Cô Đơn Vào Đời

Sáng sớm ngày hôm sau,
tôi bắt xe buýt số 538 đến thẳng ga Vũ Xương, mua một vé tàu đến thành phố X.
Tám giờ tối hôm đó sẽ xuất phát, bốn giờ sáng ngày hôm sau đến nơi. Không biết
tại sao ngành đường sắt lại xếp lịch tàu oái ăm đến thế. Đến nơi lúc bốn giờ
sáng. Sớm thế thì tại nhà ga quỷ chẳng thấy mà người cũng không.

Tôi cầm trong tay chiếc
vé toa ghế cứng giá 90 tệ, nghĩ đến việc từ bé đến giờ chưa bao giờ một mình ra
khỏi Vũ Hán, chưa bao giờ cả đêm một mình lênh đênh trên tàu, chưa bao giờ ngồi
ghế cứng. Vậy mà bây giờ chỉ vì nhớ nhung một người mà cam tâm tình nguyện,
vượt hàng nghìn dặm đường, chịu đựng nhiều gian khổ để đến thăm người mình yêu.
Tôi bỗng thấy mình thật vĩ đại, nhưng cũng lại thấy sờ sợ.

Trở về kí túc xá, tôi lập
tức gọi điện cho Hứa Lật Dương: “Anh ơi, em sắp được gặp anh rồi! Em sẽ đi
chuyến tàu tối nay.”

Đầu dây điện thoại bên
kia phát ra những âm thanh vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ, chắc là khuôn mặt đó
đang vô cùng rạng rỡ và sung sướng. Nghĩ đến việc có thể gặp Hứa Lật Dương,
nghĩ đến gương mặt anh ấy sẽ vui mừng thế nào khi gặp mình thật tuyệt biết mấy!
Ôi tình yêu thật là vĩ đại!

Tôi báo anh ấy không cần
ra đón tôi. Bởi vì ga tàu cách trường Hứa Lật Dương học rất xa, nếu đi taxi
phải mất 100 tệ. Gia định chúng tôi đều là những gia đình bình thường, rất tôn
trọng lời dạy của Đảng, tiếp nhận sự giáo dục của Đảng, kế thừa truyền thống
tiết kiệm. Sau khi xuống tàu, tôi sẽ tìm một chỗ nào gần đó để nghỉ tạm qua
đêm, đợi đến khi trời sáng, anh ấy sẽ ngồi xe buýt đến đón tôi là được. Chỉ cần

tìm được chỗ để nghie là tốt rồi.

Nhưng Hứa Lật Dương nói:
“Không được. Như thế không an toàn. Để anh ra đón em.”

Tôi vẫn khăng khăng nói:
“Cứ thế, không bàn nữa.”

Từ trước đến giờ, Hứa Lật
Dương vẫn rất nghe lời tôi, anh chẳng bao giờ làm tôi mếch lòng nên thấy tôi
kiên quyết vậy cũng chẳng nói gì thêm.

Đêm hôm đó Tếu Ảnh tiễn
tôi ra ga. Tôi lo lắng cho Tếu Ảnh một mình về trường không an toàn nên bảo:
“Hay là cậu bảo Trịnh Thường cùng đi?”

Tếu Ảnh nói: “Chiều nay,
Trịnh Thường phải đi đánh bóng ở trường bên cạnh, không có thời gian để đưa
mình đi đâu.”

Tôi thở dài rồi không nói
gì thêm nữa.

Bảy giờ. Ở ga, người rất
đông, mỗi người một vé. Ai cũng tay xách nách mang. Chỉ có mình tôi với chiếc
ba lô trên vai.

Đó là lần đầu tiên trong
đời tôi ngồi ở toa ghế cứng. Lần đầu tiên luôn luôn sâu đậm, nhất là lần khổ sở
đầu tiên.

Lúc mới lên tàu còn ồn,
tôi có chỗ ngồi, trong toa cũng chỉ có mấy người đang đứng mà thôi.

Tôi rú cuốn sách mang
theo người ra đọc, tự nhủ, chẳng có gì đâu, chỉ ngồi có một đêm trên tàu thôi
mà! Chỉ ngồi có tám tiếng thôi mà. Mười hai năm ngồi ghế nhà trường ở Trung
Quốc, chẳng dạy được gì nhiều nhưng ít nhất rèn luyện được cho chúng tôi một
điều. Đó là chiêu “toạ công”. Giờ lên lớp không chỉ phải ngồi mà acòn phải ngồi
cho ngay ngắn, không được đọc truyện, không được ăn quà, không được nói chuyện,
không được đùa nghịch, không được cởi giày, còn không được đi toilet. So với
ngồi trên ghế nhà trường mười hai năm thì việc ngồi tàu tám tiếng đồng hồ đúng
là chẳng ăn nhằm gì. Dù sao tám tiếng này tôi vẫn có thể muốn làm gì thì làm,
muốn nghe nhạc thì nghe nhạc, muốn đọc sách thì đọc sách, muốn đi toilet vẫn có
thể được đi toilet. Cứ suy nghĩ như vậy, tôi thấy mình thoải mái hơn nhiều.

Thế nhưng chuyến tàu này
đã dừng ở rất nhiều ga. Và không biết ở ga nào có một đoàn người ồ ạt lên tàu
làm cho toa xe chở nên chật cứng, hơn nữa họ còn mang lên toa đủ thứ mùi khó
chịu và những âm thanh nghe đến nhức lỗ tai. Trông toa tàu rối loạn như một
trại tị nạn vậy.


Tôi không thể đọc thêm
được một chữ nào nữa, trong người bắt đầu cảm thấy bực bội, khó chịu. Miệng
khát khô nên tôi uống nước liên tuc. Kết quả của việc uống nước liên tục là tôi
không nhịn được việc phải đi toilet. Chỗ tôi ngồi cách toilet chỉ có 10m, nhưng
từ lúc đứng dậy, chen vào đám đông, len đến được trước cửa toilet, bảo những
người ngồi trước cửa toilet đứng dậy nhường đường cho mình vào, tôi đã phải
dừng mất hai mươi phút.

Quay lại chỗ ngồi, tôi
không dám uống thêm giọi nước nào nữa. Ngửi cái mùi hôi hôi, ám đầy mùi tàu xe,
mùi người và các thể loại mùi pha tạp khác bốc lên từ cơ thể mình, mắt tôi bỗng
ngấn đầy nước mắt. Tôi cảm thấy mình như đang bị ai đó bắt nạt, tự nhiên muốn
khóc nhưng trong lòng lại thấy khinh bỉ sự yếu đuối và đỏng đảnh của mình.

Cả buổi tối tôi cứ ngồi ở
đó, rất buồn ngủ nhưng lại không hề có ý định sẽ ngủ. Cái cảm giác đó làm tôi
càng cảm thấy khó chịu vô cùng. Cảm giác hạnh phúc sắp được gặp Hứa Lật Dương
bỗng nhiên bị toa tàu kinh khủng này làm cho xẹp lép đến mức chẳng còn tẹo nào.

Chỉ từ mỗi việc này thôi,
tôi đã tự cảm thấy hoá ra mình chẳng vĩ đại như mình vẫn tự tưởng tượng. Tôi
đỏng đảnh và quá là ích kỉ.

Cuối cùng cũng đến nơi,
tôi chuẩn bị tìm một quán trọ nào đó gần ga để nghỉ tạm chờ trời sáng Hứa Lật
Dương sẽ ngồi xe buýt đến đón tôi. Nhưng vừa lách ra khỏi cửa toa, bước xuống,
tôi đã nhìn thấy Hứa Lật Dương đang đứng đó.

Vừa ngạc nhiên, vừa vui
mừng, cứ như là một nghìn năm rồi chưa gặp, tôi lao vào vòng tay Hứa Lật Dương,
ôm chặt lấy anh, nước mắt không biết từ đâu cứ trào ra. Có lẽ là nhìn thấy Hứa
Lật Dương, tôi quá đỗi vui mừng, hoặc có lẽ vì tôi quá nhớ anh ấy, hay cũng có
thể do trên đường đi tôi thấy vất vả quá, hoặc có thể do tất cả những cảm xúc
ấy làm cho nước mắt trào ra như một cách biểu hiện duy nhất tôi có thể làm được
vào lúc này.


Hứa Lật Dương vừa ôm chặt
tôi vào lòng vừa nói: “Sao lại khóc thế này? Có phải nhớ anh quá không? Nào,
anh thơm cái nào.”

Đáng nhẽ ra tôi muốn
khóc, kể lể với Hứa Lật Dương nghe tất cả những khó khăn mà tôi đã phải chịu
đựng suốt chặng đường đi nhưng nghe anh ấy nói, tôi khóc là vì nhớ anh nên tôi
bỗng chẳng biết nói gì.

Chúng tôi tay trong tay
đi ra khỏi ga. Ngón tay Hứa Lật Dương đông cứng lại, lạnh toát. Tôi nắm chặt
lấy tay anh và hỏi: “Sao tay anh lại lạnh thế này?”

Hứa Lật Dương cười nói:
“Ngốc ạ, anh đã đứng đây đợi em cả đêm, Anh tiếc không muốn đi taxi đến đây vì
thế nên đành đi chuyến xe cuối cùng lúc chín giờ, sau đó đứng đây từ lúc đó đợi
em.”

Tôi ngẩng đầu lên, nhìn
đôi mắt đỏ ngầu của anh, thấy sống mũi mình cay cay.

Đáng nhẽ tôi bảo chúng
tôi nên tìm một quán trọ nào đó nghỉ tạm rồi sáng mai bắt xe buýt về cho rẻ
nhưng Hứa Lật Dương nói không an toàn, nên đi taxi về trường, nơi đó anh đã sắp
xếp xong chỗ ân ở cho tôi rồi.

Tôi gật đầu cùng anh đi
ra khỏi ga, lên taxi đi về trường anh.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận