Tháng chạp, là thời gian để mọi người chuẩn bị đón tết nguyên đán, Lợn bước sang tuổi mười hai, cùng với đó chính là kỳ nguyệt sự đầu tiên trong đời.
Kỳ nguyệt sự đầu tiên đến với Lợn một cách bất ngờ và không báo trước, khi thấy dưới chỗ đũng quần của mình dính vết máu đỏ, Lợn hoang mang tột độ, Lợn chưa hề có kinh nghiệm gì trong việc này nên chẳng biết phải làm gì tiếp theo cả.
Tối hôm đó, Lợn thay ba cái quần, cả ba cái đều bị dính máu, Lợn còn nghĩ mình bị mắc phải căn bệnh hiểm nghèo gì rồi, Lợn chạy ra ngoài sàn nước khóc cả đêm, sáng thức dậy thấy đôi mắt của Lợn sưng bụp, bu Thắm lo lắng hỏi Lợn bị cái gì. Lợn mếu máo khai thật cho bu Thắm nghe, nghe xong bu Thắm chẳng những không lo lắng cho Lợn mà còn bật cười.
Bu thích thì bu cười đi, mai mốt Lợn mất đi rồi thì bu tha hồ mà khóc bù. Lợn ấm ức không thôi, bu Thắm ôn tồn giải thích cho Lợn hiểu, Lợn không có bệnh, hiện tượng máu chảy ra khỏi cơ thể đó được gọi là nguyệt sự, một tháng xuất hiện một lần, một lần thì chỉ kéo dài từ ba đến bốn ngày thôi, con gái mới lớn ai cũng phải có, nhanh thì mười một mười hai, chậm thì mười ba mười bốn, hồi đó bu Thắm của Lợn tới mười lăm mới có nguyệt sự lần đầu.
Lợn mới mười hai đã có rồi, thì chứng tỏ cơ thể Lợn phát triển nhanh, như vậy cũng coi là tốt chứ không phải bệnh tật chi hết, nghe bu giải thích thì Lợn cũng hiểu đôi chút về nguyệt sự rồi, biết mình không mắc bệnh gì thì Lợn nhẹ nhõm không thôi. Nhưng mà cứ chảy như thế này thì sinh hoạt cũng bất tiện gớm.
Bu Thắm bảo Lợn lấy một bộ quần áo cũ của mình, rồi bu cắt vải trong đó ra, lấy hai mảnh vải vừa cắt xong rồi may chập lại thành một cái quần nhỏ, đoạn bu Thắm sai Cu Tí đi tìm vỏ dừa khô cho bà, Cu Tí nhanh nhảu chạy lên bếp xin chị Mận của nó rồi hấp tấp chạy về. Cậu Hai thấy hành động của nó đáng nghi thì chụp cái chân nó lại, dò hỏi.
- Mày đi đâu lên đây?.
- Dạ bẩm cậu, con lên đây xin ít vỏ dừa khô thôi ạ.
- Để làm gì?
- Dạ, bu sai thì con xin chứ đâu biết để làm gì đâu ạ.
- Lợn đâu rồi?.
- Anh Lợn của con ở nhà ạ.
- Sao hôm nay Lợn không lên hầu cậu.
- Anh Lợn của con bị ốm ạ.
Cu Tí thật thà trả lời, cậu Hai nghe tin Lợn bị ốm thì thất kinh, vội vội vàng vàng đi cùng Cu Tí theo hướng ra vườn trúc, Cu Tí muốn cản cậu lại cũng không kịp, cái chân cậu dài cậu bước một bước bằng nó sải bốn năm bước, chớp mắt cậu đã có mặt ở trước túp lều xập xệ.
Lợn nghe giọng cậu Hai văng vẳng ở ngoài thì hoảng hốt, lấy chăn quấn thân dưới lại như mặc váy rồi ngồi yên lên giường bệnh của bu Thắm, cậu Hai bước vào, bu Thắm và Lợn cung kính chào cậu, cậu cũng gật đầu rồi hỏi thăm tình trạng bệnh tình của Lợn.
Lợn e dè bảo.
- Dạ con không sao, nghỉ ngơi một ngày là khoẻ thôi.
- Thế à?.
- Dạ, vâng.
Trước mặt bu Thắm và Cu Tí thì Lợn với cậu Hai phải đổi cách xưng hô như bình thường, cậu Hai nghi hoặc nhìn Lợn, rồi nhìn sang Bu Thắm, Cu Tí.
- Sự thật chỉ có vậy?.
Bị truy hỏi gắt gao, cả nhà ba người thằng Lợn vừa gật đầu lia lịa vừa chảy mồ hôi hột, thứ cậu Hai chú ý duy nhất chính là thằng Lợn, rõ hâm, trời đang nóng nực mà còn quấn cái chăn như vậy, khéo lại thành Lợn nướng. Đoạn, cậu Hai tính tuột cái chăn trên người thằng Lợn xuống thì bị bu Thắm ngăn lại, Lợn lắc đầu ra hiệu, bảo cậu về đi, chiều gặp nhau ở thư phòng của cậu sau.
- Thôi, để mai đi, chứ mày đang bệnh như vậy đi lên đi xuống kẻo trở nặng hơn.
- Dạ…
Nói rồi, cậu Hai quay lưng rời đi. Không để lộ bất kỳ sơ hở nào để gia đình Lợn nghi ngờ, cậu Hai đi rồi, bu Thắm mới bảo Lợn xé phần xơ dừa ra, ngâm nước sạch cho mềm, rồi rửa kĩ lại phơi khô, khi xơ dừa đã khô, bu mới nhét vào một cái túi vải có chiều dài và chiều ngang bằng với đường kín của cái quần nhỏ, bu dặn Lợn vào mấy ngày có nguyệt sự phải mặc quần nhỏ và lót thêm túi này.
Bu dạy, Lợn nghe theo. Mấy ngày này, Lợn cũng đi nhẹ nói khẽ chứ không dám leo trèo hay hắt xì to tiếng nữa, có điều, ngày thứ hai thì bụng đau quằn quại, Lợn bị hành lên bờ xuống ruộng, mặt xanh đét như tàu lá chuối, mà cậu Hai cũng bị hành theo luôn, nhìn Lợn mỏi mệt xanh xao cậu lo sốt vó.
Cậu Hai tưởng Lợn bị đau dạ dày thông thường nên tận tay xuống bếp pha trà gừng cho Lợn, cậu bảo Lợn một hai phải nằm ngoan ngoãn trên giường cậu không được đi đâu, dám bước xuống giường nửa bước là cậu đánh gãy cái chân của nó rồi hầm đu đủ.
Cậu hâm doạ, Lợn sợ, Lợn răm rắp nghe lời cậu Hai, không dám làm trái ý. Đoạn cậu đem vào một tách trà gừng với tô bánh đúc, lần nào cậu cũng cửa nẻo cẩn thận để bảo vệ không gian riêng tư của hai người. Lợn nhìn bộ dáng cậu Hai kiên nhẫn thổi nguội trà cho mình, đột nhiên cảm thấy mình bị đau như vậy cũng đáng.
Khi thấy Lợn uống hết tách trà gừng rồi thì cậu mới yên tâm, Lợn vì mệt mỏi mà ngủ thiếp đi, cậu Hai cẩn thận giúp Lợn đắp chăn, ngồi kế bên đọc sách, khi Lợn mở mắt thức dậy thì bụng hết đau rồi, bù lại là đói bụng, cậu Hai hiểu ý, bởi nên mới có tô bánh đúc kế bên.
Cậu Hai đòi đút cho Lợn ăn, lệnh cậu là to nhất, Lợn nào dám cãi, ăn sạch tô bánh đúc, Lợn ngả mình vào người cậu, nũng na nũng nịu.
- Bụng em còn đau quá cậu ạ.
- Nguy thật, giờ phải làm như nào mới hết đau em nhỉ?.
- Dạ, chỉ cần cậu Hai giúp em xoa bụng ý, xoa cái là hết đau liền luôn.
- Chỉ vậy thôi ư?
- Dạ, chỉ cần vậy thôi, mà tay là tay của cậu Hai xoa thì em mới hết đau, tay của người khác là em đau hơn ý.
- Nỡm à.
Cậu Hai biết tỏng thằng Lợn đang giả đò mà cậu cũng chiều ý nó mới ghê chứ, cậu đưa tay xuống dưới xoa bụng giúp Lợn, hỏi Lợn đỡ đau chưa, Lợn đáp, bây giờ tới tim Lợn đau rồi, cậu Hai nghe xong không nhịn được cười, búng vào tráng Lợn một cái. Cái miệng thằng Lợn này, rõ điêu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...