắc đạo thành tiên!
Ta mở gói giấy, đếm những củ sâm màu nâu, có chỉ đỏ buộc ở cổ từng củ, một củ hai củ ba củ năm củ, tất cả tám củ. Những củ sâm này, to thì bằng chiếc đũa, nhỏ thì bằng dải đậu, tất cả đều có râu, nhẹ tênh, làm sao đủ nửa cân? Ta liếc xéo tên đầu mục. Thằng khốn lập tức gập người xuống, nặn ra một nụ cười, nói nhỏ:
-Không có gì qua được mắt lão tiên sinh, tám củ sâm này chỉ được bốn lượng. Nhà Bảy Tần chỉ còn có vậy. Bảy Tần nói là, chỗ sâm này sắc đổ vào miệng thì người chết đội nắp áo quan mà dậy. Lão tiên sinh, hay là…
Ta phẩy tay, không nói gì. Nói gì bây giờ? bọn đầu mục là loại ranh như ma, khôn như rận. Hắn khuỵu một chân lễ một lễ. Một lễ của hắn rất có giá, riêng khoản sâm, vào túi hắn phải năm mươi lượng. Hắn lôi trong bọc ra một ít bạc lẻ, nói:
-Bẩm viên ngoại, đây là tiền mua thịt lợn, tiểu nhân nghĩ, bở béo không đến người ngoài, nhà tiểu nhân bán thịt lợn thì cần gì mua ở đâu? Vậy nên tiểu nhân tự quyết định, chỗ tiền này là tiết kiem từ khoản thịt lợn.
Ta biết, so với khoản nhỏ túi từ nhân sâm thì khoản này bõ bèn gì. Tuy vậy, ta vẫn biểu dương:
-Cảm ơn sự chu đáo của ông, chia cho anh em làm tiền trà nước!
-Tạ ơn ông lớn Viên ngoại! – Tên đầu mục lại vái một vái, những tên nha dịch khác nhất loạt quì xuống, đồng thanh cảm ơn.
Mẹ kiếp, đồng tiền hay thật! Ít bạc lẻ, mà bọn khốn kiếp nâng ta từ “lão Tiên sinh” lên “Lão Viên ngoại”. Cho hắn một đồng nguyên bảo, chắc chắn hắn sẽ quì sụp gọi ta là bố. Ta phẩy tay, bảo bọn hắn đứng dậy. Ta làm ra vẻ phớt đời, sai bảo hắn như ai chó: đi đi, khuân hết các thứ này đến pháp trường. Trước bục thi hành án, đắp cho ta một bếp lớn, đồ dầu thơm vào ghênh, cho củi vào bếp, nhóm lửa lên. Rồi đắp cho ta một bếp nhỏ, trong lều kê cho ta một cái chum, trong chum đổ đầy nước, nước ngọt chứ không phải nước lợ. Còn nữa, chuẩn bị cho ta một ấm đất dùng để sắc thuốc, một cái phễu bằng sừng trâu để đổ thuốc cho súc vật. Đắp cho ta một giường đất trong lều, đệm rơm mới thu hoạch năm nay, trải thật dày. Còn nữa, ngươi phải đích thân vác cái ghế dựa này đi, chắc ngươi đã biết lai lịch chiếc ghế này. Ông lớn nhà ngươi và Viên đại nhân trên tỉnh đều đã ba lạy chín khấu đầu chiếc ghế này. Ngươi phải rất cẩn thận, chỉ xước một tí sơn, là Viên đại nhân sẽ lột da ngươi. Tất cả những công việc trên sẽ phải hoàn tất vào trưa mai, cần gì cứ đi tìm ông lớn nhà ngươi. Viên đầu mục cúi sát đất:
-Xin tiên sinh cứ yên tâm.
Tống tiễn bọn sai nha đi rồi, ta điểm lại bằng mắt vật còn lại trong sân: thanh gỗ đàn hương. Đây là vật quan trọng nhất, phải gia công cẩn thận, nhưng ta không muốn bọn súc sinh ấy xem quá trình gia công. Mắt chúng bẩn thỉu, chúng xem thì mất thiêng. Còn gà trống cũng không để chúng ôm, chúng ôm thì cũng mất thiêng. Ta đóng cổng, hai tên nha dịch cầm yêu đao đứng gác hai bên, bảo vệ an toàn cho ta. Xem ra, tri huyện Tiền này làm việc cực kỳ cẩn thận. Ta biết, hắn làm là để cho Viên đại nhân thấy. Hắn căm ghét ta, lợi ta hiện vẫn đang chảy máu. Để dạy cho tên quan chó má này một bài học, ta cũng phải có bài bản, không được tự ti. Không phải ta dựa thế Hoàng thượng Hoàng Thái Hậu để lên mặt ra vẻ ta đây, càng không phải mượn phép công để báo thù riêng. Đây là sự tôn nghiêm của quốc gia! Ta là người thi hành án, đối tượng lại là một trọng phạm nổi tiếng, kinh động cả thế giới, thì lại càng phải oai, không phải là cái oai của bản thân ta, mà là uy danh của triều Đại Thanh, không thể để bọn ngoại bang cười nhạo chúng ta.
Đ. bà thằng Caclôt, ta biết từ lâu, châu Aâu các người có đóng đanh câu rút. Chẳng qua là đóng đinh người trên thanh gỗ cho chết là cùng chứ gì. Ta sẽ cho các người mở mắt mà xem hình phạt của Trung Quốc tinh vi ảo điệu đến mức nào, chỉ riêng cái tên: Đàn Hương Hình, đã tao nhã biết chừng nào, vang vọng biết chừng nào, ngoài thô trong đẹp, hương sắc cổ xưa, châu Aâu các người làm sao nghĩ nổi hình phạt này? Đám láng giềng của ta, cái bọn tầm mắt không nhìn quá tinh mũi ấy, thập thò ngoài đường ngoài phố, ngó vào nhà ta, vẻ mặt của chúng mách bảo chúng ta, chúng đang ghen tị, đang ao ước được như ta. Mắt chúng chỉ nhìn thấy của cải, không nhìn thấy mối nguy hiểm đằng sau của cải. Con trai ta cũng lẩm cẩm như những người trên phố, nhưng con trai ta lẩm cẩm một cách đáng yêu. Râu ta không hiểu dừng mọc tự khi nào? ta nhớ lời Già: Các con, nghề của ta chẳng khác thái giám trong cung, thân tịnh rồi nhưng tâm chưa chết; chúng ta tuy bộ tam sự vẫn còn nguyên, nhưng tâm thì đã chết. Già nói, khi nào đứng trước phụ nữ mà ta nhịn được, không những vậy, mà còn không nghĩ đến chuyện ấy, thì khoảng cách giữa ta và một đao phủ xuất sắc không còn bao xa. Cách đây mấy chục năm ta về nhà làm qua quít chuyện ấy, ra đồi một thằng con ngốc nghếch nhưng ta rất ưng ý. Rất thuận mắt. Không dễ đâu! Chẳng khác một cây cao lương được đẻ ra từ một nồi cao lương đang đun trên bếp. Ta dùng trăm phương nghìn kế để được cáo lão về quê, chính là vì ta nghĩ đến con trai ta. Ta phải đào tạo nó thành tên đao phủ ưu tú nhất của triều Thanh. Hoàng Thái Hậu đã dạy: nghề nào cũng có Trạng nguyên của nghề. Ta là Trạng nguyên, con trai ta cũng phải là Trạng nguyên. Con dâu ta là một con yêu tinh. Nó tằng tịu với Tiền Đinh khiến ta chịu bao nhục nhã! Đúng là trời xanh có mắt: bố đẻ nó rơi vào tay ta. Ta cười bao nó:
-Con dâu này, là thông gia nên ít nhiều phải nghĩ đến nhau. Những thứ này chuẩn bị cho cha con đó.
Con dâu tròn mắt nhìn ta, miệng há hốc, mặt tái xanh, hồi lâu không nói được gì. Con trai ngồi trước con gà trống, cười hỉ hả:
-Con gà này của nhà mình, hở cha?
-Ừ, của nhà mình.
-Các thứ gạo, bột, thịt cũng là của nhà mình, hở cha?
-Ưø, đều là của nhà mình.
-Ha ha ha…
Con trai cười rất to. Xem ra, nó không hoàn toàn ngốc nghếch, vẫn trọng của cải thì không ngốc. Những thứ này đúng là của nhà ta, nhưng ta phải cố gắng hết mình cho đất nước. Ngày mai vào giờ này, ta đã trình diện rồi.
-Bố ơi, bố thi hành bố con phải không? – Con dâu rụt rè hỏi, khuôn mặt mịn màng phủ lên một lớp rỉ.
-Đó là số phận của bố đẻ con.
-Bố định giết bố con theo kiểu nào?
-Xiên như xiên chả bằng bỗ đàn hương.
-Đồ súc sinh!… - Mi Nương gào lên thất thanh – Đồ súc sinh!…
Rồi đánh mông, mở cổng vọt ra đường.
Ta đưa mắt nhìn theo con dâu chạy như phát rồ, gọi với theo:
-Con dâu yêu quí, ta sẽ làm cho bố đẻ của con lưu danh muôn thuở, sẽ được dựng thành một vở kịch vĩ đại, hãy đợi đấy!
Ta bảo con trai đóng cổng, lấy cưa sắt xẻ thanh gỗ làm hai mảnh ngay trên cái phản làm thịt lợn còn nguyên vết máu. Tiếng cưa xé màng nhĩ, y như cưa sắt chứ không phải cưa gỗ. Tia lửa bắn ra từ mạch cưa. Lưỡi cưa nóng bỏng tay, mùi thơm kỳ lạ của gỗ xộc lên mũi. Ta bào hai thanh gỗ thành hình kiếm, có đầu nhọn, có hai mặt lưỡi nhưng không sắc, tù như lá hẹ. Dùng giấy ráp thô rồi giấy ráp mịn đánh đi đánh lại nhiều lượt, cho đến lúc có thể soi gương. Đương nhiên, ta chưa lần nào thi hành án đàn hương, nhưng biết rõ đây là trọng án, dụng cụ thì phải tốt, chuẩn bị chu đáo. Đây là thói quen ta học được từ Già Dư. Công việc chuốt, mài cọc đàn hương chiếm trọn nửa ngày, dụng cụ tốt thì công việc mới suôn sẻ. Ta vừa mãi nhẵn xong hai thanh bảo bối, thì một tên sai nha gõ cửa báo, rằng theo yêu cầu của ta, quan huyện Tiền Đinh đã cho dựng Thăng Thiên Đài trên bãi tập trước Thư viện Thông Đức, trung tâm của huyện. Đài này sẽ được truyền tụng hàng trăm năm. Cái lều lợp cói do ta yêu cầu cũng đã xong, ghênh đã bắc lên bếp, dầu thơm đang sôi sùng sục. Chảo nhỏ hơn cũng đang ninh thịt bò.
Ta khịt mũi, quả nhiên ngửi thấy mùi thơm do gió thu đưa tới.
Con dâu chạy đi từ sáng sớm, giờ vẫn chưa về nhà. Có thể hiểu được tâm trạng của nó. Vẫn là chuyện cha đẻ bị hành hình, bụng không đau thì dạ đau! Nó đi đâu nhỉ? Gặp cha nuôi Tiền Đinh cầu cứu chăng? Con dâu ơi, cha nuôi của con đã như tượng đất qua sông, cái thân ông ta chưa chắc đã còn? Không phải ta có lời nguyền, nhưng ta đoán rằng, cái ngày Tôn Bính thở hơi cuối cùng, thì cũng là lúc cha nuôi con xui xẻo!
Ta cởi quần áo cũ, thay bộ đồng phục mới. Aùo trắng thắt lưng đỏ, mũ nỉ đỏ, tua mũ màu hồng, ủng da màu đen. Đúng là người tốt vì lụa, ngựa đẹp vì yên cương, mặc đồng phục vào, ta khác hẳn. Con trai cười hì hì, hỏi ta:
-Cha làm gì vậy? Đi xem hát Miêu Xoang, hở cha?
Miêu Xoang gì mà Miêu Xoang? Hát cái mả mẹ mày, con ơi! Ta rủa thầm thằng con, bảo nó thay bộ đồ lấm tấm dầu mỡ và vết máu. Thằng con cứ leo lẻo:
-Cha nhắm mắt lại đi, không được nhìn! Vợ con thay quần áo vẫn bắt con nhắ mắt lại.
Ta nheo mắt nhìn con trai thay quần áo, thấy thuần là cơ bắp, nhưng cái vật giữa hai chân, nhìn qua cũng biết là không dùng được.
Con trai đi ủng cổ cao đế mềm màu đen, thắt lưng nhiễu đỏ, đội mũ có dải đó, cao to lừng lững, oai phong lẫm liệt, ra vẻ một anh hùng hào kiệt, nhưng động một tí là miệng méo xệch, mắt tròn xoe, gãi đầu gãi tai như khỉ đột.
Ta vác hai chiếc cọc đàn hương, bảo con trai ôm con gà trống trắng mào đen, ra khỏi nhà, đi về phía thư viện Thông Đức. Hai bên đường đã có rất nhiều khách đến xem thi hành án, nam có nữ có, già có trẻ có, tất cả đều tròn mắt há hốc miệng như đàn cá ngáp trên mặt nước. Ta ngẩng đầu, ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng, nhưng tình hình hai bên đường, ta biết hết. Con trai ngó trước ngó sau, chốc chốc lại cười ngây ngô với hai bên đường. Con gà trống luôn cựa quậy trong tay con trai, kêu cục cục. Đây đó toàn những bộ mặt ngây ngô. Con trai ta đã ngố, nhưng những người hai bên đường càng ngố hơn. Bà con, kịch hay chưa công diễn, các người hôm nay xem ngán rồi, ngày mai diễn thật thì xem làm sao? Có loại người như ta, các người thật diễm phúc. Phải biết rằng, không một vở kịch nào trong thiên hạ hay bằng đàn hương hình – giết người bằng cọc gỗ đàn hương. Cả nước Trung Quốc không ai thi hành nổi án đàn hương, trừ Triệu Giáp. Vì rằng, có loại người như ta, các người mới được xem một vở diễn mà thế giới chưa có hoặc không bao giờ có. Chẳng phải diễm phúc là gì?
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...