Cô Dâu Âm Môn


Hôm sau, trời còn chưa sáng nhà họ Lương đã lục đục rời giường.

Vợ chồng lão mon men ra phía vách tường bên ngoài, một mảng tường đất ám cháy đen hiện nguyên hình sát bên lỗ thông gió, nhìn kĩ giống như là hình thù loài bò sát đang bám lên.Lão sợ quá, vội đem Minh Nhi sang nhà hàng xóm Lan Tất nhờ trông hộ, sau đó hai vợ chồng chở nhau trên chiếc xe đạp cởi chuồng lóc cóc chạy sang thôn Láng Hạ.Láng Hạ là làng của người dân tộc, cách Cao Đoài chỉ hai thôn, người ở đây rất cần cù chăm chỉ nhưng khổ nỗi ở dơ quá..

Từ người lớn đến trẻ con người nào người nấy mặt mũi lem luốc, chân tay bùn đất, áo quần như tám năm không giặt đặc sệt một màu xám ngắt.

Cho nên lúc trẻ con Láng Hạ đi học thường bị các thôn khác xa lánh, chỉ chơi được với nhau.Nông thôn thì ai chẳng ngày cuốc đất đêm bắt ếch ngoài đồng nhưng ở bẩn thế này thật sự không chấp nhận được, từ xa đã ngửi thấy mùi mốc meo.Lão Lương có quen biết vài ba người bạn ở Láng Hạ, nhưng hôm nay lão không phải tìm người uống chè tán gẫu, lão tìm cụ Thời Niên – một thầy pháp giỏi nhưng không có tiếng.Cụ Thời Niên năm nay 62 tuổi, năm xưa là bạn của cha lão Lương, từ khi cha mất chỉ thỉnh thoảng hai bên mới gặp mặt nhau trên đường chuyện trò vài câu kính lão.Cụ này sinh ra số phận hơi ngặt nghèo, cha mẹ đều mất trong chiến tranh, họ hàng chẳng còn lại mấy người để nương tựa, năm ấy cụ mới 6 tuổi.


Sau, có lần lính giặc xông vào làng loạn bắn, cụ sợ quá chạy lạc mất, thế nào mà lạc lên tận vùng núi Thanh Mã, may thay được người ta nhặt về cưu mang.Người cứu cụ là một thầy pháp người dân tộc thiểu số, sống ẩn dật một mình trên sườn núi, lúc đi nhặt cành khô về đốt củi thì thấy cụ đói rét ngất bên cạnh rặng tre.Về sau người ta thấy cụ có tư chất, lại hữu duyên mà bản thân thì không con cái nên truyền nghề cho cụ.

Vì báo đáp ơn nghĩa, cụ Thời Niên ở lại trên núi mãi đến khi người nọ già cả mất đi mới cầm theo di vật sư phụ trở về Láng Hạ.Người trong làng nói cụ nuôi âm binh, quanh nhà luôn có một đội quan lính ngày đêm canh gác, mỗi lần có ngươi đi ngang đều lạnh gáy, lướt qua vội vàng như bị mấy chục con mắt dõi theo, 12 giờ trưa hay là trời vừa sẩm tối sẽ thấy trong sân nhà cụ rậm rạp bóng đen, bọn trộm cắp trong làng nhà nào cũng đến thăm hỏi chỉ chừa nhà cụ.Lương Minh Nhi 5 tuổi từng gặp qua cụ Thời Niên, lúc đó nó còn bé hon hỏn ngồi trong lòng ông nội nhìn thấy cụ đi vào, sau lưng hai hàng quân lính không rõ mặt mũi, cầm giáo cầm mác lững thững đi theo.Nhưng làm cái nghề này vốn tổn hại âm đức, giống như cảnh sát dương gian giết tội phạm cũng tính là sát nghiệp.

Thì mấy ông thầy pháp quanh năm suốt tháng ăn lộc âm mà gặp phải mấy thằng cha vong phá quá không làm gì được..

làm sao giờ ? Nói không nghe, khuyên không được, chửi nó cáu..

đành diệt nó cho gọn.

Diệt xong, trên đầu gánh thêm 1 mạng.Ầu… bởi nó khó.


Cho nên mười ông thầy pháp có được mấy người truyền nghề cho con cháu, toàn là kiếm đệ tử bên ngoài hoặc cả đời cô độc.Vì họ biết trước cái nghiệp cả rồi, vừa lòng người dương mích lòng người âm, còn để yên thì nó quậy, vậy nên người ta thường thấy thầy pháp lừa lọc thiên hạ kiếm ăn dễ thế mà sao nghèo rớt mồng..

tơi.Chắc ai cũng biết bát tự thuần âm, chưa nói đến việc có duyên tu luyện với minh sư hay không thì người bát tự thuần âm đi tới đâu ma quỷ thiếu điều vây quanh chặt như cối.Bầu không khí xung quanh người nọ luôn u ám và khó chịu khác thường, đến cả người trần mắt thịt trược khí tắc nghẽn cũng cảm nhận được lực lượng vô hình rợn tóc gáy khi chỉ mới nhìn hình chụp của người này.Ở trong phương pháp tu luyện của pháp sư, để đệ tử mau thích nghi và tăng kết nối với âm giới, vị sư phụ sẽ bảo đệ tử ở lại trong nghĩa trang và các bãi tha ma ít nhất mấy tháng liền.Làm như vậy khiến khí dương suy giảm, khí âm lên cao làm cho đệ tử nhạy âm, nhiều khi còn mở ra thần thông, đây cũng là cách làm của những con bạc, xới bói mượn may mắn từ âm.Cách này giúp tụ âm, miễn cưỡng cho là nguỵ bát tự thuần âm đối với người thường và pháp sư mới vào nghề, tất nhiên hàng giả chả bao giờ sánh được với hàng thật.

Người dương chơi đùa với âm khí sớm muộn gì cũng ‘mệnh huyền 1 đường’, bệnh hoạn tai hoạ ập tới.Thời bấy giờ dân nghèo nạn đói, bãi tha ma nhiều vô số chẳng cần tìm, nhưng người xưa tu luyện chính thống tại trên núi cao rừng thiêng nước độc, nơi đấy tà ma còn dữ hơn nghĩa địa nhiều.Công phu luyện đầu tiên không phải vẽ bùa, gọi âm linh mà là cường thân kiện tráng, luyện tinh khí thần minh mẫn để giữ cho mình không bị tà ma mê hoặc, hoá giải nghiệp lực khiến cho không bị phản phệ quá mức.

Giống như mầm non lấy hạt giống làm gốc, chứ có lớn lao xum xuê đến mấy mà bộ rễ khô cằn thì một mồi lửa đi tong.Nhiều điều rắc rối như thế, xong, lúc tu được rồi ra hành nghề mà non tay quá lại sợ gặp vong dữ cắn trả.Cho nên cụ Thời Niên không băn khoăn mấy, quyết không truyền nghề cho thằng con trai duy nhất, càng chả thèm nhận đệ tử.

Đời cụ số phận đẩy đưa đã đủ rồi, kéo theo đời con cháu chi mà rắc rối, có phải lợi lộc gì đâu.Vừa đến cổng nhà cụ, vợ chồng lão Lương đã nhanh nhảu chào hỏi cụ bà đang quét lá đa rồi mới hỏi thăm cụ ông.


Cụ bà nhận ra người quen, cười nói : “Thằng Hương đấy à, ông đang ngồi trong nhà đấy, cháu vào đi.”Hai người lễ phép vâng dạ, đi vào phòng khách, thấy cụ ông mặt mày khổ ải râu tóc bạc phơ, nét mặt bình thản nhưng lại ánh lên vẻ ưu sầu cô độc, cụ mặc chiếc áo vải màu tro bạc phếch, chân đi dép rơm, chậm rì rì nhâm nhi chén trà đắng.Vợ chồng lão Lương nói : “Chào bác Thời ạ.”Cụ Thời nghe tiếng nhìn qua, cặp mắt đen láy sáng trong khẽ nhíu, nói : “Vợ chồng thằng Hương tới thăm bác à.

Tối nay không có việc gì, thằng quỷ ấy đi rồi.”Lão Lương nghe liền hiểu, cụ Thời Niên ở trong nhà mình cũng biết được chuyện người khác, cụ có âm binh mà, còn có cả thần thông nhìn một cái đã tường tận cả cục gạch xây nhà người ta là gạch nung hay đá đúc.“Nghe bác bảo thế thì cháu yên tâm, nhưng đất nhà cháu nghịch quá thôi thì bác đến làm lễ trấn trạch hộ cháu.” Lão Lương thở phào nhẹ nhõm.“Không được rồi, lát nữa bác phải đi sang Thiều An chưa biết bao giờ mới về, đợi bác về hẳn cũng phải sang tháng, hay là bác vẽ cho ít bùa mấy đứa cầm về dán lên cửa trước đi.” Cụ Thời lắc đầu, sau đó vào trong phòng cầm ra một xấp giấy vàng còn vương mực chu sa đưa cho bọn họ.Hai vợ chồng vội lấy nón lá cũ mèm đựng mấy lá bùa mỏng tang vào trong đó, rốt rít cảm ơn cụ rồi kính biếu ít tiền, lại hẹn sang tháng mời cụ đến nhà.Cụ Thời làm nghề này cho bao nhiêu cũng nhận chả bao giờ làm giá, tất cả đều tuỳ tâm.

Tiền lễ xong xuôi cụ hưởng một phần, phần mua vàng mã gạo muối cúng linh, còn lại cất giữ bao giờ gặp trẻ con trong xóm thì mua cho chúng nó ít bánh lương khô hay là cùi dứa mà gặm.Trước lúc vợ chồng lão Lương ra về, cụ Thời ngoắc hai đứa lại, nói nhỏ : “Bác bảo này, nhà chúng mày sinh được cô con gái quý hoá quá, nghe bác, thường xuyên cho nó ăn lộc chùa mới tốt, rồi tránh lại gần chỗ sông nước.”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận