* Là một tục ngữ của Trung Quốc.
Ý nghĩa của câu này là hãy tự cân nhắc trước khi làm việc gì đó.
Nếu khả năng của bạn có hạn thì đừng làm những việc vượt quá khả năng của mình.
Không có tài cán thì đừng nhận việc.
Tôn Cánh Thành buồn bã nhiều ngày.
Trong mắt Chu Ngư, đó là sự chán nản.
Suốt ngày anh cứ ủ rũ.
Buổi sáng cũng không chạy bộ nữa, nằm trên giường đến tám giờ mới dậy, ngồi trên mép giường năm phút rồi lại nằm dài trên sô pha năm phút, cuối cùng đến giờ ăn sáng mới đi đánh răng rửa mặt.
Đánh răng rửa mặt xong, ăn sáng xong, anh từ ghế ăn chuyển sang ghế piano, bắt đầu chơi đàn dưới ánh nắng ban mai.
Trước đây cây piano để ở góc phòng, nhưng mấy ngày này anh đã chuyển nó ra cửa ban công, nếu canh đúng giờ, khoảng chín giờ sẽ có khoảng mười phút ánh nắng chiếu vào.
Anh nói mười phút ánh nắng đó có thể an ủi anh.
Chu Ngư cũng không hỏi, để mặc anh tự làm theo ý mình.
Mấy ngày trước cô cũng bận rộn, học sinh thì đã nghỉ đông nhưng giáo viên vẫn phải học thêm mấy ngày nữa.
Chiều hôm qua mới kết thúc khóa học và được nghỉ hoàn toàn.
Buổi sáng ăn sáng xong, cô ngồi trên sô pha đọc sách chuyên ngành.
Kha Vũ vì phòng khám quá ồn ào nên đã đạp xe đến đây học bài.
Học được mười phút, cậu lại đạp xe đi thư viện.
Lý do là vì tiếng piano của Tôn Cánh Thành quá buồn, làm cậu cảm thấy nặng nề.
Chu Ngư cũng không thấy phiền, một người ngồi đó chơi đàn, một người ngồi đó đọc sách.
Mấy ngày nay anh không đi làm đúng giờ, mười giờ mới rề rà đi.
Cô cũng không dám hỏi liệu công ty anh có sắp phá sản không.
Ba tháng trước anh đã nói là sắp phá sản rồi.
Tiếng đàn dừng lại.
Tôn Cánh Thành ngồi thừ ra một lúc, sau đó xoay lại nhìn cô, “Em cũng không hỏi anh làm sao.”
Chu Ngư gấp sách lại, “Anh làm sao?”
“Anh phát hiện mình già rồi.”
“Hồi nhỏ mẹ anh cho anh uống tiên đan, có thể sống mãi không già sao?”
…
Tôn Cánh Thành lại xoay trở lại, đậy nắp đàn, chuẩn bị đi làm.
Chu Ngư thay đổi thái độ, nhẹ nhàng hỏi: “Anh phát hiện mình già khi nào?”
Tôn Cánh Thành quay lại, “Khi anh lên hot search vì cứu người.”
“Trước đó anh nghĩ mình bao nhiêu tuổi?”
“Hai mươi tám.”
…
Hai người nhìn nhau, mắt lớn trừng mắt nhỏ.
Một lúc sau, Chu Ngư an ủi anh, “Trên lý thuyết thì ba mươi tám tuổi vẫn là thanh niên, sáu mươi sáu tuổi mới tính là già.
Anh còn xa mới đến tuổi già.”
Tôn Cánh Thành không nói gì.
“Gần đây có phải anh bị áp lực không?” Chu Ngư gợi ý, “Anh có thể ra ngoài thư giãn một chút.”
Tôn Cánh Thành cúi đầu suy nghĩ một lúc, sau đó ngẩng lên, mắt đỏ hoe, rồi xoa mặt, “Thôi bỏ đi.”
…
“Gần đây em thấy anh tâm trạng không tốt, sợ làm phiền anh nên mới không hỏi.
Không phải em không quan tâm, mà là em nghĩ anh cần không gian riêng.” Chu Ngư nói.
“Cảm ơn em.” Tôn Cánh Thành đáp.
“Em chưa bao giờ nghĩ anh thất bại, vì em cũng không hiểu thế nào là thành công.
Đến giờ, em chưa từng gặp ai mà em nghĩ là thất bại, hoặc là thành công cả.
Em rất mơ hồ về khái niệm thành bại.”
“Nếu nói Jack Ma, Vương Kiện Lâm, Mã Hóa Đằng… những người này đại diện cho sự thành công, em cũng đồng ý với giá trị phổ biến này.
Nhưng nếu nói bảo vệ trường em, bà bán bánh rán ở đầu phố… rằng họ đại diện cho sự thất bại, thì em không thể đồng tình.”
“Giá trị với em chỉ có hai loại người, một là con người, hai là người có đóng góp cho nhân loại.
Em cũng không cho rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều duy nhất bình đẳng là mọi sinh mạng đều đang từng ngày tiến gần đến sự suy tàn và cái chết.”
“Hãy làm những gì anh cho là đúng.
Nếu so sánh về tài sản cá nhân và thành tựu sự nghiệp, thì năm đó em đã không thể lấy anh.” Chu Ngư nói rất nhiều.
Tôn Cánh Thành nhìn cô một lúc lâu, “Em đúng là một giáo viên.”
Chu Ngư lười không thèm đáp.
Tôn Cánh Thành từ ghế piano chuyển qua ngồi cạnh cô, “Khi dạy học sinh, chắc em dễ thương lắm, ít nhất là dễ thương hơn khi cãi nhau với anh, lúc nào cũng hầm hừ.”
“Anh cũng đủ điệu rồi đó.” Chu Ngư bất lực.
Vừa rồi cô còn tưởng anh sắp khóc.
“Chúng ta đình chiến, thành thật với nhau một lát.” Tôn Cánh Thành hỏi cô: “Hồi nhỏ em có ước mơ không?”
“Không.” Chu Ngư trả lời ngay.
Điển hình là được đằng chân lân đằng đầu.
“Hồi bảy tuổi, anh ước mơ trở thành bác sĩ.”
…
“Vì làm bác sĩ sẽ có rất nhiều trẻ con đến xin anh ống truyền dịch.” Tôn Cánh Thành giải thích, “Hồi nhỏ tụi con nít đều làm cầu đá, ống truyền dịch có lỗ có thể cắm lông gà.”
…
“Khi tám tuổi, anh ước mơ trở thành giáo viên dạy piano.”
…
“Như vậy khi anh chơi đàn, sẽ có rất nhiều con nít vây quanh anh, mọi người vui vẻ hát hò nhảy múa.
Hát không hay cũng không sao, nhảy lung tung cũng không sao.
Giống như khi cô giáo dạy nhạc chơi đàn, chúng ta đều vây quanh cô nhảy múa nhốn nháo.”
Chu Ngư tưởng tượng cảnh một đám con nít hát hò nhảy múa, nói với anh: “Trước khi vào cấp ba anh chơi đàn rất giỏi, nhưng sau đó thì bình thường.” Cô bổ sung, “Mẹ em nói anh không còn linh hoạt nữa, bắt đầu trở nên chậm chạp.”
“Hồi học cấp hai anh không chơi đàn nhiều nữa.”
“Tại sao?”
“Đột nhiên cảm thấy chán.
Không muốn tham gia cuộc thi cũng không muốn thi lên cấp.”
“Em biết anh từ nhỏ phải không? Hồi đó anh có tiếng lắm.” Vẻ mặt Tôn Cánh Thành đắc ý, nhìn cô, “Anh không có ấn tượng về em, chắc em quá bình thường, không lọt vào mắt anh.”
…
“Ừ, danh tiếng của hoàng tử bé piano vang xa.” Chu Ngư nói: “Em đã đọc trên báo, anh đại diện thành phố tham gia cuộc thi và sợ tè ra quần…”
“Ai sợ tè ra quần?!” Tôn Cánh Thành ngắt lời, “Anh nhịn tiểu quá lâu, lên sân khấu nhận giải bị ngã nên mới tiểu ra.”
“Ngã cái tè ra luôn?” Chu Ngư nhìn anh.
…
“Em đúng là chẳng ra làm sao.” Tôn Cánh Thành lười để ý đến cô, cuối cùng không chịu nổi phải nói: “Anh có nhiều chuyện đáng tự hào, sao em chỉ nhớ mỗi chuyện anh tè ra quần.
Em chưa từng tè dầm hay tè ra quần chắc?”
“Em chưa từng tè trên bục trao giải.”
“Anh đi làm, không nói nhảm với em nữa…” Tôn Cánh Thành vào phòng ngủ thay đồ, mặc áo khoác rồi ra ngoài, “Hôm trước anh đi xem bói.
Thầy bói nói anh đại khí vãn thành.”
“Ừ, trái chín muộn thì ngọt.” Chu Ngư tán thành.
…
Tôn Cánh Thành tưởng cô không có lời nào tử tế, đã chuẩn bị sẵn một đống lời phản kích… không ngờ cô lại đổi chiến thuật, làm anh không biết nói gì nữa.
“Ăn trứng đi.” Chu Ngư lột cho anh một quả trứng.
Tôn Cánh Thành vừa ăn trứng vừa xuống lầu, nghĩ về câu nói “trái chín muộn thì ngọt” của Chu Ngư, càng nghĩ càng thấy… có ý tứ? Không chỉ câu nói mà ngay cả quả trứng trong tay cũng có ý tứ nốt… Tại sao cô ấy lại đột nhiên cho mình một quả trứng? Cô ấy đang ám chỉ điều gì? Có phải là dùng vật để tỏ lòng? Vì một câu nói mà anh đã tự tưởng tượng ra cả một vở kịch… Cuối cùng kết luận: Mình phải đối xử với vợ tốt hơn.
…
Chu Ngư đưa anh quả trứng chỉ vì sáng nấu nhiều còn dư.
Mà cô thì không thích ăn trứng.
Trong nhà có một giỏ trứng, là do Phùng Dật Quần mang tới, còn mang theo hai con gà thả vườn, kêu cô đem đến phòng khám.
Phùng Dật Quần rất coi trọng tình cảm và lễ nghĩa, từ nhỏ đã dạy cô những điều này.
Tháng trước mẹ Tôn đã đưa cho Chu Ngư một bó củ mài, nói là nó khác với những thứ ngoài chợ, dặn cô mang về cho Phùng Dật Quần.
Phùng Dật Quần nhận xong không vội vàng đáp lễ, vì làm vậy sẽ quá rạch ròi.
Bà đợi hơn một tháng sau mới nhờ người mua hai giỏ trứng và gà thả vườn ở quê.
Người già rất coi trọng tình cảm, đó là sự tôn trọng và coi trọng của họ, dù bạn có tặng một cái bắp cải không đáng giá, họ vẫn cảm kích.
Giá trị của món quà không quan trọng, quan trọng là nó truyền tải và thể hiện tình cảm.
Điều thú vị hơn là những “tình cảm” này thường được truyền thông qua lớp trẻ, để giảm bớt gánh nặng và không làm đối phương cảm thấy bị áp lực.
Ví dụ: mẹ Tôn muốn tặng gì cho Phùng Dật Quần, Phùng Dật Quần muốn đáp lễ lại gì cho mẹ Tôn, những việc này đều do Chu Ngư và Tôn Cánh Thành đảm nhận vai trò lớp trẻ để hoàn thành.
Bậc cha mẹ không bao giờ ra mặt.
Từ lâu Phùng Dật Quần đã dạy cô rằng nếu có giúp đỡ một người, đừng nhắc đến chuyện đó trước mặt họ.
Đừng tạo ra áp lực tâm lý cho đối phương, làm họ cảm thấy nợ nần.
Nghĩ về Phùng Dật Quần, Chu Ngư đóng sách lại, không có tâm trạng đọc nữa.
Tuần trước đến nhà giúp tháo rèm và dọn dẹp, Phùng Dật Quần lại gián tiếp hỏi về chuyện của cô và Tôn Cánh Thành, cô vẫn trả lời như cũ: “Bọn con rất tốt.”
Phùng Dật Quần lúc đó không phản ứng, đến chiều khi cô sắp về, mới nói: “Không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghề gốm.”
Câu này với hai mẹ con cô là rất nặng nề.
Ý nghĩa trong lời nói đều rõ ràng.
Phùng Dật Quần không nói lời nặng nề, nhưng một khi nói, là trúng đích.
Cuộc sống không tốt, là do con vô dụng!
Năm đó Phùng Dật Quần có thể tự mình đến nhà Tôn Cánh Thành để mai mối, lý do chính là vì bà biết Chu Ngư có tình cảm với Tôn Cánh Thành.
Hiểu con không ai bằng mẹ, từ khi Tôn Cánh Thành thi đại học lại lần nữa bà đã nhận ra.
Dù họ chưa từng có giao tiếp.
Bà không khó hiểu tại sao con gái mình lại thích Tôn Cánh Thành.
Bà cũng thích những đứa trẻ như anh, bao gồm cả các giáo viên ở trường.
Năm đó bà không để ý vì nghĩ rằng họ không thể thành đôi.
Và còn nhiều việc quan trọng hơn cần phải làm.
Đến khi Chu Ngư tốt nghiệp đại học, bà tình cờ gặp Tôn Cánh Thành trên phố, nghe nói anh đang dạy học ở Quý Châu, bà bắt đầu quan sát.
Trong lòng, Phùng Dật Quần không hài lòng với Tôn Cánh Thành, tính cách như vậy làm con trai thì được, làm con rể thì không.
Thế giới của anh quá phong phú, cũng rất được con gái yêu thích, mà anh ở nhà cũng được cưng chiều, từ nhỏ đến lớn đều thuận lợi, môi trường trưởng thành quyết định anh không thể là một người chồng chu đáo.
Hơn nữa, anh đã quen với sự tự do, rất khó uốn nắn được.
Từ lần thử thách đầu tiên, bà đã có cái nhìn về anh.
Dù Tôn Cánh Thành có nhiều điều không tốt, nhưng anh đơn giản, không mưu mô, không phức tạp trong quan hệ nam nữ, quan trọng là biết rõ nguồn gốc.
Có câu nói: Ba tuổi nhìn lớn, bảy tuổi nhìn già.
Tính cách của một người có thể thấy từ khi còn nhỏ.
Huống chi bà đã làm chủ nhiệm lớp anh ba năm cấp hai.
Hơn nữa ba mẹ Tôn Cánh Thành có tiếng tốt, là một đôi vợ chồng mẫu mực, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng sẽ dễ dàng hơn.
Điều quan trọng hơn là bà thấy con gái mình quá trầm, cuộc sống dài đằng đẵng, nếu người bạn đời có tính cách trái ngược hoàn toàn, có lẽ cuộc sống sẽ không quá đơn điệu và khó khăn.
Tuy nhiên, việc có sống hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và tạo hóa của từng người.
Bà hiểu rõ tính cách của Chu Ngư, rất kiêu ngạo và tự trọng, dù sướng hay khổ cũng không bao giờ nói ra.
Vì vậy, trước khi tự mình đi làm mai, bà đã phân tích hết mọi lợi và hại cho cô.
Nếu hai người thuận lợi kết hôn, kết quả tồi tệ nhất có thể sẽ là do tính cách không hợp nên ly hôn, hoặc là Tôn Cánh Thành không chung thủy mà ly hôn.
Nghe xong, Chu Ngư vẫn bình tĩnh đáp: “Cứ thử quen nhau trước đã.”
Sau đó, họ dần dần tiến tới hôn nhân.
Trước khi họ quen nhau, hai mẹ con cô còn giận nhau một trận.
Chu Ngư biết Phùng Dật Quần tự mình đi làm mai, cảm thấy mất mặt, nằm lì trên giường cả ngày.
Phùng Dật Quần không để ý đến cô, để cô tự giải quyết.
Đến hôm sau, Tôn Cánh Thành nhắn tin cho cô: “Anh là Tôn Cánh Thành.
Chúng ta ra ngoài ăn lẩu tôm đi.
Anh biết có một quán rất ngon.” Chu Ngư mới ngồi dậy, rửa mặt rồi đi gặp anh.
Mọi chuyện sau đó diễn ra suôn sẻ.
Phùng Dật Quần tự mình làm mai, một là vì không tìm được người mai mối phù hợp, mai mối thành hay không người mai mối rất quan trọng; hai là bà thấy chuyện này cũng không có gì to tát.
Bà không quan tâm đ ến quá trình, chỉ quan tâm đ ến kết quả.
Sau khi kết hôn, cuộc sống của họ khá ổn, Tôn Cánh Thành miệng ngọt, lúc nào cũng gọi “mẹ ơi”, “bà ơi”, thường xuyên qua nhà chơi, mỗi tuần ít nhất hai lần.
Thậm chí còn hiếu thảo hơn cả con gái của bà.
Nhưng sau đó, Tôn Cánh Thành không còn thường xuyên đến nữa, mỗi lần Phùng Dật Quần liên lạc với Chu Ngư, bà đều nhận ra sự thay đổi nhỏ ở cô.
Bà bắt đầu gợi ý: “Sống với nhau thì đừng cứng nhắc.
Lúc cần mềm mỏng thì phải mềm mỏng, lúc cần dùng mưu mẹo thì phải dùng mưu mẹo, sống tốt mới là bản lĩnh.”
Chu Ngư vẫn đang suy nghĩ về câu nói không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghê gốm, nhận được tin nhắn của Phùng Dật Quần, nói là phòng tắm công cộng không cho bà vào nữa, có người đi cùng cũng không được.
Chu Ngư suy nghĩ một lúc rồi nhắn tin cho Tôn Cánh Thành: “Chiều nay tan làm anh đón bà về tắm nhé.
Nhà tập thể không có bồn tắm.
Phòng tắm công cộng chê bà già quá, không cho vào.”
Tôn Cánh Thành trả lời: “Ok vợ yêu.”
…
Chu Ngư theo phản xạ trả lời: “Anh có bệnh hả?” nhưng ngay lập tức rút lại tin nhắn.
… lúc này không nên nói vậy.
Tôn Cánh Thành gửi một biểu cảm: “Em rút lại điều gì không thể để người khác thấy vậy?”
Chu Ngư nhắc nhở: “Đừng quên nhé.”
Một lúc sau, Tôn Cánh Thành lại nhắn: “Sao sáng sớm trước khi đi em lại cho anh ăn trứng?”
Chu Ngư suy nghĩ một chút, cũng không thể nói thật là sợ lãng phí, bèn đáp: “Bổ.”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...