Kỳ Chấn Đông rửa mặt xong thì cầm một chai rượu Ngũ ương vào bếp.
Kỳ Lâm đang hi hi ha ha giúp mẹ bê đồ ăn.
Trong nhà vẫn theo lệ cũ, cuối tuần hai anh em Kỳ Chấn Đông và Kỳ Lâm về nhà thì làm một bữa thịnh soạn.
Hôm nay có món sườn heo hầm đậu phộng, còn lại là các món rau củ theo mùa.
Đương nhiên cũng không thể thiếu món dưa chua nhà làm.
Món ăn tuy đơn giản nhưng dưới bàn tay khéo léo của mẹ thì có đủ cả sắc, hương vị, khiến ai nhìn thấy cũng thèm thuồng.
“Mẹ, con về rồi”.
“Ngồi xuống ăn cơm đi, mẹ nấu sắp xong rồi”, mẹ Trần Huệ Phân cười vui vẻ nói với cậu con trai vừa trở về nhà.
Kỳ Chính Minh chặt xong đĩa vịt quay thì mang lên bàn ăn rồi ngồi xuống, nhìn thấy trên bàn chai Ngũ Lương thì trong mắt mang đầy vẻ nhớ nhung, cầm chai rượu lên thản nhiên hỏi: “Rượu Ngũ Lương ở đâu ra đây?”
“Hôm nay anh mua ạ, mua tận hai chai đấy bố”, Kỳ Lâm mang đồ ăn kèm với vịt quay bày lên bàn, ngồi bên cạnh bố báo cáo ngay.
“Khiến em lắm lời à, này, ăn đùi vịt đi”, Kỳ Chấn Đông trừng mắt nhìn em gái, thuận tay bỏ đùi vịt quay vào bát cô bé.
“Em không ăn, đùi cánh mới ngon”, Kỳ Lâm bỏ cái đùi vịt vào bát của bố, đưa tay cầm cái đùi cánh, chấm vào nước tương ngọt ngào rồi đưa lên miệng cắn một miếng.
“Lâm Lâm, đi lấy cho bố và anh con ly uống rượu tới đây”, bà nội vừa cười vừa nhắc cô cháu gái rồi cũng đến ngồi vào bàn.
Bà cụ nhìn cháu trai cười vui vẻ hỏi han: “Tiểu Đông, rượu này bao nhiêu tiền một chai đấy? Có đắt không?”
“Bà nội, cũng không đắt lắm, mười mấy tệ một chai thôi ạ.
Loại rượu này hương vị đặc biệt lắm, bà nếm thử xem nhé? Lâm Lâm, cầm thêm một cái ly ra đây”.
“Thử thì được nhưng sau này đừng mua nữa”, Kỳ Chính Minh nhìn hai bà cháu.
Thằng nhãi này, nói dối cũng không biết nói: “Đúng rồi, không phải con nói muốn đi lên huyện sao? Rượu ngô của Đại Long Khẩu cũng khá ngon, mua một thùng đem về nhé!”
“Vâng cũng ngon lắm, lần trước con đi Long Tuyền đã từng uống, rượu cao lương của Đại Long Khẩu còn ngon hơn.
Tháng sau con bắt đầu đi đào tạo, đến lúc đó, con sẽ nhờ đồng nghiệp ở công ty thuốc lá là người ở đó đến kho của xưởng sản xuất rượu mua chai rượu xịn ủ mười năm”.
Thường ngày, bố của Kỳ Chấn Đông rất thích làm một ly.
Là loại rượu ngũ cốc mua ở quán rượu nhỏ trong làng.
Giá của nó thì rẻ nhưng mùi vị thì chẳng ra làm sao, được cái là đảm bảo ủ từ ngũ cốc, không pha thêm tạp chất.
Mỗi năm bán thuốc lá xong có tiền thì Kỳ Chính Minh đều đến hàng rượu, mua loại vại rượu lớn năm mươi cân, rẻ hơn so với mua lẻ.
Sau khi mua về, ông ấy tự chia ra vào chum sành của nhà để giành uống dần.
Mỗi chum uống một ít, thay nhau sử dụng để thời gian ủ càng lâu thì rượu uống sẽ càng ngon.
Một nhà năm người xum họp, hoà thuận vui vẻ ăn xong bữa cơm tối.
Trong đó không thiếu tiết mục Kỳ Lâm đắc ý nói cho bà nội biết, anh trai của cô giành được giải thưởng lớn trị giá năm ngàn tệ nhưng tiêu pha phung phí ở chợ nông sản khiến Kỳ Chấn Đông lại bị phê bình một trận, kêu anh có chút tiền không biết tiết kiệm.
Sau khi ăn cơm xong thì ngoài trời cũng đã tối.
Bà nội và mẹ ở trong phòng bận rộn chuẩn bị đồ lễ để ngày mai đi tảo mộ, chủ yếu là tiền giấy, đồ đánh dấu mộ, hương và vài đồ làm lễ.
Kỳ Lâm tự giác lên lầu đọc sách, làm bài tập.
Học sinh cấp ba thì luôn đọc không hết sách, làm không hết bài tập.
Kỳ Chính Minh đem điếu cày ra sân ngồi hút thuốc lào.
Kỳ Chấn Đông thu dọn tiếp mấy thứ anh đem về nhà.
Thật ra cũng không có gì đặc biệt, rau khô, thịt khô và trứng gà thì để hết vào trong bếp để khi bà nội ở nhà làm cơm có thể nhìn thấy.
Trong mùa vụ bận rộn, có một vài đồ thịt khô trong nhà thì cũng không cần ngày nào cũng ăn rau đắng với dưa muối cho xong bữa.
Vài đồ bổ thì đặt ở nhà chính.
Đây đều là đồ mà lão Kỳ đặt ở không gian chung.
Kỳ Chấn Đông cũng không khách sáo, dùng một chiếc túi lớn lấy ra.
Bột củ sen, bột yến mạch, kẹo sữa, sữa bột bổ xung canxi, sữa Deluxe.
Nhãn mác bên ngoài bao bì đều được lão Kỳ xử lý rồi, gã cũng có tâm thật đấy.
Rất nhiều thứ, mất đi rồi mới biết trân trọng.
Đối với lão Kỳ mà nói, nỗi đau đớn của con cái muốn phụng dưỡng bố mẹ mà bố mẹ đã không còn nữa chính là một nỗi đau khắc cốt ghi tâm.
Trên “lịch sử” của lão Kỳ, gã cũng giống như đa số những người đi làm, không thể chống đỡ nổi sự cám dỗ của một căn nhà phúc lợi mới.
Để đủ điều kiện phân nhà phúc lợi, năm nay gã sẽ kết hôn với cô giáo dạy cấp hai tên Trần Tuyết Phi mà cô Ba giới thiệu cho.
Kết hôn, thuê nhà, mua nhà, trang trí nhà cửa, sinh con… hàng loạt những chuyện lớn trong đời, đặc biệt là đối với sinh viên đại học xuất thân từ nông thôn, phải đối mặt liên tiếp kéo đến trong hơn một năm.
Chi phí lớn trong thời gian ngắn khiến cho thu nhập của nhà họ Kỳ vốn dĩ đã thấp lại rơi vào tình trạng thâm hụt tài chính.
Gã từng nghĩ phải giúp gia đình giảm bớt gánh nặng.
Gã từng nghĩ phải để em gái thoát khỏi những quẫn bách giống như năm đó gã đi học.
Nhưng hiện thực lại hoàn toàn trái ngược, gia đình vì tận lực cho chuyện cá nhân của gã.
Bố mẹ và bà nội phải tiếp tục làm những công việc đồng áng nặng nhọc ở nhà, sau khi gã có con thì mẹ lại phải ra thành phố giúp họ trông đứa trẻ.
Tuy rằng, mỗi tháng gã sẽ gửi tiền tiêu cho em gái nhưng cô bé hiểu nỗi nhọc nhằn của gia đình mà không thể không từ bỏ cơ hội học một ngôi trường tốt mà chọn học miễn phí ở một trường đại học sư phạm.
Sau đó một năm, bố cũng qua đời vì bệnh tật do lao động quá sức, thêm năm năm sau, sự lo lắng và sầu não trong thời gian dài đã khiến bà nội bị trầm cảm.
Những điều này mãi mãi là nỗi đau trong lòng lão Kỳ.
Nói cho cùng, đây đều là câu chuyện của đồng tiền.
Tiền, nó không phải là cái thứ vạn năng nhưng không có tiền thì có hàng vạn chuyện không thể giải quyết.
Lão Kỳ chưa thể nói cho tiểu Kỳ biết điều đó.
Bây giờ, đối với tiểu Kỳ, tiền không phải là vấn đề thì mới không xảy ra những chuyện sau này.
Kỳ Chấn Đông mang một ít hoa quả, đồ ăn vặt và sữa cho Kỳ Lâm đang ngồi tập trung học, “Lâm Lâm, rảnh thì ăn chút quà vặt cho đỡ thèm”.
“Anh, có đồ ngon không lấy ra sớm, keo kiệt!”, Kỳ Lâm nhìn thấy anh trai ôm lên một đống đồ ăn vặt thì mừng rỡ nhào tới lục tìm đồ mình thích.
Thật ra, những đồ này đều là thứ cô bé thích ăn, nhưng trong chốc lát có nhiều như thế khiến cô bé sầu não không biết chọn thế nào.
Kỳ Chấn Đông mở hộp sữa cho em gái, cắm ống hút vào rồi đưa cho cô bé: “Ăn chậm thôi, xem sách một lúc thì xuống nhà đi loanh quanh một lát, đừng ngồi mãi ở trên lầu.
Anh đi nói chuyện với bố mẹ”.
Kỳ Lâm uống một ngụm sữa, rồi ngạc nhiên nhìn anh trai: “Anh này, loại sữa này uống ngon quá, ngon hơn sữa bột mà tiểu Nhiếp Tử ở ký túc xá mang đến.
Còn không anh, để bà nội với bố mẹ uống thử?”
“Còn, những thứ này đều mua ở trong siêu thị thành phố, sau này anh sẽ thường xuyên mua về.
Em ở trường cũng phải bổ xung dinh dưỡng, cứ định kỳ anh sẽ chuyển đồ bổ đến trường cho em.
Còn nữa, sau này chuyện ăn uống không cần tiết kiệm”, Kỳ Chấn Đông cố làm ra vẻ nghiêm trọng mà nhắc nhở em gái.
“Tiết kiệm gì đâu.
Ngày nào em cũng ăn rau ăn thịt, nhiều hơn lúc anh còn đi học, một tuần chỉ được ăn hai lần thịt đấy thôi”, Kỳ Lâm cũng không cho rằng đồ ăn mà cô ăn ở trường có gì không tốt, ít nhất là tốt hơn nhiều so với khi anh trai cô đi học.
Cô gái hiểu chuyện cảm thấy như vậy là vô cùng hài lòng rồi.
“Nói ít thôi.
Từ tuần sau trở đi, mỗi bữa bắt buộc ăn thêm một hai món thịt.
Nếu em ăn không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, không đỗ trường đại học danh tiếng thì sau này mới thấy hối hận.
Nhớ đấy, đừng tiết kiệm.
Bây giờ anh trai của em làm việc lương cao lắm, cho em thêm tiền tiêu”, Kỳ Chấn Đông nói xong thì vỗ vỗ vào vai em gái rồi đi xuống lầu.
Kỳ Lâm vẫn còn đang hút sữa trong miệng, thất thần nhìn theo bóng lưng anh trai về nhà còn mặc đồng phục công ty đang đi xuống dưới lầu, sống mũi bất giác chua xót.
Trong căn phòng dưới lầu, bà nội và mẹ đang dùng giấy vàng mã để làm những đồ cúng lễ.
Những đồ làm từ giấy này đều là thứ mà mọi người thường dùng để làm lễ, ở nông thôn thì thường tự làm cho tiết kiệm.
Mẹ đang nói chuyện với bà nội, nhìn thấy con trai đi đến thì vui vẻ cười nói: “Tiểu Đông, dọn đồ xong rồi hả?”
Bà nội nghiêng người, vừa khéo léo gấp tờ giấy, vừa nói: “Tiểu Đông, vừa nói chuyện với mẹ con.
Lần này, mẹ con đi vào thành phố gặp mặt cô gái đó xem có hợp với con không? Ngồi xuống đây nói chuyện với bà nội”.
-------------------.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...